Cái gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam trên thực chất chỉ là một nền tư pháp mang tính độc tài đảng trị áp dụng luật rừng mà thôi.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nhật Phong với tựa đề: “Nền tư pháp quái gở có một không hai sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Nhật Phong
Trong
bộ luật hình sự của nhà nước cộng sản việt nam các khung hình phạt có khoảng
cách rất lớn, chẳng hạn điều 118, tội phá rối an ninh bị phạt từ 5 năm đến 15
năm tù; tội phá hoại chính sách đoàn kết điều 116 phạt từ 7đến 15 năm tù; điều
168 tội cướp tài sản bị phạt từ 3 đến 10 năm vân vân và vân vân. Các nhà làm luật
việt nam giải thích rằng sở dĩ có khung hình phạt co dãn như vậy là tính nhân
văn của đảng, nhà nước việt nam đối với những người biết ăn năn hối cải, và trừng
phạt những kẻ cố tình không hợp tác, quanh co chối tội…Trong thực tế khung hình
phạt co dãn như trên các nhà làm luật cố tình tạo ra những cơ hội để ăn hối lộ
. Lấy thí dụ tại điều 118, tội phá rối an ninh phạt tù từ 5 đến 15 năm. Co giãn
đến 10 năm tù mà tòa án có toàn quyền để tuyên trong khung hình phạt, người
thân, gia đình tìm mọi cách để chạy tội. Thực tế ngày nay tùy theo hoàn cảnh mà
tòa định ra mức giá : đối tượng ở nông thôn nông nghiệp giá thấp hơn, trong thời
điểm này dư luận bàn tán từ 50 triệu đến 100 triệu trên 1 năm; đối tượng ở
thành thì kinh tế khá giả dao động từ 100 đến 200 triệu trên 1 năm. Giả sử
khung hình phạt này chỉ giao động từ 12 đến 15 năm, tức là ở khung này chỉ giảm
được 3 năm, thay vì 10 năm như hiện nay thì việc chạy án sẽ giảm đi nhiều và rất
nhiều. Rõ ràng các nhà làm luật chủ chương đưa ra khung hình phạt có tính co
giãn lớn hòng tạo ra quyền lực để hành dân, đục khoét dân. Đó là một điển hình
cho tham nhũng về cơ chế, chính sách của giới cầm quyền cộng sản việt nam.
Chế
độ độc tài toàn trị với nền tư pháp đặt dưới sự lãnh đạo của đảng thể hiện rõ
nét qua các vụ đại án và các vụ án mang màu sắc chính trị có ảnh hưởng lởn ở việt
nam đó là: Khi có những dư luận đồn đại về tổ chức, cá nhân có các dấu hiệu vi
phạm nghiêm trọng pháp luật việt nam cộng sản, hoặc là đích danh tổng bí thư,
hoặc bộ trưởng công an, hoặc trưởng ban nội chính Trung Ương đề nghị đưa vụ việc
vào đối tượng xem xét truy cứu hình sự. Kết quả cuộc hội ý giữa tổng bí thư,
phó tổng bí thư (thường trực ban bí thư), bộ trưởng công an và trưởng ban nội
chính tw đi đến quyết định có hay không việc đưa sự kiện vào đối tượng xem xét
truy cứu hình sự. Khi đã thống nhất chủ chương, bộ công an ra quyết định thành
lập ban chuyên án để tiến hành điều tra theo thủ tục ban đầu của một vụ án. Một
chế độ định kỳ báo cáo với thường trực ban bí thư về tiến độ, kết quả trong quá
trình điều tra của ban chuyên án được hình thành cho đến khi kết thúc công tác
điều tra. Một cuộc họp do thường trực ban bí thư triệu tập các ngành công an,
ban nội chính tw, tòa án, viện kiểm sát và có sự tham dự của tổng bí thư, để
quyết định cho việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bộ trưởng công an trực tiếp
báo cáo về nội dung vụ án và kiến nghị phương hướng xử lý vụ án. Cuộc hội ý này
quyết định những chủ chương lớn của vụ án, đó là quyết định khung hình phạt, địa
điểm xử án, hình thức vụ án (xử kín hoặc công khai), định hướng tuyên truyền
cho vụ án…
Đó
là sự can thiệp của đảng đối với các vụ án lớn, các vụ án chính trị có ảnh hưởng
lớn đến tình hình an ninh chính trị của giới cầm quyền. Cũng tương tự như trên,các
vụ án trọng điểm ở các địa phương vẫn đã và đang diễn ra y hệt như ở trung
ương. Hoặc đích thân bí thư tỉnh ủy, hoặc giám đốc công an tỉnh,hoặc trưởng ban
nội chính tỉnh ủy kiến nghị, đề xuất đưa vụ việc vào đối tượng xem xét và các
bước tiếp theo y chang như diễn ra ở trung ương.
Và
đang rộ lên ở một số nơi đã hình thành đường dây chạy án các cấp, nghe nói trọn
gói giá từ 100 triệu cho đến hàng trăm tỷ trên vụ, tùy từng vụ lớn nhỏ khác
nhau và đảm bảo theo thỏa thuận, nếu không sẽ được hoàn tiền.
Ngoài
ra các vụ án nhỏ, rất nhỏ phần lớn luôn có sự can thiệp của những cá nhân có ảnh
hưởng nhất định trong xã hội can thiệp, bởi đó là con cháu, người thân, họ hàng
nội, ngoại hoặc người ngoài mà đã nhận tiền của đối tượng để chạy án. Và tiếp đến
là việc đôn đáo chạy chọt của gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp đến với tòa, đến
với viện kiểm sát, đến với cơ quan điều tra đẻ cầu cứu, để đút lót nhằm chạy tội
cho người nhà, người thân của mình. Như vậy hầu hết các vụ án từ nhỏ, rất nhỏ đến
các vụ đại án đều có những tiêu cực chen lấn vào hoặc là tổ chức đảng can thiệp
hoặc là cá nhân có ảnh hưởng xã hội can thiệp, hoặc là gia đình, người thân của
đối tượng, hoặc là mạng lưới chạy án có tổ chức tung hoành ngang dọc đang làm
nhiễu nhương nền tư pháp việt nam cộng sản. Mục đích của giới cầm quyền cộng sản
không chấp nhận thể chế tam quyền phân lập là vì nếu chấp nhận sẽ mất đi quyền
lực chính trị của chế độ đảng trị, tản quyền sẽ mất đi quyền lãnh đạo tuyệt đối,
toàn diện của đảng, mất đi miếng mồi béo bở của nền tư pháp đang cống nạp cho
các quan tham.Vụ án cô giáo Lê thị Dung ở Hưng Nguyên-Nghệ an đang gây xôn xao
dư luận trong những ngày qua, do án sơ thẩm tuyên cô Lê Thị Dung án 5 năm phạt
tù, án phúc thẩm tuyên 15 tháng tù và cô Dung, gia đình cùng các luật sư bào chữa
vụ án tiếp tục kháng án lên cấp giám đốc thẩm. Ở gầm trời xã nghĩa cộng sản này
các vụ án tương tự như vụ án cô Dung không phải hiếm có, khó tìm.
Quá khủng
khiếp, nếu đúng vậy nghành tư pháp Hưng Nguyên nói riêng, nền tư pháp cộng sản
việt nam nói chung một kẻ vu khống, dựng chuyện để bắt dân lành, một vụ án có một
không hai trên hành tinh nhân loại của thời đại ngày nay. Trong bất kỳ chế độ
nào vào thời kỳ mạt vận luôn nẩy sinh những sự kiện mà người đời gọi là khốn nạn,
và ai đó đã nói rằng : muốn thời kỳ mạt vận của một chế độ ra đời và đi đến kết
thúc để chế độ mới thay thế nhanh thì hãy đẩy bọn cầm quyền đương thời lên đến
tột đỉnh của sự khốn nạn. Và phải chăng giới cầm quyền cộng sản việt nam đang tự
mình đang đẩy đến tột cùng của sự khốn nạn.
No comments:
Post a Comment