Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên
lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Tới nay vừa
đúng hai tuần xảy ra vụ tấn công trụ sở chính quyền xã tại Đak Lak vào đầu giờ
sáng ngày 11 tháng 6, các thông tin về vụ việc vẫn rất mù mờ và vẫn hoàn toàn
do bộ công an kiểm soát. Mọi báo đài đưa tin về vụ tấn công này đều chỉ là
phiên bản phát lại những gì Tô Ân Xô, trung tướng, người phát ngôn của Bộ Công
An cho phép. Ngoài ra, Bộ Công An còn rốt ráo trấn áp, xử phạt nhằm bịt mọi
bình luận, thông tin rò rỉ trên mạng trái với ý muốn của bọn chóp bu đảng Hồ-Tàu.
Tuy
nhiên có bốn chi tiết mà bộ công an không thể che giấu. Một, nạn nhân của vụ
tấn công: trong số chín người bị bắn chết có tới 6 người là viên chức cộng sản,
trong đó có một bí thư, một chủ tịch xã và 4 công an xã. Hai, vụ tấn công đã
được thực hiện bởi nhiều người sắc tộc Tây Nguyên và có tính tổ chức. Ba, vụ
tấn công đã được thực hiện một cách bất ngờ, vượt khỏi mọi sự tầm soát, theo
rõi nghiêm ngặt vốn có của toàn bộ hệ thống an ninh của chính quyền cộng sản.
Bốn, chính sự kiểm soát chặt chẽ thông tin về vụ việc cho thấy đảng Hồ-Tàu cảm
thấy rất lo ngại về vụ việc.
Thưa
anh chị em và quí vị, theo giáo dục nhồi sọ, độc đoán của cộng sản, chúng ta
thường coi khinh những người thuộc các nhóm sắc tộc ít người. Song, vụ tấn công
11/6 đã cho thấy những người Thượng đã có tầm nhìn rất xác đáng khi tấn công
nhằm vào những mục tiêu có tính đại diện của một chế độ bất nhân và tàn bạo
hiện nay. Bí thư xã, chủ tịch xã, và công an xã là ba thực thể trụ cột của chế
độ hiện hành không chỉ ở cấp địa phương mà còn ở cả cấp trung ương. Ở đây chúng
ta tạm chưa đề cập tới vô số nguyên nhân, động cơ có thể và có lí phía sau cuộc
tấn công, song việc dám nhằm thẳng sự căm thù vào ba thực thể quyền lực cơ
bản chính quyền phản động hiện hành là
thể hiện một tầm nhìn rất đúng đắn trong cuộc đấu tranh loại bỏ chế độ phản
động hiện hành.
Ngay
trong chuyên mục kì trước chúng ta đã nói đến sự câu kết, bợ đỡ, dựa dẫm vào
nhau của Nguyễn Phú Trọng - tổng bí thư và Tô Lâm - bộ trưởng công an trong
việc duy trì quyền lực độc đoán cho đảng và cá nhân của chúng. Chúng ta sẽ
tưởng tượng ra ngay sự hoang mang và lo sợ thế nào của hai kẻ quyền lực bậc
nhất này khi chúng nhìn vào các nạn nhân của vụ nổ súng 11/6 ở Dak Lak. Từ khi
xảy ra vụ tấn công tới nay, cả Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng đều im lặng tuyệt
đối, không hề có một phát biểu nào nói về vụ việc, mặc dù đây là vụ nổ súng xảy
ra ở một vùng đã được Bộ Chính Trị của bọn chúng coi là một khu vực nhạy cảm về
chính trị tới mức có hẳn một ban Tây Nguyên riêng. Tuy nhiên, sự im lặng này
lại tiết lộ cho chúng ta thấy sự lúng túng của chúng ở mức độ quản lí và sự
hoang mang, lo ngại của chúng ở mức độ cá nhân. Bởi dù kết cục sẽ ra sao đối
với những người lên kế hoạch và thực hiện vụ tấn công, kết quả vụ tấn công đã
đạt được một mục đích chính trị cao nhất: đánh gục những kẻ cầm quyền cao nhất
của chính quyền phản động ở cấp địa phương.
Những
diễn biễn quyết liệt và chóng vánh của vụ tấn công 11/6 còn cho toàn thể nhân
dân đang bị áp bức, bóc lột hiện nay nhìn ra một lối nghĩ khác, cách làm khác
trong việc đấu tranh để loại bỏ chế độ phản động hiện hành.
Có
thể do bản chất còn rất mộc mạc, bộc trực, tinh khiết như thiên nhiên hoang dã,
những người Thượng đã không dùng những cách thức thụ động, yếu ớt như của người
miền xuôi hiện nay hay dùng là kiến nghị, cầu khẩn, kêu oan một cách tốn công,
vô ích. Họ cũng không dùng những cách phản kháng lập làng kháng chiến như của
Đồng Tâm, Thái Bình đã làm và đã bị bao vây, phân rẽ, dập tắt một cách tàn bạo.
Thưa
anh chị em và quí vị, vụ tấn công 11/6 tại Dak Lak chưa phải là vụ tấn công đầu
tiên và cũng chắc chắn không phải là vụ tấn công cuối cùng của người Thượng
nhằm vào đầu não của chế độ hiện hành tại cấp tỉnh, xã ở Tây Nguyên. Năm 2001,
Bộ Chính Trị của đảng Hồ-Tàu đã phải gọi cuộc bao vây tấn công trụ sở ủy ban
nhân dân tỉnh Gia Rai trong nhiều ngày là “bạo loạn chính trị”.
Chừng
nào chế độ Hồ-Tàu còn tồn tại, không chỉ người Thượng mà tất cả các sắc tộc
sống trên đất nước Việt Nam sẽ còn phải đấu tranh, tấn công chống lại chế độ
hiện hành, bởi loại bỏ chế độ hiện hành là cách duy nhất để tất cả chúng ta có
một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm con người.
Hoàng
Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần
sau.
25/06/2023
No comments:
Post a Comment