Với việc hạ thủy du thuyền viễn dương “Adora Magic City” đầu tháng 6 vừa qua, Trung Cộng đã được xếp vào loại “cường quốc đóng tàu”. Không những thế, với ưu thế vượt trội nhiều mặt, Trung Cộng trở thành “cường quốc đóng tàu” hàng đầu thế giới. Mời quý thính giả theo dõi bài Quan Điểm của Lực Lượng Cứu Quốc về sự kiện này với tựa đề “Trung Cộng trở thành ‘Cường Quốc Đóng Tàu’ hàng đầu thế giới” do Hải Nguyên trinh bày sau đây.
Thưa quý thính giả,
Ngày 6 tháng 6 vừa
qua tại Thượng Hải, công ty đóng tàu Shanghai Waigaoqiao Shipbuilding Company của Trung Cộng đã cử hành lễ hạ thuỷ du thuyền mang tên
"Adora Magic City", tên tiếng Hoa là "Mo Du". Đây là chiếc
du thuyền viễn dương đầu tiên Trung Cộng tự đóng. Chuyến hải hành du ngoạn đầu
tiên của du thuyền này dự trù diễn ra vào giữa năm 2024 với 5000 du khách và
1,500 thuỷ thủ đoàn và nhân viên phục dich. Hải trình của du thuyền sẽ dọc theo
vùng Đông Á và Nam Á, như "Con đường Tơ Lụa" mặt biển mà Tập Cận Bình
đã đề ra trong Giấc Mộng Trung Quốc 2050.
Tin tức về lễ hạ
thuỷ chiếc du thuyền đại dương này không được báo chí tây phương loan tải rộng
rãi như việc Trung Cộng thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên ngày 22 tháng
5 năm vừa qua của máy bay C191 do hãng COMAC chế tạo. Có lẽ là vì lại máy bay này
có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với máy bay 737 của hãng Boeing của Mỹ và máy
bay A321 của hãng AirBus Âu Châu. Dù chỉ mới tung ra thị trường, hãng COMAX của
Trung Cộng đã nhận đơn đặt hàng hơn 1,200 chiếc C191.
Tuy nhiên, nếu xét
về mặt an ninh quốc phòng, sự kiện Trung Cộng hạ thuỷ chiếc du thuyền tự đóng đầu
tiên lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thật vậy, theo
truyền thống trong kỹ nghệ đóng tầu đương thời, "vương miện" tiêu
biểu của một nước được phong làm "cường quốc đóng tầu" phải có đủ 3
viên ngọc, tượng trưng cho 3 loại tầu. Đó là:
-
Hàng Không Mẫu Hạm,
-
Tàu chở hàng chạy bằng khí đốt ép thành chất lỏng, và
-
Du thuyền viễn dương.
Về Hàng Không Mẫu
Hạm, ngoài chiếc Liêu Ninh mua lại của Ukraine năm 2012, cho đến nay Trung Cộng
đã tự đóng được hai chiếc. Chiếc đầu là HKMH Sơn Đông, hạ thủy năm 2017 và
chính thức hoạt động đầu năm 2021. Chiếc thứ hai là HKMH Phúc Kiến hạ thủy tháng
2 năm 2022 và dự trù hải hành công tác vào giữa năm 2024.
Về tàu chở hàng chạy
bằng khí đốt ép thành chất lỏng, tiếng Anh là “liquified natural gas”, viết tắt
là LNG, Trung Cộng đã tham gia sản xuất loại tầu này từ nhiều năm qua. Kỹ thuật
ép khí đốt thành chất lỏng bằng cách hạ nhiệt độ xuống còn trừ 260 độ F, lúc đó
thể tích của khối khí đốt thành chất lỏng chỉ còn bằng 1 phần 600 thể tích khởi
thủy. Ngoài lợi điểm giảm thiểu được tối đa các khoang chứa nhiên liệu, tầu
chạy bằng LNG còn giảm bớt được khoảng 30% lượng khí thải gây ô nhiễm thiên
nhiên và hâm nóng khí quyển. Mặc dù Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên hạ thủy tàu
LNG, nhưng ngày nay, Trung Cộng là nước dẫn đầu sản xuất loại tàu này. Tính đến
đầu tháng 6 năm nay, Trung Cộng đang có khế ước đóng 55 chiếc tầu LNG với khách
hàng rải rác khắp thế giới.
Riêng loại du thuyền
viễn dương thì chiếc “Adora Magic City” là chiếc đầu tiên Trung Cộng tự đóng.
Nhưng dù du thuyền này còn khoảng 2 năm nữa mới chính thức hoạt động, công ty
đóng tàu Shanghai Waigaoqiao
Shipbuilding đã khởi công đóng chiếc thứ hai với ngày hạ
thủy được dự tính vào giữa năm 2025. Và về loại tầu này, Trung Cộng là nước thứ
năm có khả năng đóng, sau Đức, Pháp, Ý và Phần Lan.
Trung Cộng dẫn đầu công
nghiệp đóng tàu nhờ nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào, và đương nhiên cũng nhờ
cóp nhặt, đánh cắp các kỹ thuật tân tiến của những nước Tây Phương đi trước.
Thêm vào đó, tương tự như kỹ nghệ hàng không, ngành đóng tầu đã được sự điều hướng
trực tiếp và chặt chẽ của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Chính vì vậy, “Cường quốc
đóng tầu” Trung Cộng không chỉ khống chế thế giới trong lãnh vực chuyển vận
hàng hải mà cả trong lãnh vực an ninh, quốc phòng trên biển.
Điển hình là số chiến hạm
của Hải Quân Trung Cộng ngày nay vượt trội hơn Hải Quân Hoa Kỳ và sự cách biệt
này ngày càng lớn. Dĩ nhiên, nếu so về số lượng một số loại vũ khí, như hỏa tiễn
liên lục địa phóng đi từ các chiến hạm thì Trung Cộng còn thua kém Hoa Kỳ.
Nhưng ngược lại, Hải Quân Hoa Kỳ phải trải đều khắp thế giới, còn Hải Quân
Trung Cộng chỉ tập trung tại khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Vì vậy, sự đe dọa về mặt
biển của Trung Cộng đối với các nước lân bang là một hiểm họa nghiêm trọng.
Nhận định như vậy để thấy
là việc Trung Cộng thường xuyên xâm phạm khu vực đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, cũng như các nước khác trong vùng Đông Nam Á là chuyện khó tránh.
Nhưng chấp nhận thực tế
trên không có nghĩa là chấp nhận hay bỏ qua các vụ xâm phạm này, như nhà cầm
quyền CSVN đã và đang hành sử. Trái lại, các nước trong khu vực cần mạnh mẽ lên
án, cũng như cùng nhau phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ và các nước Tây phương để
làm chùn bước Bắc Kinh.
Tiếc rằng tập đoàn lãnh đạo
CSVN đã và đang dựa vào đàn anh phương Bắc để củng cố ngôi vị độc tôn thống trị
đất nước một cách tuyệt đối và vĩnh viễn, nên đã phụ trợ hoặc làm ngơ cho Trung
Cộng tự tung, tự tác tại Biển Đông./.
No comments:
Post a Comment