Thursday, December 19, 2013

QUYỀN LỰC NHÂN DÂN - MỘT VŨ KHÍ HỮU HIỆU.

Thứ Năm, ngày 19.12.2013    
Cách nay tròn 3 năm cuộc cách mạng mang tên "Mùa Xuân Ả-Rập" nổ ra, đã làm sụp đổ hàng loạt những chế độ độc tài tại Trung Đông và Bắc Phi. Vậy thì yếu tố nào đã dẫn đến thành công lật đổ các chế độ độc tài? Trong tiết mục Người Dân Tự Quyết hôm nay, mời quý thính giả đón nghe bài viết QUYỀN LỰC NHÂN DÂN - MỘT VŨ KHÍ HỮU HIỆU của Lý Trần Công qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Ngày 18 tháng 12 năm nay đánh dấu vừa tròn 3 năm cuộc cách mạng mùa xuân
Ả - Rập tại các quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông lật đổ các chế độ độc tài.
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 18 tháng 12 năm 2010 với một cuộc nổi dậy biến thành một cuộc cách mạng tại Tunisia, sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi để phản đối tham nhũng và việc anh ta bị cảnh sát ngược đãi. Do những khó khăn về kinh tế, bất mãn về chính trị, và cuối cùng cuộc biểu tình Tunisia thành công đã châm ngòi cho một chuỗi các cuộc biểu tình khác trong khu vực như tại Algeria, Jordan, Ai Cập và Yemen..v.v...Mùa Xuân Ả - Rập cũng còn được gọi với một tên khác là " Ngày Thịnh Nộ" của nhân dân.
" Ngày Thịnh Nộ" của nhân dân cũng có thể hiểu là ngày người dân " Thế Thiên Hành Đạo" diệt trừ cái ác, cái xấu của một chế độ phi nhân.
Trong thời kỳ lịch sử cận đại, nhân loại đã từng chứng kiến những cuộc cách mạng làm thay đổi dòng chảy lịch sử, như cuộc Cách Mạng Pháp quốc năm 1789 nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và thay bằng một thể chế Cộng Hòa. Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, đã diễn ra cuộc cách mạng Nga năm 1917, thiết lập một chể độ chuyên chế cộng sản tàn độc nhất trong lịch sử mà con người từng biết đến. Suốt chiều dài lịch sử đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản, 100 triệu người ở những nước bị cộng sản cai trị đã phải chết. Nhưng cho dù có tàn bạo gấp ngàn lần hơn đi nữa, thì rồi chủ nghĩa cộng sản cũng đã phải cáo chung vào năm 1991, ngay tại cái nôi của nó là nước Nga, sau khi lần lượt các quốc gia công sản Đông Âu đã sụp đổ trước đó. Những cuộc cách mạng nhung ở Đông Âu và Liên Xô thời điểm đó, đã không thể trực tiếp tác động đến sự sụp đổ của những nước cộng sản còn sót lại là: Trung cộng, Bắc Hàn, Lào, Cuba và Việt cộng, nhưng ít nhiều đã làm cho tầng lớp lãnh đạo cộng sản ở các quốc gia trên, biến tướng đường lối chính trị theo cách phải bước một chân vào luồng ánh sáng dân chủ toàn cầu, nếu không muốn bị cô lập với thế giới. Cơ hội để dân tộc thoát khỏi ách gông cùm của cộng sản lẳng lặng trôi qua. Gần 20 năm sau những cuộc cách mạng "Ngày Thịnh Nộ" của nhân dân Bắc Phi và Trung Đông diễn ra, một lần nữa nhen nhóm niềm hy vọng đất nước sẽ sớm nối gót người dân Ả- Rập để giải thoát cho mình khỏi cái thây ma của chủ nghĩa cộng sản, nhưng vận nước vẫn chưa đến và thời cơ vẫn chưa đủ chín mùi. Móng vuốt của loài quỷ đỏ cộng sản vẫn không ngừng mọc dài để bấu chặt vào cơ thể mẹ Việt Nam và hút máu đồng bào không ngừng nghỉ. Những người dấn thân cho tự do, dân chủ của đất nước luôn tự hỏi bao giờ thì cách mạng xẩy ra? Còn các tầng lớp nhân dân dù không dám hoặc không muốn nói ra vì một lý do nào đó, nhưng thật ra trong lòng họ cũng có một mong muốn ít nhất là đất nước này phải có sự thay đổi.
Sau 38 năm bị cai trị dưới ách cộng sản, người dân sống trong lầm than tăm tối, làm thân nô nệ cho chính đồng chủng của mình. Giã tâm bán nước cầu vinh của Việt cộng đã rõ hơn bao giờ hết, khi giờ đây người Tàu đã tràn ngập khắp nẻo đường quê hương. Xã hội băng hoại, đạo dức suy đồi. lãnh đạo cộng sản từ quan địa phương đến quan trung ương thì dốt nát, bè phái, cửa quyền, hách dịch, nhưng hết lòng tham nhũng, cướp bóc của dân lành. Bức tranh thê thảm về nhân quyền Việt Nam được vẽ lên, với những bước chấn nhỏ bé của những đoàn người dân oan khiếu kiện đòi công lý, khi đất đai nhà cửa của họ bị chính quyền cướp đoạt một cách trắng trợn. Những cuộc đình công của giới công nhân liên tiếp xảy ra, khi giới chủ đồng lõa với chính quyền bóc lột sức lao động, quỵt tiền lương, tiền thưởng của họ. Giới tiểu thương thì bị cướp chỗ buôn bán, phải đút lót cho quan chức thuế vụ để được yên ổn làm ăn. Còn giới doanh thương thì cũng phải đối phó tệ nạn tham nhũng từ chính quyền, và những nhóm lợi ích của đảng đang cùng tranh giành lợi nhuận đang ngày càng ít ỏi của họ. Sinh viên, học sinh rường cột và tương lai của quốc gia, tốn hao giấy mực, đèn sách của cha mẹ, nhưng bị nhồi nhét những mớ lý thuyết hoang tưởng quái thai về chủ nghĩa cộng sản, còn những giáo huấn về đạo đức làm người và kỹ năng nghề nghiệp cho cuộc sống tương lai thì cộng sản không biết cách dạy, dẫn đến việc là khi họ bước vào đời cho dù là 3,4 bằng đại học đi chăng nữa, thì cũng vẫn thất nghiếp vì không biết cách làm việc. Trong khi đó thì con ông cháu cha của các quan chức, được ngồi vào làm việc ở những vị trí then chốt, nhiều bổng lộc nhưng chẳng cần học hành mà chỉ cần mua bằng cấp là đủ. Một thành phần nữa là giới sỹ phu, những người nặng tình với non sông và tiền đồ của dân tộc, họ không sợ bạo quyền cộng sản, mạnh dạn lên tiếng về hiện tình đất nước thiếu tự do dân chủ thì bị đàn áp thẳng tay và chịu cảnh sự tù đày.
Nhìn lại cách mạng Mùa Xuân Ả-Rập cách đây ba năm, thì trước khi cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài diễn ra, bối cảnh chính trị và hiện tình xã hội cũng có những điểm tương đồng với tình hình Việt Nam hiện nay.Vậy thì người dân Việt Nam cần phải làm gì? Đó là người dân cần phải tự quyết định số phận của mình, bằng cách là sử dụng "QUYỀN LỰC NHÂN DÂN" mà mình đang có trong tay.
Chế độ cộng sản Việt Nam dù có tài giỏi trong việc tàn bạo như thế nào đi chăng nữa, cũng vẫn phải sống nhờ vào tiền thuế của người dân để nuôi guồng máy của chúng. Vậy thì người dân ngưng đóng thuế để làm suy yếu guồng máy đàn áp.Tiếp đến là bất tuân dân sự không thực hiện những điều luật mà công sản quy định nhất là trong lĩnh vực tài chính. Và sau cùng là phải đoàn kết bảo vệ nhau trước những hành xử bạo lực của công an, mật vụ. Chỉ khi nào những điều trên được kiên trì thực thi đồng bộ, thì đến lúc đó "Ngày Thịnh Nộ của Nhân Dân" sẽ diễn ra.
Lý Trần Công.
19/12/2013.

No comments:

Post a Comment