Sunday, January 13, 2013

Tin tức ngày thứ Sáu, 11.01.2013

Hoa Kỳ Lên Án Nhà Cầm Quyền Việt Nam Về Các Mức Án Đối Với 14 Nhà Hoạt Động Công Giáo Trẻ

Sau phiên tòa xét xử các thanh niên Công Giáo và Tin Lành kết thúc tại Vinh, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Hà Nội kết án 14 nhà hoạt động vì họ đã thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Bà Victoria Nuland, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ, nhấn mạnh:
"Những bản án này cùng với việc bắt giữ các blogger khác và một luật sư nhân quyền hôm 27/12 là một phần trong vi ph ạm nhân quyền hết sức đáng quan ngại của Việt Nam, khơi dậy những nghi vấn về các cam kết của Hà Nội với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền."
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong số các trường hợp mà chính phủ Hoa Kỳ lưu ý và vẫn đang nêu lên với chính phủ Việt Nam có blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon, và 14 thanh niên Công giáo vừa bị kêu án tổng cộng hơn 80 năm tù hôm 9/1.
Đại sứ Mỹ tại Hà Nội kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức các nhà hoạt động này cùng tất cả các tù nhân lương tâm khác.
Cùng ngày 9/1, đồng Chủ tịch Nhóm Nhân quyền Việt Nam, dân biểu liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez, ra thông cáo nêu rõ tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam là một thách thức đối với lương tâm của thế giới, khiến quốc tế phẫn nộ và chứng tỏ Hà Nội không chấp nhận sự bất đồng chính kiến.

Các Tồ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền Quôc Tế Tố Cáo Cộng Sản Hà Nội Đẩy Mạnh Chiến Dịch Đàn Áp Đối Với Quyền Tự Do Bày Tỏ Quan Điểm

Hôm thứ Tư 9/1/2013 các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vạch rõ bản án của 14 thanh niên Công giáo là hành động chà đạp công lý và nằm trong khuôn khổ chiến dịch đàn áp ngày càng mạnh tay của Hà Nội đối với quyền tự do bày tỏ quan điểm.
Hội Ân xá Quốc tế cho rằng cáo buộc hoạt động của 14 người trẻ này là âm mưu lật đổ chính quyền là vô căn cứ. Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã tăng cường đàn áp các tiếng nói chỉ trích nhà nước và các nhà hoạt động ôn hòa. Ân xá Quốc tế dự đoán với bản án của 14 thanh niên Công giáo đầu năm 2013, xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm nay.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch tố cáo vụ án 14 nhà hoạt động ôn hòa là một bằng chứng thêm nữa chứng tỏ sự chuyên quyền, bạo ngược của Hà Nội đối với nhân dân và với thế giới khi cho rằng những ai tìm cách bảo vệ quyền con người là một mối đe dọa cho nhà nước.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ chỉ ra rằng các bản án khắc nghiệt cho thấy mức độ quá đáng của Việt Nam trong việc sẵn sàng đàn áp giới làm báo độc lập. CPJ kêu gọi chính quyền Hà Nội đảo ngược phán quyết với 14 nhà hoạt động trẻ và phóng thích tất cả các nhà báo tự do đang bị cầm tù vì những tội danh giả mạo liên quan đến an ninh quốc gia.

Ông Shinzo Abe, Tân Thủ Tướng Nhật Bản Thăm Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia

Hôm qua thứ Năm 10/1/2013 ông Yoshihide Suga Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản đã thông báo tân Thủ tướng Shinzo Abe sẽ dành chuyến viếng thăm nước ngoài đầu tiên từ khi ông tái nhậm chức, tới ba nước ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia từ ngày 16 đến 19/01, trùng hợp với dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ đối tác Nhật Bản – ASEAN.
Theo ông Yoshihide Suga, mục tiêu cuộc đi thăm của Thủ tướng Nhật Bản là nhằm "củng cố quan hệ hợp tác với các nước ASEAN để bảo đảm hòa bình và thịnh vượng cho khu vực, trong một bối cảnh chiến lược đang thay đổi"
Cuộc đi thăm ba nước lớn trong ASEAN của Thủ tướng Abe được cho là dấu hiệu chứng tỏ mối quan tâm chiến lược của Tokyo đến khu vực Đông Nam Á. Trong cử chỉ thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam với Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chọn Hà Nội là điểm đến đầu tiên của chuyến đi thăm.
Chiến lược đó còn thể hiện qua việc tân Ngoại trưởng Nhật Bản cũng chọn ba nước ASEAN là Philippines, Brunei, Singapore để thực hiện chuyến đi thăm ngoại quốc đầu tiên của mình.
Hôm qua thứ Nám 10/1 tại cuộc họp báo ở Hà Nội, ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết hai phía sẽ "thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư...,"

Philippines Chất Vấn Trung Cộng Về Chỉ Thị Khám Xét Tàu Thuyền Trên Biển Đông

Phát biểu tại thủ đô Manila, Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario xác nhận là chính quyền nước ông đã yêu cầu Trung Cộng giải thích hai sự kiện làm tình hình Biển Đông căng thẳng thêm trong những ngày đầu năm 2013 : Chỉ thị cho công an biên phòng tỉnh Hải Nam quyền khám xét tàu thuyền ngoại quốc bị cho là xâm nhập trái phép vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền, và quyết định khai tri ển một tàu tuần tra hạng nặng xuống Biển Đông.
Theo Ngoại trưởng Philippines, ngoại giao Trung Cộng từng xác định rằng Bắc Kinh khẳng định chủ quyền của mình – kể cả bằng cách ngăn chặn tàu bè nước ngoài trong vùng biển ngoài khơi tỉnh cực nam của Trung c ộng là đảo Hải Nam. Thế nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố rằng hầu như toàn bộ vùng Biển Đông thuộc thẩm quyền của đảo Hải Nam.
Ông Albert del Rosario cho biết là phía Philippines đã yêu cầu Trung cộng xác định giới hạn lãnh thổ mà họ muốn bảo vệ vì : « Tất cả mọi người đều bực bội,lo lắng và quan ngại ». Theo Ngoại trưởng Philippines, đó là lý do vì sao Philippines đã nói với Trung c ộng là phải xác định rõ phạm vi áp dụng chỉ thị kiểm soát của tỉnh Hải Nam. Vấn đề là cho đến nay Bắc Kinh vẫn không trả lời.

No comments:

Post a Comment