Saturday, January 19, 2013

Nông dân miền Trung và nỗi lòng Tết nghèo (kỳ 1)

Thứ Ba ngày 15.01.2013     
"Góc khuất cuộc đời" là một chuyên mục đồng hành cùng những mảnh đời không may mắn, những số phận bị đẩy đến đường cùng, những gia đình chịu nhiều thiệt thòi bởi bất công, tham lam và tội ác của chính quyền độc tài. Và, trên đất nước thân yêu vốn chịu nhiều nhân họa, thiên tai này, có những gia đình sống lây lất, không lối thoát, bữa ăn, cái mặc đối với họ luôn là một thứ gì đó gây bất an, đau khổ, mặc dù họ vẫn nỗ lực vượt qua bản thân hằng ngày. Mời quí thính giả lắng nghe câu chuyện Nông dân miền Trung và nỗi lòng Tết nghèo (kỳ 1) phóng sự này do Nguyễn Tường Phổ thực hiện, qua giọng đọc Hướng Dương.
Nói về đời sống của người nông dân Việt Nam, người ta qui vào bốn chữ: Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Bốn chữ ấy nói lên tất cả thân phận và tương lai của họ. Đặc biệt, nói về người nông dân miền Trung, người ta còn kèm theo một câu nữa: Mưa chan nắng cháy.
Như vậy, bán mặt cho đất bán lưng cho trời giữa bối cảnh mưa chan và nắng cháy, chắc không còn cái khổ nào hơn! Đó là chuyện của trời, của thiên nhiên, chưa muốn nói đến chuyện họ đang sống dưới tai ách Cộng sản, họ đang đối diện với mọi nguy cơ rình rập từ chính những đồng tộc, đồng bào của họ. Câu chuyện của những nông dân sống dưới vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 với đời sống khổ nhọc, xong mùa phải đi làm thuê, cuốc mướn, đi nhặt đồng nát và mò cua, bắt ốc để đón Tết.
Cô Nguyễn Thị An, người Đại Lộc, Quảng Nam, chia xẻ:
Trung bình, mỗi nông dân ở miền Trung được chia cho diện tích ruộng từ 300 mét vuông đến 400 mét vuông để canh tác. Quĩ đất còn lại không phải là ít, nhưng nó không được chia cho nông dân mà nhà nước dùng vào mục đích khác. Mà mục đích khác là mục đích gì thì chẳng ai có thể biết ngoài những kẻ đang cầm quyền, người ta cứ thấy thỉnh thoảng lại có vài ba công trình mọc lên ở những vùng được gọi là quĩ đất dự trữ, mỗi công trình rộng từ vài chục đến vài trăm hecta, và những công trình này không phải đền bù giải phóng mặt bằng cho bất kỳ người nông dân nào vì nó thuộc về quĩ đất dự trữ. Trong khi đó, dân số mỗi ngày một thêm tăng, những em bé sinh sau năm 1995, đến nay vẫn chưa có phần đất sản xuất, và rất có thể sẽ chẳng bao giờ những em bé này có đất sản xuất vì quĩ đất đã quá hẹp. Bởi những công trình của tư bản đỏ và những cánh rừng ma, cánh đồng ma tưởng là không có chủ nhưng thực tế, nó đã có bìa đỏ chứng nhận sử dụng đất của nhiều cán bộ Cộng sản. Với đà này, chẳng bao lâu, chuyện chỗ ở sẽ là câu chuyện khiến cho người có thu nhập thấp không bao giờ dám mơ tới.
Gia đình cô Hồ Thị Hồng, đang sống tại Quán Rường, Tam Kỳ, Quảng Nam, với 5 người cựa quậy trong không gian chưa đầy 100 mét vuông từ nhà ở cho đến vườn tược, với yêu cầu diện tích đất sinh hoạt và canh tác ở quê, 5 người trên một trăm mét vuông là chuyện không thể tồn tại nổi. Nhưng, gần ba mươi năm nay cô vừa đi nhặt đồng nát, đi buôn ve chai, buổi trưa phải đến quán cơm mua một dĩa cơm trắng với một ít rau xào, giá 5 ngàn đồng, trước khi mua cơm, cô Hồng quan sát tất cả các bàn ăn thử bàn nào còn cơm thừa, thức ăn thừa, cô sẽ mang dĩa cơm đến bàn ấy ngồi và lén gắp những lát thịt, miếng cá mà người khác bỏ lại, cho vào dĩa cơm của mình để cải thiện bữa ăn. Chúng tôi đã ngầm theo cô gần hai ngày và tận mắt chứng kiến những bữa cơm của cô, nhìn thấy cô bưng chén canh thừa của người khác húp ngon lành, nhanh gọn. Chỉ biết ứa nước mắt và ngẫm đến những chén cơm chan nước mắt của người dân Việt Nam nghèo. Nói về hoàn cảnh gia đình của mình, cô Hồng buồn tủi:
Đời sống của những người phụ nữ quanh năm đầu tắt mặt tối dưới ruộng đồng, eo sèo ở những góc chợ, những bãi rác, dường như đi đâu cũng có thể gặp, nhất là trong những ngày cận Tết, trời lạnh, gió hun hút, dáng bộ hom hem của họ cùng đôi quang gách đi trong cái rét giữa đường vắng luôn ám ảnh gợi lên một điều gì đó phiêu diêu, bất định và tủi nhục của kiếp người. Tại sao họ vẫn hằng ngày siêng năng, vất vả, bương chải bằng mọi cách để kiếm sống mà vẫn khổ? Xin mời quí vị theo dõi phần tiếp theo ở kỳ 2!
Nguyễn Tường Phổ

No comments:

Post a Comment