Friday, January 23, 2015

Từ mạng xã hội đến quyền tự do ngôn luận

Thứ Sáu, ngày 23.01.2015    
Ngày 15-01-2015 vừa qua ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói rằng “mạng xã hội là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm” được..” Kính mời quý thính giả nghe Quan Điểm của LLDTCNTQ về một quyền rất quan trọng của con người có tựa đề: “Từ Mạng Xã Hội Đến Quyền Tự Do Ngôn Luận” qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Kiểm duyệt thông tin, giới hạn báo chí và các phương tiện truyền thông khác là nhu cầu sinh tồn của CS quốc tế. Tại sao họ phải làm vậy? Thưa có nhiều lý do, chúng tôi nêu ra hai lý do chính như sau:
Thứ nhất, nói ngắn gọnCS muốn đảng viên cũng như người dân phải "tuyệt đối tin tưởng vào đảng". Muốn vậy họ phải tìm cách dẫn con người đi về một hướng nhất định, như con ngựa kéo xe bị che hai bên mắt chỉ chạy tới theo lệnh người đánh xe. Nhưng con người có suy tư, có óc phán đoán nên họ phảingăn chận haygiới hạn các phương tiện giúp con ngườitự tìm hiểu những điều mình muốn biết.
Điều thứ hai đảng CS tạo ra quá nhiều xấu xa, tội lỗi, họ không muốn ai biết những điều ấy, nên phải ngăn cấm, hạn chế thông tin. Ngày nay đảng CSVN chỉ còn là một đảng cướp, một đảng bán nước hại dân, một tập đoàn tham nhũng thối nát, đang làm băng hoại xã hội VN, thì họ lại càng phải duy trì các phương pháp kỹ thuật bưng bít sự thật. Một mặt họ nắm giữ độc quyền tất cả các phương tiện từ truyền thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản, báo giấy, báo mạng. Đến việc kiểm soát ký giả, giao ban chỉ đạo từ sự kiện nhỏ đến biến cố lớn, báo chí chỉ được đưa những tin có lợi cho đảng mà thôi.
Vì vậy mấy chục năm qua, đã có bao nhiêu nghị quyết, nghị định, chỉ thị nhằm ngăn cấm quyền tự do ngôn luận, một quyền tự nhiên phổ quát và bất khả xâm phạm của con người.
Xã hội loai người phát triển tiến bộ nhanh nhờ thông tin chính xác và mau chóng. Khi internet ra đời, các nước CS trong ấy có CSVN đã tim đủ mọi cách để ngăn chận hoặc giới hạn, điều mà người ta thường ví như lấy "thúng để úp voi" hay "lấy bàn tay để che khuất mặt trời", nghĩa là không thể ngăn chận được!
Nhưng nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ Hà Nội lại cảnh báo "các thế lực thù địch cũng như kẻ xấu đã lợi dụng" internet và các mạng xã hội "để tấn công vào nước ta bằng nhiều chiêu bài khác nhau".Ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong chương trình truyền hình "Đối thoại và Chính sách" của kênh VTV1 tối thứ Tư ngày 14 tháng 1 vừa qua trong chủ đề "Đối phó với thông tin nguy hại" cho rằng mục đích của tội phạm internet-mạng xã hội là chống phá Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các cấp của Việt Nam.
Ông Tuấn còn đi xa hơn, nói rằng "Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước".Ông kêu gọi người dân "cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan truyền thông tin".
Ngày nay với chiếc 'ai phôn' (iPhone) nhỏ xíu trong tay, từ một em bé 5, 6 tuổi đến một chị bán rau bên lề phố cũng có thể nghe được, thấy được những gì đang diễn ra bên Tây bên Tàu. Chỉ một vài động tác nhỏ trong tíc tắc, người ở bên kia địa cầu thấy được cảnh công an đạp vào mặt người biểu tình chống Trung Cộng ở VN. Ấy vậy mà đảng CSVN lại không muốn người dân của mình biết đến những việc hệ trọng đang diễn ra ngay giữa thủ đô Hà Nội. Không muốn người dân biết đến việc Trung Cộng đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngải, Thanh Hóa, hay đảo Lý Sơn! Không muốn người dân biết đến cái Hội Nghi Thành Đô bán nước năm 1990, hay cái Công Hàm bán nước năm 1958. Hay gần hơn, biết đến những cuộc tranh giành quyền lợi trong nội bộ đảng, biết đến chuyện ông Nguyễn Bá Thanh còn sống hay đã chết v.v và v.v
Khi hệ thống thông tin nhà nước che đậy, bưng bít và dối trá thì nhu cầu tìm hiểu sự thật của người dân, kể cả cán bộ đảng viên là một nhu cầu chính đáng, thiết thực, cần được tôn trọng và bảo vệ.
Ngày 19 tháng 11 năm 2014 trên tờ New York Times đã xuất hiện một bài viết của ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng Biên Tập báo Thanh Niên, ông kêu gọi nới lỏng tự do báo chí ở VN. Nhưng lời kêu gọi ấy chẳng những đã đi vào thinh không, mà còn bị chỉ trích nặng tại VN!
Đứng trước thực tế hôm nay VN đã có khoảng 30 triệu người sự dụng các mạng xã hội, và mức độ gia tăng rất nhanh, cho thấy đảng CSVN sẽ vô phương ngăn chận được, vì vậy ông Dũng đã buộc phải nhìn nhận sự thật đó là "nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm" được. Vậy chỉ còn một cách là chạy đua giữa truyền thông nhà nước và truyền thông lề trái. Để cứu vãn sự thất bại này, ông Dũng đưa kế hoạch: "Phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt trong năm nay."
Khi một đảng đã có bề dày lừa đảo, gian trá như đảng CSVN thì việc hoàn lương đòi hỏi thời gian rất dài, nếu không muốn nói là không thể làm được. Không đơn thuần chỉ đưa thông tin chính xác mau chóng mà người dân tin; bởi lẽ dối trá đã đi vào máu thịt, đã đi vào tiềm thức, nó đã trở thành bản chất, rồi phát tiết ra thành lời nói, hành động. Chẳng những thế nó gắn bó với quyền lợi cần bảo vệ nữa, nên khi đảng, nhà nước nói ra thì người dân hiểu ngay rằng đó là sự thật, nhưng chỉ có một phần hay một nửa sự thật thôi. Đàng sau những sự thật kia, còn che đậy nhiều điều khủng khiếp mà đảng không thể nói ra được!
Quyền được nói, được biểu tỏ ý kiến, bày tỏ thái độ, quan điểm, được nghe, được biết sự thật là một nhu cầu thiết yếu của con người. Chính nhờ những thông tin đa chiều đã giúp cho chính phủ các nước tiến bộ điều chỉnh chính sách làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Vậy đảng CSVN phải trả lại quyền tự do ngôn luận tự do báo chí cho người dân ngay.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment