Friday, January 11, 2013

CHUYỆN NÀY CHỈ CÓ Ở NƯỚC NAM MÌNH (Bài 4)


Thứ Bảy ngày 05.01.2013    

Cách làm chính sách như từ trên trời rơi xuống, làm chính sách từ Salon, phòng lạnh, cho nên khi chính sáchđưa ra gặp ngay những phảnứng mạnh mẽ của toàn xã hội, nó không có tính khả thi, bị huỷ bỏ ngay hoặc chẳng ai cần thực hiện. Điều này không chỉ cho thấy sự quan liêu, xa cách nhu cầu cuộc sống mà nó còn phản ảnh trình độ của những người nắm quyền sinh sát trong guồng máy cầm quyền của Đảng CSVN. Tệ trạng này được Thương Dân trình bày trong bài "chuyện này chỉ có ở nước Nam mình" qua giọng đọc của Dian để tiếp nối chương trình hôm nay.
Có thể nói rằng, thời gian qua các cơ qua n quản lý cuả Nhà nước cóđưa ra những chính sách nhằm giải quyết những vấn đề như chống ùn tắc giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguy cơ gây bệnh, mỹ quan đô thị ...có nhiều điều không sát và phù hợp với cuộc sống thực tế. Xin dẫn ra một số việc như sau :

Để chống ùn tắc giao thông, năm 2011 Sở Giao thông vận tải thành phố Sài Gòn có sáng kiến đưa ra quy định : xe số chẵn đi theo ngày chẵn (thứ hai, thứ tư, thứ sáu ) còn xe số lẻ đi theo ngày lẻ (thứ ba, thứ năm, thứ bảy ), nhưng khi quy định vừa đưa ra thì gặp ngay phản ứng gay gắt của dư luận xã hội, đành gác lại.
Để đảm bảo an toàn giao thông, một trong nội dung của Nghị định 71CP/2012 yêu cầu người đi xe phải chính tên, chính chủ, nếu không sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt, thế là dư luận xã hội lại phản ứng như : trong một gia đình chỉ có thể mua được một cái xe rồi dùng chung, hay có công việc cần đi đâu phải mượn xe nhau lúc đó lại phải đi xin giấy tờ để chứng minh là xe đi mượn, tuy vậy vẫn không được, người đi xe phải chính tên chính chủ mới không bị phạt. Cuối cùng bị áp lực dư luận, nội dung này phải xếp lại.
Năm 2008, Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông. Theo tiêu chuẩn này, người thấp bé, nhẹ cân ( chiều cao dưới 1,45m, trọng lượng dưới 40 Kg ) không được cấp bằng lái xe có máy trên 50 phân khối. Chưa hết, người dân còn choáng hơn về quy định bộ ngực, người có vòng ngực bình quân dưới 72 cm không được cấp bằng lái xe A1 nghĩa là không được đi xe trên 50 phân khối. Quy định này lập tức bị phản ứng rồi phải bỏ đi.
Để phòng chống bệnh dại do chó mèo là tác nhân truyền bệnh, Cục thú y quy định "chó mèo cũng phải chính tên chính chủ". Nghĩa là chó mèo cũng phải đăng ký như con người đăng ký hộ tịch hộ khẩu để quản lý. Thành lập đội đặc nhiệm đi bắt chó mèo thả rông, sau ba ngày không có người nhận thì sẽ tiêu huỷ. Nhưng cái quy định này cũng chỉ để trong ngăn kéo chứ chẳng ai thực hiện.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 20/7/2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư 33 quy định : Thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ bình thường chỉ được bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ. Nhưng lấy ai theo dõi để biết thịt đó được giết ra và bán bao giờ. Thế là Thông tư chỉ ban hành ra để cho nó oai chứ thực ra nó không có tính khả thi và người dân chẳng cần phản ứng nữa mà họ cứ làm coi như không có cái thông tư 33 nào cả.
Để thực hành tiết kiệm, Thành uỷ Hà nội dựa theo đề xuất của Trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hồ Quang Lợi ra quy định số 11, đám cưới chỉ được tổ chức dưới 50 mâm, nhà hàng chỉ được phép cho thuê tổ chức những đám cưới có đăng ký kết hôn. Có người cho rằng quy định dưới 50 mâm khống chế số khách tham dự là dưới 300 người, nhưng có ý kiến cho rằng quy định này chỉ khống chế số mâm chứ không khống chế số người vì đâu có quy định mỗi mâm chỉ có 6 người vì thế ngay ở một số khách sạn mỗi mâm có thể ngồi từ 10-12 người quanh một bàn tròn xoay, như vậy số khách có thể là 500 đến 600 người. Đây không phải là mệnh lệnh hành chính trên bảo dưới không nghe mà nó còn liên quan đén văn hoá, xã hội, làm cỗ nhiều và to không hẳn để cho oai mà còn để trả nợ miệng,
thậm chí còn để kinh doanh, quan chức làm to lại tổ chức lớn vì họ lắm quan hệ, nhiều khách. Đám ma người nhà dân, niệm chiều hôm trước và lễ viếng, sang hôm sau đưa đi an táng, nhưng đám ma người nhà quan chức phải để 3-4 ngày, người viếng cả ngày lẫn đêm mới hết khách. Cho nên cái quy định dưới 50 mâm nó sẽ bị phản ứng ngay chính ở đội ngũ quan chức.
Nghị định 64/2012 quy định cấp giấy phép xây dựng nhà phải có quy hoạch 1/500, trong khi đó quy hoạch 1/2000 cũng chưa làm nổi, các địa phương đã có phản ứng nhưng cơ quan quản lý vẫn làm ngơ. Hay cấp giấy phép xây dựng nhà thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng người dân đã được cấp hết đâu. Có phải chuyện này chỉ đánh đố dân không. Dù quy định là thế nhưng không có đủ thủ tục, thì có tiền vẫn được cấp phép xây dựng!
Việc thu phí bảo trì đường bộ trên đầu phương tiện, theo Nghị định 18/2012, người dân kiến nghị bao nhiêu lần là nên thu phí vào xăng chứ không nên thu trên đầu phương tiện, vì xe nào tiêu thụ nhiều xăng tức là lưu hành trên đường nhiều thì phải đóng nhiều, nhưng mọi kiến nghị chỉ bằng không !
Nghị định 34/2010 quy định xử phạt người bán hàng rong tới 20-30 triệu, người bán hàng loại này chỉ là tầng lớp nghèo khổ, bán gánh hàng rong để thêm vào chi tiêu cuộc sống hàng ngày của gia đình, lấy gì mà nộp. Cái quy định quái gở này là gánh nặng trên lưng người nghèo.
Còn nhiều cái quy định trái khoáy, thiếu tính khả thi, không phù hợp với cuộc sống thực tế của xã hội, không thể kể hết ra được.
Quản lý xã hội theo kiểu nói trên thì chuyện này chỉ ở nước Nam mình mới có phải không các bạn ?
Thương Dân

No comments:

Post a Comment