Ăn chia, tham nhũng và hủy hoại thiên nhiên cũng như tài nguyên quốc gia nằm trong bản chất của lãnh đạo CSVN
Trong tiết mục Đất Nước Đứng Lên hôm nay, mời quý thính giả đài ĐLSN nghe bài viết của Tuấn Khanh với tựa đề: “LỘ DIÊU: DÂN CHỌN HAY CHÍNH QUYỀN ĐÃ CHỌN?” sẽ được Khánh Ngọc trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Tuấn Khanh
Câu chuyện bãi biển Lộ Diêu đẹp mê hồn ở
xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định, nay mai rồi sẽ bị san bằng, dời đi để
làm chỗ cho nhà máy luyện gang thép đồ sộ Long Sơn, đang khiến khắp nơi người
dân Việt ai nấy biết đến đều nhói lòng. Cái tên Lộ Diêu bắt đầu ngày càng được
nhắc đến nhiều hơn, được tò mò bàn tán về địa danh và thắng cảnh đẹp nguyên sơ:
bởi lâu nay biển Lộ Diêu chưa được chính quyền dùng đến, quảng bá như một địa
danh du lịch đặc biệt của Bình Định.
Vùng biển nhỏ, hẻo lánh ở Bình Định có
thể không tạo nhiều ấn tượng trên các dòng tin, về một đổi thay sống còn của
thiên nhiên Việt Nam, và cả vận mệnh của hàng trăm con người đã chia nhau sống
và gìn giữ từ hàng trăm năm trước. Thế nhưng, chỉ cần ví von, nếu đặt một nhà
máy thép ở Đà Lạt hay Sapa, ắt mọi người sẽ hình dung của sức nặng ham muốn làm
kinh tế, để đánh đổi cả quá khứ và tương lai của một địa danh là như thế nào.
Trước đây, Dự án nhà máy gang thép Long
Sơn định đặt ở huyện Phù Mỹ, nhưng rồi lại đổi ý, chọn Lộ Diêu. Trong công văn
của nhà đầu tư gửi tỉnh Bình Định, số 1219-1/LSPM-KHTT,
điểm quan trọng nhất được nêu là do Lộ Diêu địa hình đất gần núi, khối lượng
san và lấp không nhiều phí tổn, so với Phù Mỹ. Bên cạnh đó còn nhiều thuận lợi
chuẩn, hướng ra biển. Nói trắng ra, có nghĩa là nếu dựng ở Phù Mỹ thì tốn kém
cho nhà đầu tư, hơn là ở Lộ Diêu.
Ngôn luận của nhà đầu tư, đem lại một sự
lo sợ ngấm ngầm cho bất cứ ai có suy nghĩ, đồng nghĩa là bất cứ bờ biển nào có
lưng là núi, mặt là biển, đều là cơ hội cho các nhà máy thép. Trong đại lộ chen
nhau chạy về phía trước để làm ra tiền của ở Việt Nam lúc này, bất chấp các dự
báo và ưu tiên dân sinh, dường như mọi thứ đều đang nằm trong tầm ngắm của các
nhóm đại tư bản tầm thu hoạch nhiệm kỳ.
Nhưng đáng sợ, là sự ủng hộ tha thiết đến
khó tin của những người lãnh đạo tỉnh Bình Định, được nhìn thấy đến mức như đem
tính mạng của mình ra đặt cược, dù trong ngôn luận bảo đảm của các quan chức,
không có gì thuộc luận cứ khoa học được giới thiệu.
Trước đây vài tháng, cái tên Hồ Quốc
Dũng là một cái tên xa lạ, hầu như với cả nước chẳng ai biết. Chỉ đến khi câu
chuyện dự án lập một nhà máy thép khổng lồ ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã
Hoài Nhơn trở nên ồn ào, và ồn ào hơn nữa với các tuyên bố “bán mạng” của ông,
thì mới rõ: Hồ Quốc Dũng, bí thư tỉnh ủy Bình Định.
Câu nói của ông Hồ Quốc Dũng chắc nịch,
tuyên bố rằng sẽ không thể có ô nhiễm. “Người dân Lộ Diêu cứ yên tâm. Vì nhà
máy thép có công nghệ tuần hoàn, nước thải không xả trực tiếp ra môi trường biển
và có hệ thống lọc, khói bụi”. Dĩ nhiên, là ông nói, chứ không hề là nhà đầu tư
ra mặt nói. Nhưng cũng không có gì bảo đảm cho những ngôn luận đó, bởi ông Dũng
chưa từng có trong tay một báo cáo thẩm định an toàn, nghiên cứu khoa học về
tác động môi trường nào của nhà máy thép đó được đưa ra trước công luận và đưa
ra cho các nhà khoa học mọi nơi góp ý.
Trong công văn trình cho Sở Kế hoạch Đầu
tư Bình Định, nhà đầu tư liệt trong mục 7, mười điểm liệt kê bảo vệ môi trường
cũng chỉ là dự đoán, vì mọi thứ không có chi tiết hoạt động, công suất cụ thể,
nguồn thải và cũng không có ai kiểm tra văn bản đó là bao nhiêu phần trăm xác
thực. "Nếu sau này nhà máy thép có một mét khối nước thải nào đổ ra biển,
tôi sẽ chịu trách nhiệm. Dự án sẽ bị dừng khi ảnh hưởng môi trường", ông Hồ
Quốc Dũng nói và cho biết khói bụi của nhà máy cũng được thu gom để phục vụ cho
lĩnh vực khác – tuy nhiên, ông không cho biết lĩnh vực khác, là lĩnh vực nào cần
đến khói bụi. Mọi cam kết chắc nịch của ông, cũng mông lung như trong văn bản của
nhà đầu tư.
Trong các tuyên bố với báo chí, ông Hồ
Quốc Dũng liên tục nói “Tôi chịu trách nhiệm nếu nhà máy thép xả thải ra biển”.
Thật khó đoán, ông Dũng sẽ tự mình chịu trách nhiệm như thế nào với một dự án
quy mô đến hơn 53 ngàn tỷ đồng mà chắc chắn sẽ không có sai sót? Trong các câu
chuyện người xưa để lại, các vị quan liêm chính khi quyết chọn thi hành một
phương sách, đã nhận đổi cả tính mạng của mình nếu thất bại. Ông Hồ Quốc Dũng
liệu có đem tính mạng của mình đặt ra vào lúc đó?
Các vị quan chức tỉnh Bình tuyên bố là
nếu lòng dân không thuận, sẽ không làm. Thế nhưng buổi giáp mặt với những người
dân Lộ Diêu, vào sáng 30 Tháng Năm 2023, chính quyền đã không tìm được bất kỳ một
lời ủng hộ nào. Nhưng thay vì đó là ý kiến cuối, chính quyền lại nói sẽ tìm
cách thuyết phục thêm người dân. Rõ là sự đồng thuận của các quan chức trong
phòng riêng với nhà đầu tư đã mang tính quyết định hơn cả. Cũng từ đó, ai quan
sát câu chuyện Lộ Diêu cũng cảm thấy ngạc nhiên: Điều gì đến mức khiến ông Bí
thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cả quyết đứng che cho cả nhà đầu tư, tuyên bố bảo đảm,
thể hiện khát vọng muốn làm bằng được việc cho phép nhà máy thép hoạt động?
Trong buổi gặp mặt lấy ý kiến dân sáng
30 Tháng Năm, một bà cụ được dân trong thôn Lộ Diêu, gọi là Dì Hương, đã phát
biểu đanh thép “Tôi muốn hỏi là hiện có một đảng Cộng Sản hay hai đảng, đảng
nào trước kia nói dân Lộ Diêu phải giữ đất giữ làng, một tấc không đi một ly không
rời. Giờ đây đảng nào lấy đất của dân Lộ Diêu giao cho doanh nghiệp tư nhân làm
dự án mà không thông qua người dân? ". Câu hỏi này không được chính quyền
tỉnh Bình Định trả lời, nhưng chìm trong tiếng vỗ tay tán thưởng rầm rộ cả khu
thảo luận. Điều đáng nói, trong lúc Dì Hương nói những lời minh bạch vậy, micro
của Dì đột nhiên lúc có lúc không, một cách dễ hiểu.
Một nguời khác, được giới thiệu là chú
Minh, khẳng định: “Chúng tôi không thể rời đi. Đó là ý kiến của tôi và có khi
là ý kiến của một số bà con chung quanh đây, có phải không?”, ông quay lại hỏi
trong tiếng vỗ tay và lại tán thưởng rầm rộ.
Tỉnh Bình Định đã nghe, đã biết, vậy
nay vẫn còn muốn tổ chức thuyết phục người dân “chọn thép hay chọn cá” đến như
thế nào nữa đây?
No comments:
Post a Comment