Monday, December 17, 2012

Tin Tức thứ Hai 17.12.2012

Việt Nam: Tổng Thu Nhập Nội Địa Tăng - Đói Nghèo Tăng

Trước đây, Việt Nam là một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, nên thuộc diện được nhận nguồn vốn giá rẻ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) – thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB). Từ năm 2011, thu nhập của người Việt Nam vượt ngưỡng 1.260 USD/năm, vì vậy về mặt kỹ thuật, Việt Nam đã đạt được các tiêu chí để thôi nhận viện trợ từ tổ chức này từ tài khóa 2014 và bắt đầu việc trả nợ từ tài khóa 2015.

Tuy nhiên, một báo cáo của Chính phủ Việt Nam, đưa ra trong Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ 15/12 vừa qua cho rằng thu nhập bình quân đầu người (GNI) của Việt Nam cao chỉ là giả tạo. Theo đó, trong 5 năm qua, việc tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao là nguyên nhân đẩy thu nhập cao lên.
Cụ thể, trong giai đoạn 2000 – 2007, mức tăng giá đồng nội tệ đóng góp 10% trong việc tăng thu nhập bình quân đầu người (tính theo phương pháp Atlas). Tuy nhiên sang giai đoạn 2007 – 2011 đã có sự thay đổi đột ngột, với 50% mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người là do tiền đồng mất giá.
Báo cáo đề cao vai trò của nguồn vốn của Hiệp hội phát triển quốc tế về quá trình xóa đói giảm nghèo trong thập kỷ qua, tuy nhiên nhấn mạnh tỷ lệ nghèo của Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các số liệu từng công bố.
Việt Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo (14,3 triệu người, chiếm 16,9% dân số) và cũng nằm trong số nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực. Lâu nay Việt Nam được xem là một trong những nước thành công nhất về giảm nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp hơn chuẩn quốc tế.
Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,61 USD cho khu vực thành thị và 1,29 USD cho khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so với chuẩn của quốc tế 2 đôla Mỹ một ngày (tính theo PPP) thì có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức nghèo. Một bản phân tích của Viện Brookings (một trong những nhóm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ) năm 2011 cho thấy 70,4% người Việt Nam sống dưới mức 5 đôla Mỹ một ngày.
Vì sao lại như vây? Đó là do Chính phủ Việt Nam gian dối về GDP, từ đó gian dối về thu nhập bình quân đầu người.
Việt Nam có 92 triệu người, nếu thu nhập bình quân đầu người, theo công bố, là 1260 USD/năm, thì Việt Nam có GDP 116 tỉ USD.
Nhưng thực tế GDP Việt Nam chỉ khoảng 60-80 tỉ USD mà thôi, do đó mới xảy ra tình trạng tới 40% người Việt Nam dưới mức nghèo, tính theo PPP.
Còn không tính theo PPP, dùng nominal income, thì số nghèo lên tới hơn 60%.

Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Có Số Sai Phạm Về Tài Chính Lớn Với Tổng Số Tiền Phải Thu Hồi Lên Tới Hàng Ngàn Tỉ Đồng

Là tập đoàn có doanh thu, lợi nhuận nhờ vào việc khai thác tài nguyên dầu khí, doanh thu toàn tập đoàn Dầu khí quốc gia thời kỳ 2006 – 2010 lên tới gần 690.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng hơn 124.000 tỉ đồng. Tập đoàn Đầu khi quốc gia được hưởng một cơ chế rất đặc biệt là được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ và khoản được Nhà nước đầu tư trở lại (bằng tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà để lại sau khi đã nộp ngân sách nhà nước)... tỷ lệ trích bằng 35% lợi nhuận sau thuế. Theo quy định, quỹ này được sử dụng để đầu tư cho các dự án trọng điểm về dầu khí, đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty mẹ, góp vốn với các nhà thầu dầu khí và các đơn vị thành viên, đầu tư ra bên ngoài. Từ năm 2006 – 2010, quỹ này của PVN lên tới 111.000 tỉ đồng.
Nhưng tập đoàn đã có những khoản đầu tư từ quỹ trên không đúng quy định. Ví dụ, dự án đường từ thành phố Cà Mau đến khu công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau tập đoàn ứng vốn cho tỉnh Cà Mau từ quỹ trên để thực hiện với số tiền trên 352 tỉ đồng
Trong việc sử dụng quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo (thời kỳ 2006 – 2010, số dư đầu kỳ quỹ này gần 2.646 tỉ đồng, số tiền phát sinh tăng quỹ trên 232 tỉ đồng), tập đôàn cũng sử dụng sai 11,82 tỉ đồng khi thực hiện cấp vốn cho ban quản lý khí điện đạm Cà Mau.
Hay ở việc sử dụng tiền lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho tập đoàn (số tiền để lại giai đoạn 2006 – 2010 trên 34.851 tỉ đồng) nhưng qua thanh tra, TTCP chưa thấy PVN sử dụng khoản tiền này vào mục đích đầu tư, tìm kiếm dầu khí như quy định. Nhưng PVN lại dùng tới trên 15.600 tỉ đồng để đầu tư cho ba hoạt động tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí. Cụ thể, PVN đã dùng khoản tiền lớn này cấp vốn điều lệ cho công ty Thăm dò khai thác dầu khí (11.847 tỉ đồng), góp vốn vào liên doanh Rusvietpetro (1.393,7 tỉ đồng), cung cấp hoạt động tài chính theo hợp đồng nhận nợ cho liên doanh Rusvietpetro (2.360,4 tỉ đồng)

Ngành Càng Nhạy Cảm, Tiền Chạy Càng Lớn

Trong phiên họp mới đây của Hội đồng nhân dân thành phố Sài Gòn,, dư luận đều chú ý tới thông tin về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức: có khoảng 30% công chức làm được việc, 30% giao việc nhưng không yên tâm, có tới 40% không đáp ứng công việc.
Đại diện Bộ Nội vụ cũng từng cho biết, qua tham khảo ý kiến lãnh đạo sở ngành thì chỉ có 1/3 công chức làm được việc, 1/3 là tạm được và phần còn lại không làm được việc. Vào năm 1993 khi nhà nước tổ chức phân loại công chức cũng đã đánh giá 40% làm được việc, 20% làm tạm được nhưng chưa yên tâm, 20% thiếu tiêu chuẩn và 20% không đáp ứng...Như vậy 20 năm sau, con số vẫn lặp lại.
Xã hội không thiếu người tài, nhưng thành phần như thế nào mới được tham gia thi tuyển Trong một đội ngũ cán bộ có năng lực kém, chỉ cần người lãnh đạo lợi dụng chỉ đạo theo hướng khác thì cấp dưới phải tuân theo..
Khi một môi trường, một xã hội bị đồng tiền chi phối, những phi lý sẽ trở thành chuyện đương nhiên, nhiều cái sai thành cái đúng. Không chỉ người ngoài mất niềm tin mà ngay cả những người bỏ tiền ra để chạy việc cũng không phục, không tin người sử dụng mình.
Một cuộc khảo sát trong dư luận cho thấy có tới 80% người được hỏi cho rằng trúng tuyển công chức nhờ chạy chọt. Muốn chạy thì phải chạy từ trước bởi quy trình thi công chức, không ai có thể sửa điểm và cũng không ai dại gì mà làm điều đó. Tuy nhiên, khi duyệt kết quả thì lại rất khó để giám sát bởi một người chấm thi nhưng người vào biểu điểm duyệt lần cuối lại là người khác. Từ đây tiêu cực đã xẩy ra., ngành càng nhạy cảm như tòa án, viện kiểm sát, hải quan, thanh tra tiền chạy cầng lớn

Dân Bất Bình Vì Nhà Máy Gây Ô Nhiễm

Thời gian qua, các hộ dân tại xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) bất bình về việc ô nhiễm môi trường khu vực Nhà máy tinh bột Long Giang (thuộc Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh).
Theo như phản ánh của người dân, nguồn nước trong khu vực trên cũng bị ảnh hưởng, nước thải của nhà máy chảy theo con suối Khe Hai chảy qua nhiều xã của huyện Quảng Ninh và thành phố .Đồng Hới, khiến nguồn nước cũng bị đổi màu nên người dân cũng không dám sử dụng. "Đã có hiện tượng cá chết nổi lên, thậm chí không dám cho trâu bò uống
Trước thực trạng trên, hàng chục hộ dân ở xã Vĩnh Ninh và xã Nghĩa Ninh (Thành phố Đồng Hới) - nơi có nguồn nước từ nhà máy theo dòng suối đổ về - đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng phản ánh. Cũng theo phản ánh, Nhà máy tinh bột Long Giang được Uỷ ban nhan dân tỉnh cấp phép đầu tư nhằm chế biến tinh bột giong riềng, nhưng hiện lại... chuyển hướng sang sản xuất nguyên liệu sắn, như vậy là có sự khác biệt về các tiêu chí đánh giá tác động môi trường.
5/(Nữ) Trung Cộng Kiểm Soát Tàu Nước Ngoài Trên Biển Đông
Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam, sẽ tiếp cận các tàu tiến vào khu vực mà Trung Cộng coi là lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Họ được phép lên tàu, kiểm soát các tàu nước ngoài mà Trung Cộng cho là "xâm nhập trái phép" và yêu cầu các tàu thay đổi lộ trình.Nếu các tàu nước ngoài hoặc thủy thủ đoàn vi phạm quy định đưa ra, cảnh sát Hải Nam có quyền tiếp quản tàu hoặc hệ thống thông tin liên lạc trên tàu
Động thái ngày một lấn lướt gây hấn của Trung Cộng đã làm phức tạp và tăng nhiệt cho một "điểm nóng" của châu Á - nơi có những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới được cho là đảm nhận hơn
Tướng Juancho Sabban, chỉ huy lực lượng quân sự Philippiines miền tây cho biết. "Đó là sự vi phạm luật pháp quốc tế, vi pháp quyền tự do đi lại quốc tế".
Ngoài Trung Quốc, còn một số nước châu Á tuyên bố chủ quyền với các đảo nhỏ trong khu vực được coi là vùng biển chiến lược với các vùng đặc quyền kinh tế giàu tiềm năng năng lượng, nguồn tôm cá.
6/(Nam) Phe Bảo Thủ Thắng Lơn Trong Cuộc Bàu Cử Quốc Hội Ở Nhật Bản
Từ 7 giờ sáng đên 8 giờ tối (giờ dịa phương) ngày hôm qua Chủ nhật 16/12/2012, cử tri Nhật Bản đã đi bỏ phiếu để bàu ra toàn bô 480 ghế tại hạ nghị viện.
Theeo kết qua sơ bộ, Đảng Dân Chủ Tự Do đã thắng lơn trong cuộc bầu cử đưa phe bảo thủ và các đồng mình của họ thành lập một chính phủ mới, mà người ta dự kiến là sẽ theo đuổi một chương trình về an ninh theo đường lối diều hâu hơn cũng như đề ra chương trình cải cách kinh tế táo bạo hơn.
Cách đây 3 năm Đảng Dân chủ Tự do, bị mất quyền lưc nằm trong tay phe trung tả do Đảng Dân chủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda cầm đầu.
Với thắng lợi này cựu thủ tướng Shinzo Abe trở lại quyền lực.
Các cuộc thăm dò những người vừa bỏ phiếu cho thấy Đảng Dân chủ Tự do chiếm được gần 300 ghế và liên minh của đảng này là đảng Tân Komeito, chiếm được 30 ghế trong 480 ghế ở Hạ viện. Con số này đã bảo đảm được thế đa số 2 phần 3, đủ để bác bỏ quyết định của thượng viện,
Đảng Dân chủ Nhật Bản theo dự kiến sẽ mất hơn 2 phần 3 số ghế ở Hạ viện. Thủ tướng Yoshihiko Noda nói thất bại này là trách nhiệm của ông và ông đã từ chức chủ tịch đảng. Theo dự kiến ông sẽ vẫn giữ ghế ở quốc hội.
Các nhà phân tích nói rằng thắng lợi của Đảng Dân chủ Tự do sẽ mang lại một chính phủ, hứa hẹn một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc về các tranh chấp lãnh thổ trong vùng Thái bình dương, và chính phủ sẽ ủng hộ chính sách năng lượng hạt nhân, cho dù thảm họa hạt nhân đã xảy ra cho Nhật Bản năm 2011.
Đảng Dân chủ Tự do đã từng cầm quyên ở Nhật Bản gần 50 năm. Ông Abe từng nắm chức Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản trong các năm 2006 và 2007 và tranh cử với nghị trình phục hồi kinh tế và mạnh bạo với Trung Quốc.
Ông Abe cũng kêu gọi gia tăng chi tiêu các công trình công cộng cũng như có một chính sách tiền tệ dễ dãi để đưa nền kinh tế một thời đầy sinh động của Nhật Bản ra khỏi tình trạng suy thoái lần thứ tư trong vòng 12 năm qua.

No comments:

Post a Comment