Tuesday, October 6, 2020

Dự Chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ với châu Á Thái Bình Dương và TQ

Bình Luận

Kính thưa quý thính giả, tương lai của CSTQ và Tập Cận Bình vô cùng ảm đạm bất kể chính đảng nào dành phần thắng sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 tại Hoa Kỳ.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Chu Chỉ NamVũ Văn Lâm với tựa đề: Dự Chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ với châu Á Thái Bình Dương và TQ” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Thực ra chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ ở vùng châu Á Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương là nhằm vào Trung cộng hay nói một cách khác đi là chiến lược của Hoa Kỳ nhằm vào Trung cộng nằm trong chiến lược châu Á Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương.

Chúng ta hãy xem xét chiến lược này như thế nào?

Có phải nó mới bắt đầu với Donald Trump hay nó đã bắt đầu trước đó?

Thực ra thì chiến lược đối với Trung cộng đã bắt đầu từ năm 2001, với thời Tổng thống Georges Bush (con). Nhưng chương trình kế hoạch nhằm tấn công Trung cộng trên mọi phương diện, nhất là về kinh tế, chính trị, ngoại giao; kế hoạch này bị hoãn lại vì vụ tấn không khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, đi đến chiến tranh A Phú Hãn, rồi chiến tranh Irak, suốt trong 2 nhiệm kỳ của Tổng Thống Bush.

Bước sang 2 nhiệm kỳ của Barak Obama, nhiệm kỳ đầu thì Obama phải đương đầu với khủng hoảng kinh tế (2008-2009); nhiệm kỳ hai, Obama đã chuyển trục sang châu Á Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương.

Bằng chứng rõ ràng là vì khủng hoảng kinh tế, Obama đã phải giảm tất cả ngân sách trong đó có cả ngân sách quốc phòng; tuy nhiên, ngân sách quốc phòng dành cho châu Á Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương lại tăng; ông đã bố trí 60% hải quân qua châu Á, đặt radar ở Nam Hàn và Nhật bản, để quan sát Trung cộng, mặc dầu có sự phản đối, lập Hiệp Ước Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có Trung cộng, để cô lập nước này.

Tuy nhiên, phải nói rằng chính sách chuyển trục và chống Trung cộng với Donald Trump rõ ràng và mạnh mẽ hơn.

Nó bắt đầu bằng chiến tranh thương mại, đánh thuế vào những hàng nhập cảng từ Trung cộng vào năm 2017.

Nhưng không ngừng ở chiến tranh thương mại, mà bước sang chiến tranh khoa học và kỹ thuật, rồi chiến tranh ý thức hệ.

Hoa kỳ và Trung cộng ngày hôm nay là đang trong tình trạng Chiến Tranh Lạnh. Nhưng Chiến Tranh Lạnh kỳ này phức tạp hơn nhiều so với Chiến Tranh Lạnh thời Liên sô trước đó.

Người ta có thể nói chiến lược ngoại giao đương đầu với Trung cộng của Donald Trump bắt đầu rõ ràng nhất là sự ra đời của “Bản chiến lược tiếp cận với Cộng Hòa Nhân Dân Trung cộng” được ra đời vào ngày 22/05/2020, dày 16 trang, được Tổng Thống Trump ký vào ngày 19/05/2020, và được đưa sang Quốc Hội liền sau đó.

Từ đó đến nay, cuộc đối đầu Mỹ-Trung không ngừng leo thang.

Vụ đối đầu này leo thang đến bao giờ?

Có người cho rằng sau cuộc bầu cử vào ngày 03/11.

Họ có một phần có lý, vì Donald Trump dùng chính sách này để vận động bầu cử, nhất là vụ dịch Covid-19 hiện nay, làm cho kinh tế Hoa Kỳ đang phát triển mạnh, vì dịch này, mà nó khựng lại và tuột dốc; nếu Trump đắc cử thì sự căng thẳng sẽ bớt lại; mặc dầu chính sách sủa Donald Trump là tìm cách triệt hạ đảng cộng sản Tàu, vì đảng này đã gây ra biết bao tai họa không những cho riêng dân tộc Tàu mà cho cả thế giới như dịch Covid-19.

Tuy nhiên, để giật sập một đảng độc quyền cùng một chế độ do đảng này lập lên, nhất là đối với một nước to lớn và đông dân số như Tàu, không phải là chuyện một ngày một buổi, mà cần thời gian để quan sát kỹ lưỡng, lợi dụng tối đa những sơ hở của địch, ngay cả trong nội tình.

Gần đây, một nhà nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là bang giao Hoa Kỳ-Trung cộng, ông Ngô gia Long, người Đài loan, có viết trên Facebook của mình vào ngày 17/8/2020:

“Tôi nghĩ rằng trước tiên Hoa Kỳ sẽ sử dụng quyền lực của Tập cận Bình để đánh bại các lực lượng chống họ Tập, và sau đó sẽ hạ bệ họ Tập”.

Đây là một giả thuyết có nhiều khả năng xảy ra.

Chúng ta vừa nói tới trường hợp “Nếu Trump đắc cử”; nhưng, nếu không, Joe Biden của đảng Dân chủ thắng cử thì thế nào?

Theo nhiều nhà quan sát thì Biden và đảng Dân chủ vẫn tiếp tục chính sách đối đầu với Trung cộng. Có thể bớt mạnh mẽ hơn.

Người ta còn nhớ, khi vừa mới thắng cử, Donald Trump đã xúc tiến mạnh Dự Thảo Luật Quốc Phòng, mà một người có công trong việc soạn thảo lúc bấy giờ là cố Thượng Nghị Sĩ John McCaine, dự thảo này đã được hai Viện biểu quyết, đã trở thành luật, nâng ngân sách quốc phòng lên 750 tỷ Mỹ kim, chuyển trục sang châu Á Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, trong đó còn có điều khoản yêu cầu chính quyền phải tường trình trước Quốc Hội những biến cố quan trọng một khi xẩy ra ở vùng này.

Nay trở thành luật, thì bất cứ Tổng Thống nào, dù Cộng Hòa hay Dân Chủ đều phải tuân theo, chỉ có cách là mạnh mẽ hay không.

Người ta nhớ đến Chính Sách Be Bờ (Containment Policy), làm ra bởi ông Paul Nitze và Georges Kennan thời Chiến Tranh Lạnh.

Có thể nói Bộ Luật Quốc Phòng là một “Chính Sách Be Bờ” mới cho chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ vùng châu Á Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương trong tương lai, cho cả 2 đảng dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ./.

Chu Chỉ NamVũ Văn Lâm

No comments:

Post a Comment