Friday, December 26, 2014

Quân Đội không thể là công cụ của một đảng.

Thứ Sáu, ngày 26.12.2014    
Ngày 22 tháng 12 năm 2014 đánh dấu 70 năm ngày thành lập “Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân” mà sau này gọi là Quân Đội Nhân Dân, các lãnh đạo đảng CSVN đã tái khẳng định quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng. Kính mời quý thính giả nghe quan điểm của LLDTCNTQ về sự lạm dụng với tựa đề: “Quân Đội Không Thể Là Công Cụ Của Đảng Cộng Sản” qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Một trong những từ ngữ mà lâu nay đảng CSVN dùng để lường gạt dư luận, đó là hai chữ "nhân dân". Hai chữ này đã được guồng máy tuyên truyền sử dụng với âm mưu lường gạt người dân, dần dần trở thành quen tai và được chấp nhận như một sự kiện bình thường, vì vậy hàng ngày người dân nghe thấy chững cụm từ"tòa án nhân dân, ủy ban nhân dân, công an nhân dân, hội đồng nhân dân, và quân đội nhân dân vân vân và vân vân". Cơ quan tổ chức nào họ cũng gắn thêm hai nhữ "nhân dân" làm cho nhiều người tưởng rằng những cơ cấu ấy là của dân, cho dân và vì dân, nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược lại.
Hôm nay chúng tôi muốn nói với đồng bào, và nhất là những người trong lực lượng vũ trang gọi là "quân đội nhân dân"của nước Cộng Hòa XHCNVN về sự dối trá lừa bịp và đánh tráokhai niệmtrong cái gọi là quân đội nhân dân này, để những người đang theo đuổi lý tưởng bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ tổ quốc và nhân dân nhận ra đâu là sự thật vị trí của quân đội.
Khi nói đến quân đội, đảng CS khẳng định rằng "quân đội là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, mang bản chất giai cấp sâu sắc, không có quân đội phi giai cấp, siêu giai cấp, trung lập, đứng ngoài chính trị". Họ cũng viện dẫn lời của Lênin cho rằng: "Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị, đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản...". Từ luận điểm đó họ khẳng định rằng: "Quân đội phảitrung thành tuyệt đối với Đảng CS. Và Đảng trực tiếp lãnh đạo chỉ huy quân đội qua Quân Ủy Trung Ương và hệ thống đảng trong quân đội, mà Hồ Chí Minh đã xác quyết rằng: "chính trị trọng hơn quân sự", "tuyên truyền trọng hơn tác chiến".
Trong hàng loạt những tài liệu dành cho chính ủy, tức là những cán bộ chính trị cài đặt bên cạnh các sĩ quan chỉ huy quân sự để kiểm soát theo dõi từng lời nói, cử chỉ và hành động, thì những tài liệu này đã hướng dẫn sai lạc, xuyên tạc lịch sử về sự hình thành các lưc lượng võ trang quân sự.
Từ lịch sử cổ đại khi loài người còn là những bộ lạc du mục, cho đến khi xã hội dần dà có tổ chức để trở thành những cộng đồng, vì phải tự vệ để sinh tồn trước sự đe dọa của thú dữ, và những bộ lạc khác; một bộ phận trong cộng đồng ấy được hình thành, những cá nhân được chọn lựa dựa vào sức mạnh của cơ bắp, sự linh hoạt của thể lý và sự tháo vát của trí tuệ. Bộ phận ấy có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng đồng loại, đàn vật, đất đai, tài sản của họ. Bộ phận ấy được chỉ huy bởi tù trưởng, thường có sức mạnh và mưu trí hơn người, hoặc được tin tưởng và kính trọng trong cộng đồng. Bộ phận bảo vệấy chính là lực lượng vũ trang, hay là quân đội ngày nay.
Cho đến khi nhân số gia tăng đông đảo, trật tự xã hội có tổ chức, nhu cầu đất đai trở nên quan trọng, dẫn đến xung đột tranh chấp lãnh thổ, phân chia ranh giới và những quyền lợi khác, thì nhu cầu bảo vệ cũng phải gia tăng. Đến lúc ấy sức mạnh của quân đội trở thành yếu tố quyết định của một bộ tộc hay một quốc gia. Ngay cả trong thời kỳ chế độ quân chủ thịnh hành, thì quân đội cũng có một vị trí quan trọng, và luôn luôn được xem là sức mạnh chung của tổ quốc, của quốc gia. Do đó quân đội không hề là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, hay mang bản chất giai cấp sâu sắc như các tài liệu huấn luyện của đảng CS viết ra.
Những tài liệu tuyên truyền của CS cũng ngụy biện và viết saivề khái niệm đảng phái trong sinh hoạt chính trị. Trong môn khoa học chính trị cho thấy từ nhiều thế kỷ trước khái niệm về đảng phái phát sinh từ những cá nhân hay nhóm nhỏ, yếu thế trong một guồng máy cai trị, có những ý kiến khác với thế lực cầm quyền, có thể là những ý kiến rất hay, rất thiết thực, nhưng vì là thiểu số, nên bị coi thường. Khi những ý kiến trái chiều ấyđược nhiều người hưởng ứng, nó đã trở thành một thực thể chính trị, một đảng phái, một phong trào. Chính từ điểm này khi hoàn cảnh thế giới thay đổi, các ý tưởng mới được đón nhận, bánh xe lịch sử cũng chuyển động và phong trào cộng sản ra đời, các thể chế độc tài đảng trị được thành hình, họ đã biến quân đội của quốc gia thành công cụ riêng của đảng CS. Nhưng chỉ sau 70 năm gieo rắc tang thương cho nhân loại thì phong trào này cũng đang tàn lụi. Những quốc gia còn lại đứng đầu là Trung Cộng, thì thực chất chế độ này đã xa rời căn tính công sản nguyên thủy mà chỉ còn là một tập đoàn độc tài, tham những thối nát đang trên đường phá sản, và sẽ tan vỡ trong một ngày không xa.
Đảng CSVN bám sát gót chân Trung Cộng, quyết tâm dùng quân đội như một khiên chắn để bảo vệ sự tồn vong rất mong manh của họ. Nhưng trước sự tiến bộ của quần chúng và nhất là những sĩ quan trong quân đội nhân dân, những người đã có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài, có điều kiện hiểu rõ lịch sử thế giới, hiểu rõ vị trí và trách nhiệm đối với một quốc gia là phải trung thành với tổ quốc, với đồng bào, mà không thể trung thành vâng phục mệnh lệnh của một đảng, mà đảng ấy lại là một thiểu số, một đảng bán nước, hại dân như đảng CSVN.
Lời khẳng định quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng CS của Nguyễn phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong mấy ngày qua, phải chăng là dấu chỉ cho thấy có một luồng gió mới có khả năng biến thành bão tố làm thay đổi cục diện VN chăng?
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment