Wednesday, June 14, 2023

Tham Nhũng trong Phê Duyệt Chủ Trương Đầu Tư các Dự Án

Bình Luận

Tại sao Việt Nam tham ô từ Bộ Chính Trị đến Quốc Hội, từ Trung Ương đến Địa Phương, từ Nguyễn Phú TRọng đến một công an quèn trong xã?

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thái Liên với tựa đề: “Tham Nhũng trong Phê Duyệt Chủ Trương Đầu Tư các Dự Án” sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.

Thái Liên

Luật đầu tư hiện hành của việt nam về phân cấp phê duyệt chủ chương đầu tư gồm ba cấp có thẩm quyền, đó là: quốc hội, thủ tướng chính phủ, và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong chế độ toàn trị của cộng sản việt nam, những chủ chương lớn đều phải thông qua bộ chính trị. Theo đó các dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ chương đầu tư phải được bộ chính trị thông qua. Thực tế cho thấy một khi bộ chính trị đã có nghị quyết thông qua thì dự án coi như đã được phê duyệt, các bước tiếp theo chỉ là thủ tục cho hợp thức hóa để phù hợp với thông lệ quốc tế, vì các dự án đều do vốn đầu tư của nước ngoài . Bộ chính trị hiện hành có 18 thành viên, khối đảng, khối dân vận chiếm tới trên một nửa thành viên, những thành viên này thường trưởng thành từ khi làm công tác đoàn. Học vấn của những người này thường là theo các ngành xã hội-nhân văn, ngành luật tại chức, hành chính công, đương nhiên phải có bằng lý luận cao cấp của đảng.

Quân đội, chỉ có nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ đất nước và công an là công cụ lá chắn của đảng, chuyên bảo vệ an ninh trong nước, bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Hai ngành này thường tỏ thái độ dửng dưng, một phần do không hiểu gì, phần khác thể hiện vô trách nhiệm với đề tài này. Còn lại bên chính phủ là cơ quan trực tiếp quản lý xã hội, và là cơ quan chủ trương về các dự án chiếm khoảng trên dưới 20%. Quyền lực tổng bí thư quyết định mọi vấn đề trong bộ chính trị, mà tổng bí thư hiện thời và đã cố vị 13 năm nay là chuyên gia xây dựng đảng, nên các vấn đề chiến lược kinh tế-xã hội lại càng hạn chế hơn ai hết.

Như vậy bộ chính trị được tập hợp bởi những người đã học qua lớp công tác xây dựng đảng, có thái độ trung thành tuyệt đối với đảng và đó là tiêu chuẩn tiên quyết để có mặt trong nhóm điều hành đất nước. Bởi thế khi động đến những vấn đề về kinh tế xã hội thì nhóm người này không hiểu biết gì và vì thế việc thông qua các dự án không có gì khó khăn, những kiến nghị, đề xuất của bên chính phủ hầu như không có ý kiến phản biện.
 Công tác vận động hành lang đối với nhóm người này là không thành vấn đề lớn, chỉ cần vận động thuyết phục tổng bí thư mà cốt lõi của nó là tìm cách tiếp cận người thân như vợ, con, người gần gũi ông ta vận dụng cơ chế bôi trơn để tác động thêm là thành công mỹ mãn.
 

Và bây giờ sẽ bàn đến ba cơ quan có chức năng phê duyệt chủ chương đầu tư các dự án.
      Thứ nhất, những đại dự án do quốc hội phê duyệt chủ chương đầu tư. Những đại dự án này bao giờ cũng có tính phức tạp hơn cả, cho dù cuối cũng vẫn được phê duyệt vì đã được trình bộ chính trị và đã trở thành chủ chương của đảng. Nhưng dù sao quốc hội vẫn là diễn đàn lớn, thu hút công chúng theo rõi , tạo dư luận nhạy cảm xã hội. Biểu quyết của các đại biểu quốc hội là quyết định hiệu lực có tính sống còn của dự án, bởi thế các nhóm lợi ích lợi dụng diễn đàn này công khai, bán công khai, hoặc ngấm ngầm chống nhau vì lợi ích nhóm. Các phiên họp toàn thể của quốc hội, được trích xuất những ý kiến phản biện mang tính xây dựng, tạo được dư luận đồng tình cổ vũ. Thực chất của các buổi thảo luận ở các tổ đại biểu, mà không được phép đưa tin, các nhóm lợi ích đấu đá nhau kịch liệt. Mục tiêu của các nhóm chủ chương gây cấn là vì lợi ích của nhóm mình, tạo áp lực cho nhóm dự án phải có cơ chế bôi trơn thỏa đáng. Chiêu trò của các nhóm chủ chương gây cấn là núp dưới chiêu bài bênh vực dân về vấn đề bồi thường thiệt hại do dự án gây ra, phát hiện và kiến nghị những phát sinh mới ngoài sự tính toán bồi thường theo quy định chung. Và đương nhiên được dân chúng đồng tình ủng hộ, làm cho nhóm chủ chương dự án thêm phần khó khăn trong tiến trình triển khai, nên buộc phải tính đến việc bôi trơn cho các nhóm lợi ích khác để mọi sự được dễ dàng. Khi cơ chế bôi trơn được các nhóm lợi ích thỏa thuận, tình hình được chìm lắng xuống một cách ngạc nhiên, dự án được được triển khai theo kế hoạch.
    Thứ hai là những dự án do thủ tướng chính phủ phê duyệt chủ chương đầu tư: Loại dự án này các nhóm lợi ích đối kháng không xuất hiện một cách công khai vòi vĩnh như ở quốc hội, bởi vì không có diễn đàn. Cuộc họp chính phủ thảo luận về chủ chương đầu tư, các thành viên chính phủ được nêu quan điểm của cá nhân về dự án, nhưng không đi đến biểu quyết, vì vậy không phụ thuộc vào sự đồng thuận cao hay thấp trong chính phủ, mà kết luận của thủ tướng là quyết định phê duyệt hay không về chủ chương đầu tư dự án. Các nhóm lợi ích cùng ăn chia theo cơ chế thỏa thuận, các phó thủ tướng, các bộ trưởng liên quan đến dự án là đối tượng đương nhiên được hưởng cơ chế chính sách đặc thù của dự án.
     Thứ ba là các dự án do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt chủ chương đầu tư: Loại dự án này được phê duyệt theo quyết định của tập thể ủy ban tỉnh, thành. Cũng như các dự án thuộc thủ tướng quyết định phê duyệt chủ chương đầu tư, loại dự án thuộc cấp tỉnh này cũng không có diễn đàn công khai phổ biến như quốc hội. Cuộc họp ủy ban nhân dân tỉnh, thành nghe thuyết trình viên trình bày và sau đó thảo luận một cách sơ sài rồi đi đến chủ tịch tỉnh, thành kết luận và đi đến biểu quyết. Loại dự án này các nhóm lợi ích công khai thỏa thuận ngầm với nhau theo theo cơ chế đã có tiền lệ nên việc phê duyệt chủ chương đầu tư thường không vướng trỏ ngại.
      Tóm lại ở việt nam, các dự án các cấp khi đã thông qua bộ chính trị thì dự án coi như đã được phê duyệt chủ chương đầu tư, các thủ tục tiếp theo chỉ là hợp thức hóa để có căn cứ pháp lý khi kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Các nhóm lợi ích ăn theo khi chưa thỏa thuân được phương thức ăn chia kích động một vài đại biểu lên tiếng phản biện, khi lợi ích ăn chia được thỏa thuận thì mọi việc được tiếp diễn suôn sẻ. Càng có nhiều dự án , càng kêu gọi được vốn đầu tư, bổng lộc của các quan tham càng lớn, nợ nước ngoài càng tăng, sự khốn khổ của người dân việt càng tàn khốc.

 

No comments:

Post a Comment