Đảng CSVN trong bản chất là một bè lũ đầu trâu mặt ngựa chực chờ ăn tươi nuốt sống tiền quỹ trợ giúp nạn nhân lũ lụt miền Trung thấp cổ bé miệng.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đỗ Ngà với tựa đề: “KỀN KỀN ĐANG CANH MỒI” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Theo Điều 5, Nghị định 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định: ngoài Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, cơ quan báo chí, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
Nói cho dễ hiểu thì nghị định này cấm nhà hảo tâm cứu đói cứu ngặt cho người dân đang gánh chịu thiên tai. Tuy là văn bản dưới luật, nhưng chính quyền CS hoàn toàn có thể dựa vào nghị định này buộc tội những ai mà “tự ý làm từ thiện”.
Trong bài viết “Giấy Phép Từ Thiện” của tác giả Nguyễn Minh Đức đăng trên báo Vnexpress có yêu cầu dẹp bỏ giấy phép con là cái nghị định 64/2008/NĐ-CP khai thông hàng từ thiện để người dân được nhận đầy đủ và nhanh chóng. Đề nghị này rõ ràng vừa hợp tình vừa hợp lý, ấy vậy mà ngay ngày hôm nay ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương tổ chức, giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ, bảo đảm theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP. Hay nói đơn giản, Nguyễn Xuân Phúc quyết dùng giấy phép con này chặn đường cứu trợ của của những nhà hảo tâm muốn trực tiếp đưa đến người dân gặp nạn.
Có người cho rằng, trong cái Nghị định 64/2008/NĐ-CP có cho phép “quỹ xã hội, quỹ từ thiện” làm từ thiện chứ không chỉ Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Chữ Thập Đỏ và cơ quan báo chí, mà “quỹ xã hội, quỹ từ thiện” ấy là người dân có thể lập nên.
Đúng! Quỹ này đúng nghĩa là người dân tự lập nhưng không dễ. Để ngăn cản người dân tự lập quỹ này thì chính phủ đã ra thêm một giấy phép con nữa, đó chính là Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Và trong nghị định này họ đã dựng những rào cản như sau:
Rào cản thứ nhất là quy định số tiền tối thiểu trong quỹ. Theo khoản 2 điều điều 14 thì quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6,500,000,000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130,000,000 (một trăm ba mươi triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25,000,000 (hai mươi lăm triệu đồng). Như vậy để cứu trợ đồng bào các tỉnh miền trung thì quy định tối thiểu phải là 6.5 tỷ đồng mới được cho lập quỹ. Theo nguyên tắc khi có giấy phép thành lập quỹ mới có thể kêu gọi quyên góp, vậy số tiền 6.5 tỷ này phải do những thành viên sáng lập quỹ góp vào vì nó là yêu cầu phải có trước khi xin giấy phép lập quỹ. Với số lớn như vậy thì bao nhiêu người đủ khả năng bỏ ra để lập?
Rào cản thứ nhì đó là thủ tục thành lập quỹ. Theo khoản 2 điều 11 của nghị định này thì tối thiểu phải có 3 người mới sáng lập được quỹ. Vậy nếu bạn rất giàu, chỉ một mình bạn có dư 6.5 tỷ để lập quỹ thì nếu có muốn, bạn cũng không thể tự thành lập được. Làm từ thiện dưới xã hội CS quả là không dễ. Chưa hết, theo Điều 17 quy định chính quyền có quyền ngâm hồ sơ xin phép thành lập quỹ đến 40 ngày. Kiểu này thì dù có tiền, đủ người, đủ thủ tục mà bị ngâm đến 40 ngày thì xem như dân đã chết đói.
Như đã nói, nghị định là loại giấy phép con dùng để cản chân việc thực thi luật pháp. Theo nguyên tắc, nhà nước chỉ được phép làm những luật cho phép, còn nhân dân thì có quyền làm bất cứ điều gì luật không cấm. Như vậy việc làm từ thiện “tự phát” ấy nếu căng theo luật là không vi phạm, người dân hoàn toàn có quyền vì luật không cấm. Tuy nhiên không như ở các nước dân chủ, nơi có tòa án bảo hiến sẽ có nhiệm vụ bác bỏ những sắc lệnh hành pháp vi hiến hay phạm luật thì Việt Nam lại không có. Thực chất, nghị định ở chính quyền CS nó thuộc loại văn bản dưới luật tựa như sắc lệnh hành pháp xứ dân chủ thôi, nhưng khác ở chỗ nghị định bị thả nổi không ai xét đến tính chất phạm pháp hay vi hiến của nó cả. Mà chính phủ thì hằng ngày vẫn cứ điều hành xã hội bằng thứ văn bản dưới luật ấy, vì vậy có thể nói Nghị định nó luôn là lưỡi đao giơ lên sẵn sàng “phập” xuống cổ người nào mà chính phủ muốn triệt hạ. Vậy nên, khi Thủy Tiên đã quyên góp được một số tiền khổng lồ mà quên xin phép chính quyền, thì rõ ràng cô ta vẫn luôn trong tình trạng “cổ nằm dưới đao” của chính quyền này.
Sẽ không có “phản động” nào hại được Thủy Tiên nếu Thủy Tiên cứ minh bạch thu chi số tiền mà những nhà đóng góp đã ủy thác. Về điều này tôi tin Thủy Tiên hoàn toàn có khả năng. Điều đáng nói là 2 lưỡi đao gồm Nghị định 64/2008/NĐ-CP và Nghị định 93/2019/NĐ-CP đang kề trên gáy cô ấy kìa. Nó là một rủi ro rất lớn. Hiện nay đã xuất hiện kền kền đang muốn kéo 80% số tiền cô đang giữ về có các hội đoàn thuộc sự quản lý của chính quyền. Và mới đây trên mạng đã xuất hiện văn bản của chính quyền muốn gom tiền cứu trợ về cho Mặt Trận Tổ Quốc và Hội Chữ Thập Đỏ. Điều này cho thấy kền kền đang đảo quanh cục tiền mà Thủy Tiên đang giữ. Chúng nó sẽ rỉa nếu có cơ hội. Hiện nay cả xã hội đang hướng về Thủy Tiên, nhất cử nhất động của cô đều được soi rất kỹ và tất nhiên nhất cử nhất động của bầy kền kền cũng được nhân dân để mắt tới, chính vì điều đó làm chúng e ngại mà chưa ra tay mà thôi. Không biết khi lòng tham nổi lên mạnh quá chúng có bất chấp hay không?! Bởi vì trong tay chúng có 2 cái nghị định kia nên chúng hoàn toàn có khả năng ra tay./.
Đỗ Ngà
No comments:
Post a Comment