Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh & Thiên An trình bày sau đây.
1) CÔNG AN TỈNH LONG AN TRUY LÙNG 3 LUẬT SƯ VỤ “TỊNH THẤT BỒNG LAI”
Ngày 12-6, côn an tỉnh Long An đã ban hành 3 quyết định truy tìm người
đối với ba luật sư nhân quyền là các ông Nguyễn Văn Miếng, Đào Kim và Đặng Đình
Mạnh với mục đích được gọi là “để phục vụ công tác giải quyết tin báo về tội
phạm”.
Quyết định được ban hành sau khi xác định ba luật sư không có mặt tại
địa phương và “không đến để làm việc” sau “nhiều lần” được mời, liên quan đến
tin tố giác tội phạm từ Cục An ninh mạng.
Đây là nhóm luật sư can đảm hiếm hoi ở Việt Nam, những người dám nhận
bào chữa cho các vụ án chính trị và bày tỏ quan điểm ủng hộ cuộc đấu tranh đòi
dân chủ, nhân quyền.
Liên quan đến vụ án “Tịnh thất Bồng Lai, nhóm luật sư thường xuyên đăng
thông tin cập nhật trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là chỉ ra những “vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, xâm phạm hoạt động tư pháp” của cơ
quan cảnh sát điều tra công an huyện Đức Hòa và các cơ quan tố tụng tỉnh Long
An.
Một cựu TNLT không muốn công khai danh tính nói với ĐLSN rằng “Đây là
hành động trả thù các luật sư vì đã can đảm nhận bào chữa cho các nhà hoạt động
nhân quyền, những dân oan mất đất. Hơn nữa, nhà cầm quyền, đặc biệt là công an
tỉnh Long An đã quá bẽ mặt trong vụ TTBL nên phải trả thù. Nhưng cái chính là
rằn mặt giới luật sư để không ai dám mạnh mẽ đứng lên nhận bào chữa trong các
vụ án “nhạy cảm” nữa. Tôi nghĩ, sau Quyết định “truy tìm người”, công an Long
an sẽ ra “Lệnh Truy nã”. Chỉ là vấn đề thời gian và thủ tục thôi”.
2/ VN BẮT GIỮ THÊM 22 NGƯỜI LIÊN QUAN VỤ TẤN CÔNG Ở ĐẮC LẮC
Sau hai ngày xảy ra vụ tấn công vào 2 đồn
công an xã ở tỉnh Đắc Lắc, công an đã bắt giữ tổng cộng 22 người được cho là dính
líu đến vụ việc.
Vào sáng hôm qua 12/6, ông Tô Ân Xô, phát
ngôn nhân bộ công an, cho biết là sau một đêm truy lùng, công an đã bắt thêm 6
người, nâng tổng số người bị bắt lên 22 người. Tuy nhiên con số này vẫn chưa
đúng với số người dùng súng tấn công hai đồn Ea Tiêu và Ea Ktur ở huyện Cư
Kuin, khiến ít nhất 6 công an bị tử vong. Ngoài ra còn có 2 người dân được cho
là bị nhóm này bắt cóc làm con tin.
Đến chiều Chủ nhật 11/6, ông Tô Lâm, bộ trưởng công an, đã
truy thăng cấp bậc cho 4 công an thiệt mạng trong vụ tấn công nói trên. Cụ thể là
truy thăng từ đại úy lên thiếu tá đối với ông Hoàng Trung 42 tuổi, quê ở Nghệ
An; từ thượng úy lên đại úy đối với ông Nguyễn Đăng Nhân 29 tuổi, cũng quê tại
Nghệ An; từ đại úy lên thiếu tá đối với ông Trần Quốc Thắng 34 tuổi, quê tại Hà
Tĩnh và từ thượng úy lên đại úy đối với ông Hà Tuấn Anh 32 tuổi, quê tại Thanh
Hóa.
Đồng thời ông Tô Lâm cũng ký quyết định hỗ trợ mỗi gia
đình công an tử vong 100 triệu đồng. Hai công an bị thương được hỗ trợ mỗi người
50 triệu đồng, gồm đại úy Lê Kiên Cường 35 tuổi, công an xã Ea Ktur; và thượng
úy Đàm Đình Bốp 30 tuổi, phó công an xã Ea Ktur.
Vụ tấn công vào hai trụ sở công an xảy ra vào rạng
sáng Chủ nhật 11/6, được truyền thông quốc doanh tường thuật, gồm 10 người mặc
đồ rằn ri, lái xe gắn máy đến đồn công an xã Ea Tiêu. Sau khi hạ sát hai công
an, nhóm này kéo ra ngã ba Ea Sim chặn một xe bán tải và bắn chết tài xế. Cùng
lúc đó, một nhóm 30 người đi trên hai xe Jeep và xe gắn máy đã tấn công đồn
công an xã Ea Ktur, khiến 4 công an tử vong, một bí thư xã và một chủ tịch xã bị
bắn nhưng chưa rõ thương tích.
Nhiều người hoạt động nhân quyền Việt Nam bày tỏ quan điểm không ủng hộ việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, tuy nhiên cho rằng chính sách đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền là nguyên nhân đẩy người dân vào bước đường cùng.
3/ ĐÀI LOAN BÁC BỎ CÁO BUỘC CỦA VN VỀ CHỦ QUYỀN TẠI ĐẢO BA BÌNH
Bộ ngoại giao Đài Loan vào hôm 11/6 ra tuyên bố phản đối
tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa,
đồng thời cho biết là phản đối của Việt Nam đối với cuộc tập trận của Đài Loan
ở khu vực này là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Cần biết là vào hôm 8/6, bà Phạm Thu Hằng, phát ngôn nhân bộ
ngoại giao Việt Nam, lên tiếng phản đối cuộc tập trận bắn đạn thật của Đài Loan
ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình vào ngày 7/6. Bà Hằng tái khẳng định chủ
quyền của VN ở quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Ba Bình.
Trong tuyên bố phản bác, bộ ngoại giao Đài Loan khẳng định
đảo Ba Bình là lãnh thổ của Trung hoa Dân quốc , vì thế chính phủ nước này có
quyền thực hiện các quyền tài phán của mình đối với đảo Ba Bình.
Bộ ngoại giao Đài Loan đồng thời lên tiếng kêu gọi giải
pháp hòa bình cho các vấn đề về hòa bình và ổn định ở khu vực.
Đảo Ba Bình, hay còn được biết đến với cái tên Itu Aba, là
đảo lớn nhất ở Trường Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát và nằm cách Cao Hùng của
Đài Loan khoảng 1600 cây số về phía tây nam.
Việt Nam, Trung Cộng và Philippines đều đòi hỏi chủ quyền đối với hòn đảo này.
4. TUẦN DUYÊN HOA KỲ TÍNH TRIỂN KHAI NGUỒN LỰC ĐẾN ĐÔNG NAM Á
Lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ đang có kế hoạch
tăng cường việc huấn luyện và tuần tra hàng hải ở khu vực Á châu, theo tiết lộ
của Đô đốc Linda Fagan trong cuộc phỏng vấn vào ngày hôm qua 12/6.
Đô đốc Fagan là người cầm đầu lực lượng tuần
duyên Hoa Kỳ và đã tham dự cuộc đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay, đánh
dấu năm thứ hai liên tiếp bà tham gia cuộc đối thoại an ninh và quốc phòng.
Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, bà Fagan cho biết Ấn độ dương và Thái
bình dương là một khu vực quan trọng với tương lai Hoa Kỳ, chính vì việc mở
rộng vai trò tuần duyên ở khu vực này là mối ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ nhằm
bảo đảm một khu vực tự do và rộng mở.
Theo bà Fagan, lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ tiếp tục hiện
diện lâu dài trong khu vực Ấn độ dương và Thái bình dương với các cuộc tuần tra
bằng tàu bổ sung và các lực lượng chuyên biệt. Bà cho biết thêm tuần duyên hạm Harriet Lane
sẽ được triển khai tới khu vực này vào tháng 12.
Đô đốc Fagan cũng lưu ý lực lượng tuần duyên Mỹ tìm cách mở
rộng quan hệ đối tác với Nhật Bản và Úc cũng như các quốc đảo Thái Bình Dương
để nâng cao khả năng của lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia ở hai khu vực đó.
Cần biết lực lượng tuần duyên Mỹ đang xoay trục sang khu
vực này trong bối cảnh Trung Cộng tiếp tục thúc đẩy cái mà giới chuyên gia gọi
là “chiến lược vùng xám ở Biển Đông”. Chiến lược này gồm việc triển khai lực
lượng dân quân biển cả, tàu đánh cá và tàu hải cảnh vào vùng biển tranh chấp,
từ từ tăng cường kiểm soát hiệu quả, nhưng không gây ra xung đột quân sự.
Trong khi đó, nhiệm vụ của lực lượng tuần duyên tập trung vào việc thực thi pháp luật. Các nước sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với các tàu tuần duyên Mỹ hơn là với các tàu quân sự vì phản ứng liên quan của Trung Cộng sẽ dè dặt hơn.
No comments:
Post a Comment