Wednesday, January 28, 2015

Mục Đích Của Cuộc Sống (phần 2)

Thứ Tư, ngày 07.01.2015    
Mục đích của cuộc sống là gì ngoài cái mục đích đầu tiên là sống cho chính mình?, liên tục chương trình mời nghe Nguyên Hồng qua chuyên mục Con Người Việt Nam sẽ trình bày phần hai của sự kiện này để tiếp tối chương trình tối nay
Mục đích thứ hai của cuộc sống là sống để hưởng thụ.
Bản chất Con Người ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp. Ai cũng muốn có vợ/chồng đẹp, con ngoan. Ai cũng muốn đi đóđây để học hỏi cái lạ của thế giới. Ai cũng muốn đọc một quyển sách hay, xem một phim thích hợp với sở thích của mình. Tất cả những điều muốn trên rất là Con Người và rất tự nhiên. Nó nói lên cuộc Sống Để Hưởng Thụ.
Sống cho chính mình mà không hưởng thụ thì cuộc sống đã mất đi ý nghĩa của nó. Hưởng thụ là hình thức làm cho cuộc sống hằng ngày bớt căng thẳng, nâng cấp cuộc sống, nâng cấp sự hiểu biết của mình để qua đó -- mình tạo cho chính bản thân mình có một thể lực mạnh và có sự suy nghĩ chiều sâu trong cuộc sống hầu có những quyết định hưởng thụ nhưng không làm hại đến những người chung quanh, không hại đến cộng đồng của chính mình.
Sống để hưởng thụ gồm có sự hưởng thụ về vật chất và sự hưởng thụ về tinh thần. Hưởng thụ về vật chất nhưăn ngon, mặc đẹp tuy quan trọng nhưng không quan trọng bằng hưởng thụ về tinh thần. Đọc một quyển sách, xem một phim hay, tình nguyện làm việc giúp người gặp khổ, hay bỏ tiền ra đểđóng góp cho quỹ cứu trợ những người bị nạn (thiên tai hay do con người) là những món ăn tinh thần rất là quan trọng trong cuộc sống. Chính những hưởng thụ tinh thần này đã nâng cao sự hiểu biết cũng như tinh thần tương thân tương ái của chính mình.
Sẽ có người thắc mắc là tại sao làm việc thiện nguyện (bỏ công sức hay tiền bạc) giúp đỡ người khác gọi là hưởng thụđược. Xin thưa hưởng thụ mang một ý nghĩa là mình sung sướng với chính mình, với chính lương tâm của mình khi hành động thiện nguyện của mình giúp được một người, vài người hay nhiều người có một cuộc sống, lối sống, lối suy nghĩ khá hơn, tốt đẹp hơn. Nói thế không có nghĩa là những người làm thiện nguyện làm vì muốn mình được sung sướng tinh thần. Trái lại sự sung sướng tinh thần này làđiều tất nhiên phải xảy ra (kết quả phụ trong công việc làm thiện nguyện) và người làm thiện nguyện ít khi đểý đến kết quả phụ này. Và nếu ai đó khó tánh cho rằng chuyện thiện nguyện này không phải từ tấm lòng, trái lại từ sự lợi ích của cá nhân cho tinh thần mình được sung sướng. Và nếu điều này đúng thì có hại đến ai? Nếu người làm thiện nguyện và người được giúp đỡ đều có lợi và không ảnh hưởng đến ai hết thì phải chăng đây cũng làđiều chúng ta nên muốn xảy ra nhiều trong cuộc sống, trong cái xã hội vô cảm hiện giờ của Việt Nam? Rất tiếc là thực tế tại VN, những ai làm thiện nguyện ở tầm vóc lớn đều có sự dòm ngó của nhà cầm quyền VN bởi họ sợ những ảnh hưởng của cá nhân đó, tổ chức đó có thể làm hại đến cơ chế cầm quyền của họ.
Sống để hưởng thụ, đặc biệt về hưởng thụ tinh thần, vô hình chung nâng cao cuộc sống của chính mình đồng thời nâng cao cuộc sống của những người khác, tạo ra một xã hội nhân bản hơn.
Mục đích thứ ba của cuộc sống là Sống Để Phục Vụ
Câu hỏi đặt ra là sống để phục vụ cho ai? Dĩ nhiên phục vụ cho chính mình, kế đến là những người trong gia đình mình, và sau cùng là đến những người hàng xóm, dân tộc của chính mình. Khi chính mình là một bộ phận của một xã hội thì mình phải có trách nhiệm trong việc phục vụ cái xã hội đó.
Phục vụ cho chính mình và những người trong gia đình mình là chuyện ai cũng biết. Thế phục vụ cho xã hội là như thế nào? Phục vụ cho xã hội có khó khăn hay không vàđòi hỏi khả năng gì?
Phục vụ cho xã hội làđiều mà ai cũng có thể làm được. Từ những người dân dã đến những người cóđịa vị cao trong xã hội, tất cả mọi người đều có thể làm chuyện phục vụ xã hội trong cái khả năng của chính mình. Khả năng để phục vụ xã hội chính là cái Tâm. Khi chúng ta có cái tâm để phục vụ xã hội thì chúng ta có thể làm được nhiều chuyện trong khả năng của chính mình. Vài thí dụđiển hình cho thấy cái tâm trong việc phục vụ xã hội.
Người lao động chân tay như bác nông dân làm gì để phục vụ xã hội? Bác nông dân sẽ sử dụng phân trong trồng trọt để tạo ra nông phẩm mà chính bác có thểăn được. Đây chính là hành động phục vụ cho xã hội bởi trong sự trồng trọt -- mình quan tâm đến nông phẩm của mình đồng thời quan tâm đến người tiêu thụ. Nếu mình trồng trọt để bán thì sử dụng phân "hóa học", còn để mình ăn thì sử dụng phân không phải hóa học thì rõ ràng đây là cuộc sống chỉ để phục vụ cho chính mình và làm ảnh hưởng sức khoẻ đến người khác bởi chất hóa học mình đã sử dụng trong việc tạo ra nông phẩm mà ngay cả chính mình cũng không muốn ăn.
Vị bác sĩ phục vụ cho xã hội khi thấy một bệnh nhân cần sự giúp đỡ khẩn cấp thì làm ngay mà không cần nghĩ đến bệnh nhân này có tiền trả cho mình hay không.
Anh vá vỏ xe đạp bên lề đường phục vụ cho xã hội khi anh ra tay giúp đỡ một nạn nhân đang bị cướp giữa ban ngày mà anh không hề sợ bản thân mình sẽ bịcướp trả thù. Cái tâm giúp đỡ người bị nạn, không sợ cái ác đến để trả thù là một hành động phục vụ xã hội.
Người làm truyền thông nói lên tiếng nói của sự thật, không a dua với cái ác, không cổ vũ cho sự giả dối, căm thù và sẵn sàng trực diện với những đàn áp của nhà cầm quyền độc tài để nói lên tiếng nói của sự thật – hành động này là hành động của phục vụ xã hội.
Sống để phục vụ xã hội xem ra khó đấy nhưng dễ đấy. Cái quan trọng là chúng ta có cái tâm hay không.
Mục đích cuối cùng làSống Để Hướng Thiện
Điểm cuối cùng trong mục đích của cuộc sống là Sống Để Hướng Thiện. Hướng thiện ởđây mang nhiều nghĩa. Nhưng với hoàn cảnh của đất nước Việt Nam hiện giờ, xin tạm dùng lời nói của đạo diễn Trần Văn Thủy, người đã làm hai cuốn phim tài liệu "Hà Nội Trong Mắt Ai" và "Chuyện Tử Tế" của 30 năm trước:
"từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng, tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi giòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài quốc gia. Bởi thiếu nó -- một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế -- trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm".
Nếu chúng ta thực hiện được ba mục đích sống đầu tiên thì vô hình chung -- chúng ta đãđạt được mục đích sống cuối cùng này. Tuy nhiên con người luôn luôn thay đổi, con người luôn luôn bị những cám dỗ -- cho nên chúng ta luôn luôn nhắc nhở với chúng ta là trong cuộc sống cần phải có sự hướng thiện -- mà trong sự hướng thiện đó, một con người tử tế phải sống trong tâm của chúng ta.
Thế nào là một con người tử tế? Nếu chúng ta đạt được bốn mục đích của cuộc sống đã nói tức là chúng ta đã bắt đầu thành người tử tế.
Nguyên Hồng

No comments:

Post a Comment