Thưa quý thính giả,
Vấn đề thiếu học, dốt nát mà lại thích lạm quyền làm càn để hành dân, ăn chặn bớt xén trợ cấp cho dân của côn an, cán bộ địa phương đã trở thành ung nhọt không thuốc chữa trong khối ung thư của chế độ cs toàn trị trên đất nước VN.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Bài ngửa” của Bùi Văn Thuận sẽ được Lê Khanh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Cho dù được hay bị mời làm việc với công an ở đâu: Hà Nội, Hòa Bình,… tôi đều giữ thái độ nhã nhặn, nhẹ nhàng. Thế nên anh em công an địa phương luôn nhận xét “tốt” về tôi: ôn hòa, lịch sự, nhẹ nhàng và không đao to búa lớn. Vậy nguyên nhân của sự nhã nhặn, lịch sự đó là gì gì? Tại sao tôi lại nhẹ nhàng, lịch sự với những kẻ chà đạp và ngồi xổm lên chính pháp luật của họ ban ra?
Trong các tút viết trên FB cá nhân, chưa khi nào thằng Cha Già Dân Tộc này đụng đến cán bộ cấp làng, xã. Không phải thằng “cha già mất nết nhưng đáng kính” này không biết các trò ăn bẩn, vơ vét, ăn chặn của các cán bộ làng, xã đâu. Tại sao tôi lại không viết, không nêu ra, không lên tiếng giúp dân ở địa phương…?
Một vài chuyện gần đây đã làm thay đổi cách nhìn của tôi về các sự việc đó. Xin kể một số chuyện vui với công an, “chính quyền” mà Cha Già đã gặp thời gian qua ở địa phương.
– Đợt công an huyện, tỉnh kéo quân rầm rộ mấy chục người để thu giữ bất hợp pháp (nói trắng ra là cướp) 1 cái áo No U và một cái áo phản đối Đặc khu. Cùng với đó là thu giữ bất hợp pháp máy tính cá nhân của Cha Già. Sau khi tung quân rầm rộ đi “trấn áp” kẻ mặc áo No U, công an huyện, tỉnh có làm việc 2 ngày, toàn là các vấn đề tào lao về áo “nhạy cảm”, sau đó gần 1 tháng công an phải trả lại máy tính cho Cha Già. Về đến địa phương đa số dân xung quanh họ ủng hộ và quý Cha Già lắm. Những ai nhìn thấy cảnh mấy chục công an xộc vào nhà người bạn để lục lọi, bới móc khắp nơi, họ đều chửi “bọn công an bố láo”. Cậu công an huyện ở gần xóm tôi, có lẽ do nhục mặt quá đã đi tuyên truyền khắp nơi: “Ông Thuận làm vậy, sau này con cái chỉ khổ vì hồ sơ, lý lịch xấu của bố nó”.
Anh nói với cu em công an gần nhà này: Cái thể chế cộng sản độc tài mà cu em đang là một công cụ, đang làm rô bốt cho nó sai khiến không chắc sẽ còn “sau này” nữa đâu mà phải lo đến “lý lịch” của con gái anh. Thứ nữa, một trong những thứ phản động nhất mà chế độ độc tài cai trị ở Việt Nam áp dụng đó chính là cái thứ “lý lịch” đang đè nặng lên vai và cầm nhốt mọi con người Việt Nam. Thay vào đó, cu em hãy nhìn gương các công an, mật vụ, những loại làm công cụ cho các thể chế độc tài cộng sản ở Đông Âu ra sao, sau khi chế độ độc tài sai khiến những công an như cu em sụp đổ.
– Khi mới chuyển vào Thanh Hóa ở cùng mẹ vợ (bố vợ tôi đã mất, mẹ vợ phải sống một mình để chăm sóc bà cố. Hai vợ chồng phải vào sống cùng bà ngoại 1 thời gian để giải tỏa tâm lý cho cả vợ và mẹ vợ tôi). Công an địa phương có đến nhà kêu đi làm tạm trú, dĩ nhiên Cha Già đi ngay. Cậu công an huyện phụ trách địa bàn, có lẽ thấy thằng Cha Già Dân Tộc hiền lành và “ngu ngơ” quá nên định “lập công” với đảng và nhà nước. Y lợi dụng lúc Cha Già mải ngồi viết các loại giấy tờ làm tạm trú, đã tranh thủ làm công tác tư tưởng với mẹ vợ: Kiểu vừa khuyên vừa đe dọa đúng như nghiệp vụ mà y đã được nhồi nhét.
Mấy hôm sau, Cha Già có việc phải đi Hà Nội và về quê ở Hòa Bình thăm ông bà. Khi về đến Thanh Hóa, cu em công an đó gọi điện giọng rất kẻ cả: Anh đi khỏi địa phương sao không báo? Anh sống ở địa phương sao không sang chào hỏi trưởng xóm với bác bí thư chi bộ một câu? ĐKM nó, máu nóng trong đầu Cha Già trỗi dậy ngay và nghĩ: “Chúng mày là cái thá gì mà Cha Già phải báo cáo với chào hỏi”. Nóng nhưng không mất bình tĩnh, Cha Già bật ghi âm cuộc gọi và nói: Cậu cho tôi biết luật nào quy định công dân đi đâu đó là phải báo cáo? Luật nào quy định công dân sống ở địa phương phải đi “trình diện” trưởng xóm với bí thư chi bộ? Cậu đừng có lạm quyền và vi phạm luật do chính chế độ này tạo ra. Cậu ta lên giọng rất gay gắt nói sàm một lúc, Cha Già chốt hạ: Vậy tôi báo cáo để cậu vui và có cái mà đưa lên cấp trên đây: Báo cáo cậu, tôi chuẩn bị đi ỉa. Cậu công an cụp máy không kèn không trống và đã gần 2 tháng không thấy gọi để hỏi báo cáo đi đâu làm gì.
– Cách đây gần chục ngày, Cha Già Dân Tộc đi lắp kính, cùng việc đó là sửa cái điện thoại. Khi đang trên đường từ Hà Nội về, vợ có nhắn tin thông báo: Ruồi nhặng vo ve khắp nơi hỏi thăm ba, ba ơi.
Hôm sau thấy có vị trưởng xóm “đáng kính” dừng xe máy, đội mũ cối bước xồng xộc vào. Cha Già rất lịch sự chào chú, vị đó giới thiệu mình là trưởng xóm xong bắt đầu một tràng, đại ý: Cháu về địa bàn sinh sống mà không qua báo cáo, chào hỏi chính quyền sở tại, cháu đi đâu làm gì cũng không ai biết, không báo cáo thì ai biết mà “giám sát”…. Tôi buồn cười và bực mình vì cái lũ ngu đần này, tuy nhiên Cha Già biết rõ, những con bò này không hề có một chút kiến thức và hiểu biết sơ đẳng về luật. Cha Già mở máy quay video và hỏi: Luật nào quy định tôi phải sang “trình diện, báo cáo” các loại trưởng xóm, bí thư chi bộ? Luật nào quy định tôi đi đâu làm gì phải báo cáo các ông? Tại sao chính quyền phải giám sát công dân? Sau khi hỏi, Cha Già chuyển sang chửi: Các ông đừng có làm càn, tôi không phải là loại ngu ngơ như đa số dân ở đây để các ông lạm quyền và thị oai đâu. Ông nên đi khỏi nhà tôi ngay, đừng có nói càn nói bậy trước mặt tôi.
Thằng cha đó còn cố cãi là làm đúng luật, Cha Già nản quá với cái loại bò đội mũ cối này, người đành gọi trưởng công an xã để vị này gọi thêm công an cấp cao hơn về để giải quyết con bò ngu đần. Không biết do chột dạ hay do bị chửi, tay trưởng xóm phán: Anh về đây, không qua báo cáo chào hỏi chúng tôi quản lý địa bàn này, nếu ra đường bị đánh đừng gọi chúng tôi. Con bò đó kiểu điếc không sợ súng, ngu đến mức không sợ quay clip đe dọa một tràng. Cha Già bảo: Tôi sống hiền lành, tử tế không xích mích với ai, ai đánh tôi mà ông dọa? Hay ông cho quân đánh tôi? Hay “địa bàn” mà ông quản lý nhiễu nhương, để cho nạn trộm cướp, đánh giết xảy ra như cơm bữa, các ông bất tài, vô năng nên không quản lý được địa bàn? Mà ông nói đây là “địa bàn” của ông phải không? Đừng nói vậy, địa bàn là cụm từ chỉ khu vực “quản lý” của mấy người nghiện ngập, đòi nợ thuê, bảo kê tội phạm… Con bò già đó quay đít ra về, có lẽ hắn đã nhận ra cái gì đó sai sai.
Tôi ngửa bài với các ông luôn.
- Tôi để cho công an địa phương lạm quyền, vi phạm pháp luật lên chính bản thân tôi. Sau đó khi người dân hỏi, tôi sẽ phân tích lý lẽ và luật pháp cho họ hiểu. Từ đó họ có cái nhìn đúng đắn về những việc làm càn, vô pháp vô thiên, lạm quyền bậy bạ của lực lượng này. Tôi đã thành công, thậm chí rất thành công ở Hòa Bình. Ít nhất có hàng trăm người đã không còn sợ công an vô điều kiện như trước, ít nhất có hàng trăm người biết lực lượng này chuyên làm càn, làm bậy, lạm quyền. Kết hợp với các “thành tích” trong việc CSGT bắt xe moi tiền, người buôn bán gỗ phải làm luật khi đi đường xuất gỗ cho nhà máy. Người dân cũng nhìn rõ các đợt bắt bạc thực chất là cướp chiếu bạc, bắt người đánh bạc bắt chuộc tiền… Hàng trăm người nhìn rõ, hàng ngày hàng giờ họ “tích lũy” sự thật, tích lũy sự ghét khinh, tích lũy sự tởm lợm với lực lượng công an. Giờ là lúc tôi không cần phải giả vờ hay tỏ ra ngây thơ, nhẹ nhàng với lực lượng công an công cụ nữa.
- Đối với mấy vị cán bộ làng, xã: Ở xã Bảo Hiệu quê tôi, nhắn với mấy anh, chú, bác thế này: Công trình nước sạch các đây cả chục năm, tốn tiền tỷ ở mỗi xóm, bây giờ nó hỏng chưa? Có hoạt động được ngày nào không? Các loại cây, con giống trong các chương trình trợ giúp giảm nghèo, xóa nghèo các ông mua giá bao nhiêu? Con giống phẩm chất thế nào, hiệu quả ra sao? Các khoản tiền trợ giúp người nghèo có đến tay họ đầy đủ không? Năm ngoái 2017, đợt lũ lụt các ông báo cáo thiệt hại ra sao? Có đưa toàn bộ tiền trợ giúp cho dân không? Hay các ông báo cáo nâng lên để rút ngân sách, bớt xén mỗi nhà một chút tiền trợ giúp? … Những trò ma lanh đó, tôi ngồi lê la ở quán nhậu, ngồi ăn sáng trong các quán nghèo là nghe hết, biết hết. Tôi cũng nắm nhiều loại giấy tờ về đền bù, giải tỏa, về các chương trình giảm nghèo “có vấn đề”. Tôi không đụng đến các ông vì tôi để cho dân họ tự nhìn tự thấy, để cho dân họ tích tụ sự chán ghét. À nhân tiện, cũng nhắc xã Bảo Hiệu về chuyện phá rừng để lấy đất và khoáng sản ở Rộc Rạc đoạn xóm Bãi Cả và xóm Hồng nhé.
- Còn ông trưởng xóm ở Thanh Hóa, tôi cũng đã ngồi uống rượu và lê la khắp nơi để được dân nói về chuyện các ông làng, xã “làm ăn” ra sao. Mấy vụ đền bù giải tỏa đất rừng lâm trường, đất nông nghiệp để làm dự án, chuyện các ông “ăn ké” dân để hốt tiền tôi cũng đã nghe, đã ghi âm và đã hỏi nhiều nơi. Tôi nói để ông trưởng xóm rõ: Dân có 2 ha đất rừng nhận bảo vệ của lâm trường, khi giải tỏa ông kết hợp cùng với mấy tay lâm trường, mấy tay đo đạc kê khống lên thành 3-4 ha để ăn chênh lệch, ăn ké. Mấy vị ở xã Mai Lâm cũng đừng quên các loại giấy tờ hành dân ra sao, tham nhũng vặt ra sao, nhận tiền làm sổ đỏ ra sao nhé. Tôi có nghe, có biết, có ghi âm và có nhận được file ghi âm của vài người rồi.
Không muốn đụng đến vì những cán bộ, công an địa phương vì thường là không giải quyết được triệt để gốc rễ của đất nước này. Vấn đề của đất nước là nó mục nát, dột từ nóc và hư hỏng toàn diện. Nhưng đừng có lạm quyền và nên bớt ăn, bớt hành dân lại. Nếu không, tôi sẽ dành thời gian điều tra và công bố những khối mụn nhọt nhỏ ở địa phương trong tổng thể cái khối ung thư thể chế hiện nay.
Vấn đề thiếu học, dốt nát mà lại thích lạm quyền để hành dân, ăn chặn bớt xén trợ cấp cho dân của côn an, cán bộ địa phương đã trở thành cái bệnh kinh niên trong khối ung thư của thề chế toàn trị trên đất nước VN.
Bùi Văn Thuận
No comments:
Post a Comment