Wednesday, December 12, 2012

Tin tức thứ Tư, ngày 12.12.2012

Tại Geneve : Trao thỉnh nguyện thư Triệu con tim - Môt tiếng nói cho Hội đống Nhân quyên Liên hợp quốc.

Chiến dịch Thỉnh nguyện thư "Triệu con tim - Một tiếng nói" sau hai tháng phát động, đã thu được hơn 125.000 chữ ký của người Việt khắp nơi trên thế giới.
Thi hành chương trình đã định, đúng vào ngày Nhân quyền quốc tế, thứ Hai 10/12/2012, phái đoàn Việt Nam do nhạc sĩ Trúc Hồ, Tổng Giám đôc Đài truyền hinh SBTN hướnng dẫn đã có mặt tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Genève, Thụy Sĩ, để trao hồ sơ Nhân quyền Việt Nam và Thỉnh nguyện thư đến bà Laura Dupuy Lasserre, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Tiếp nhận Thỉnh Nguyện Thư, bà Lasserre ngỏ lời cám ơn phái đoàn đã nêu vấn đề Nhân quyền của Việt Nam đối với bà, và bà cũng hứa sẽ quan tâm hơn nữa về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Trong dịp này, phái đoàn VN cũng đã gặp gỡ bà Denise Ryan và ông Marcelo Daher thuộc ban "Bảo vệ quyền con người và tự do phát biểu" của Liên hợp quốc.
Chiến dịch "Triệu con tim, Một tiếng nói" do nhạc sĩ Trúc Hồ khởi xướng có mục đích thu thập chữ ký dưới hình thức Thỉnh nguyện thư để tố cáo các vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam đồng thời cảnh báo dư luận thế giới về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Sau 2 tháng phát động chiến dịch đã thu thập được hơn 125.000 chữ ký từ 59 quốc gia trên thế giới trong đó có hơn 5.000 chữ ký từ Việt Nam và 126 đoàn thể, cộng đồng, đảng phái, cơ quan truyền thông tham gia ủng hộ. Kết quả này không chỉ nói lên sự thành công về mặt số lượng chữ ký mà còn thể hiện được tinh thần đoàn kết của người Việt khắp nơi trên thế giới trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Thị trường lao động tại Việt Nam tiếp tục ảm đạm.

Suy thoái kinh tế đã và đang ảnh hưởng mạnh đến việc làm, đời sống của người lao động khiến cuộc sống nhiều gia đình trở nên khó khăn.Thống kê từ các phiên giao dịch việc làm và các mạng tuyển dụng trực tuyến cho thấy, nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 sụt giảm mạnh.Trong 10 tháng đầu năm nay, 55/58 ngành có chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến tăng trưởng âm. 3 ngành đứng đầu về mức độ giảm nhu cầu nhiều nhất là bất động sản giảm 60%, ngành kế toán kiểm toán giảm 55%, ngành xây dựng giảm 49%.Sự sụt giảm về nhu cầu nhân lực trong bối cảnh quân số thất nghiệp gia tăng khiến người tìm việc ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận việc làm mới.. Tại Hà Nội, 264 doanh nghiệp đã tham gia phiên giao dịch việc làm trong tháng 10, tổng số lao động được tuyển dụng chỉ chiếm 26,06% trên tổng chỉ tiêu tuyển. Gần đây nhất, tại phiên ngày 29.11, trong khoảng 1.000 người tham gia, chỉ có 176/863 lao động đã qua phỏng vấn được tuyển dụng (chiếm khoảng 20%)Còn tại Sài Gòn phiên giao dịch việc làm lần thứ 19 tổ chức ngày 3/12 có tới 2.189 lượt người đến đăng ký tìm việc, trong đó, số người được dự tuyển phỏng vấn 1.187 người và số người được thông báo nhận việc là 467 người, chiếm khoảng 39%.

Công an bắn chết dân tại Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang.

Theo tin của thông tín viên Đài Đáp lời sông núi, Chiều thứ Hai 10 tháng 12 mới đây, tại thị trấn Bố Hạ huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang hơn 30 công an đột kích vào một tụ điểm trọi gà nổ súng bừa bãi vào đám đông người đang tập trung tại đây. Hậu quả một người dân là anh Bùi Văn Lợi bị trúng đạn K54 do công an bắn ra. Viên đạn đi quá hiểm khiến anh Lợi chết tại chỗ.
Để xoa dịu dư luận và tránh một cuộc bạo động từng xảy ra trước đây tại Bắc Giang khi công an đánh chết một người dân, công an tỉnh Bắc Giang đã vội vã kết luận súng bị cướp cò khi công an bắn chỉ thiên nên gây ra cái chết của anh Lợi.
Một người dân chứng kiên tại chỗ cho biết: anh Lợi bị bắn một phát đạn K54, đường đạn đi xuyên từ ngực trái phía trước ra sườn phải phía sau, chiều đạn đi chéo từ trên xuống dưới, trước ra sau. Tầm bắn rất gần khiến ngực áo nạn nhân có ám khói súng, đồng thời đạn phá thủng một lỗ to bên sườn ở phía đạn đi ra. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với kết luận của công an tỉnh Bắc Giang là bắn chỉ thiên

Mỹ-Việt chưa đối thoại nhân quyền năm 2012

Vòng 17 của cuộc đối thoại song phương Việt - Mỹ về vấn đề nhân quyền lẽ ra được tổ chức trong tháng 11 hoặc tháng 12 như thông lệ, nhưng hiện đang bị trì hoãn.
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hai bên vẫn còn đang làm việc để thống nhất các tiêu chí cho vòng đối thoại, theo kế hoạch sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Quan chức ngoại giao nói trên bình luận: "Chúng tôi chưa thấy có cải thiện như mong muốn. Chúng tôi rất muốn thấy các hành động cụ thể".
Hãng tin AP cho rằng Mỹ tỏ ra không hài lòng trước các hoạt động trấn áp bất đồng chính kiến và blogger mới đây của Chính phủ Việt Nam.
Việc bắt giam và chuẩn bị đưa ra xét xử nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quốc Quân có thể là ví dụ rõ nhất cho thấy Việt Nam không sẵn lòng lắng nghe các quan ngại của phía Mỹ về vấn đề nhân quyền.
AP cho hay cuộc đối thoại có thể chỉ bị hoãn vài tuần, nhưng điều này cho thấy tình hình nhân quyền đi xuống của Việt Nam đang gây khó cho tiến trình đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ.
Một số dân biểu Mỹ đang tìm cách gây áp lực với chính quyền Obama đòi hỏi phải cứng rắn hơn đối với Hà Nội về nhân quyền và tự do tôn giáo.

Miến Điện: Một tạp chí của đối lập lưu vong được lưu hành trong nước

Vào thứ năm 13/12/2012 sắp tới, tạp chí Irrawaddy do các nhà báo Miến Điện lưu vong thành lập tại Thái Lan sẽ bắt đầu được lưu hành tại Miến Điện. Đây là lần đầu tiên từ khi ra đời cách nay hai thập niên, tờ Irrawaddy xuất hiện công khai tại Miến Điện. "Irrawaddy" là tên giòng sông chính của Miến Điện dài hơn 2,100 cây số.
Theo hãng tin Pháp AFP, trước mắt, độc giả ở Rangoon cũng như tại một số thành phố lớn khác sẽ có thể tìm thấy trên các sạp báo các ấn bản biếu không của tạp chí Irrawaddy. Trả lời AFP vào hôm thứ Bá 11/12, ông Kyaw Zwa Moe, chủ bút phiên bản Anh ngữ của tạp chí, cho biết là ông muốn 'thăm dò' tình hình, vì chưa biết chính quyền sẽ phản ứng ra sao. Trong thời gian qua tạp chí này đã bị giới tướng lãnh nghiêm cấm.Chủ bút tờ báo khẳng định là ấn bản sắp ra mắt vẫn không khoan nhượng trong nội dung bài viết, vẫn mang tính 'phê phán' cố hữu. AFP nhắc lại là Tổng thống Thein Sein, đã từng nói là ông không sợ giới truyền thông báo chí. Lời nói này được chứng minh qua hành động bãi bỏ kiểm duyệt, và cho báo giới đối lập về nước. Các trường hợp điển hình của chính sách này là đài truyền hình DVB - Tiếng nói Dân chủ Miến Điện - cơ sở tại Oslo, và tờ báo mạng Irrawady cùng với hãng thông tấn Mizzima.Tuy nhiên báo giới nhìn chung vẫn rất thận trọng, như đánh giá của chủ bút Irrawaddy, chưa thể nói chắc tình hình cởi trói kéo dài, không biết được diễn tiến tương lai ra sao./.

No comments:

Post a Comment