Thursday, December 27, 2012

CHUYỆN NÀY CHỈ CÓ Ở NƯỚC NAM MÌNH

Thứ Năm ngày 27.12.2012     
Hầu như toàn dân đều biết tham nhũng là ung nhọt thối rữa phá hoại sinh lực, tiềm lực QG trong việc chắp cánh cho VN bay bổng trên nền trời thế giới, nó đã làm thối chí bao tấm lòng ái quốc. Do đó, phải thanh lọc guồng máy điều hành đất nước , vậy mà hiện nay chống tham nhũng lại là một vấn đề gian khó cho toàn dân VN, Gian khó, hiểm nguy như thế nào? Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết của Thương Dân, có tựa đề: " CHUYỆN NÀY CHỈ CÓ Ở NƯỚC NAM MÌNH sẽ được Dian trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Một trong những vấn đề mà cả xã hội quan tâm , đó là tình trạng tham nhũng ở Việt Nam . Nó đang diễn ra hàng ngày ở mọi nơi từ trên xuống dưới . Mặc dù Nhà nước có nhiều văn bản , có cả luật phòng chống tham nhũng nhưng xem ra không có hiệu quả mấy . Hàng năm các cơ quan Thanh tra , Kiểm tra chỉ tìm ra một vài việc làm trái chứ không tìm ra tham nhũng , chỉ khi nào dân chúng tố cáo nhiều lần thì các ngành chức năng buộc phải làm, song kết quả không phản ảnh hết sự thực .
Nguyên nhân tại đâu ? Một nguyên nhân mà các cơ quan thông tin đại chúng đã đề cập, đó là lợi ích phe nhóm, điều này dẫn đến sự bao che, dàn xếp, can thiệp làm cho thanh tra, kiểm tra "không tìm ra tham nhũng" .
Hầu hết các vụ nhũng lạm là do báo chí và người dân tố giác, nhưng việc tố cáo đã phải trả một giá rất đắt.
Xin được dẫn ra một số trường hợp sau đây:
1- Ông Phạm Thanh Bình Bí thư Đảng uỷ , Chủ tịch HĐND phường Nghĩa Đô Quận Cầu Giấy vì tích cực chống tham nhũng (CTN) mà bị Quận uỷ Cầu Giấy cách chức Bí thư và chức Chủ tịch HĐND phường .
2- Nhà báo Phạm Thanh Hương của báo Người Cao Tuổi, tố cáo những việc làm sai trái của một số cá nhân trong cơ quan mà bị mất việc và bị tịch thu thẻ nhà báo.
3- Bà Nguyễn Thị Hoà, Quận Tây Hồ, tố cáo sai phạm của cán bộ nên bị nhiều côn đồ liên tiếp đe doạ khủng bố.
4- Ông Trần Hữu Sửu xã Hiến Sơn – Đô Lương - Nghệ An, suốt 10 năm tố cáo tham nhũng của cán bộ xã, kết quả là ông Xuân, Chủ tịch xã bị UBND huyện Đô Lương bị cách chức cùng một số cán bộ đã khai man hồ sơ, thu hồi hơn 1,5 tỷ đồng, và gần 16.000 thước vuông đất bán trái phép. Thế nhưng phần thưởng cho ông Sửu là bị xã bắt giam 3 giờ, ngày 22/11/2011,bị bọn côn đồ chém mang thương tật.
5- Kỹ sư Phan Cảnh Thành tố cáo Giám đốc Chu Văn Hùng đã có hành vi khai man diện tích trồng rừng thuộc dự án rừng dự trữ Tương Dương Nghệ an . Sau khi c ó kết luận của thanh tra, ông Hùng phải nộp lai gần 800 triệu và phải trồng bù 200 ha rừng , nhưng ông Thành bị ông Hùng đưa ra xét kỷ luật 9 lần nhưng không thành , sau đó bị ông Hùng ký quyết định thuyên chuyển công tác từ trạm trưởng xuống làm nhân viên và bị đày xuống làm việc ở một nơi cách xa trung tâm huyện 60 Km .
Còn nhiều trường hợp khác không thể nêu hết .
Kết quả của việc làm lương thiện này là không những chính người chống tham nhũng bị trả thù mà người thân trong gia đình họ cũng bị chung số phận, con cháu bị chèn ép , muốn xin một thứ giấy tờ gì đều bị hành hạ khó khăn . Ở nhiều nước họ có chương trình và kế hoạch bảo vệ nhân chứng , còn ở VN thì trong luật Khiếu nại , Tố cáo , Luật chống tham nhũng đều có ghi rõ các điều khoản bảo vệ người tố cáo nhưng đó chỉ là trên giấy tờ còn trong thực tế lại là chuyện khác, vì vậy mới xảy ra các vụ việc như đã nêu trên . Do
không được luật pháp nghiêm minh bảo vệ nhân chứng, nên dẫn đến sự giới hạn việc tố giác của mọi tầng lớp dân chúng.
Chỉ đến khi các vụ việc mà người tố cáo kiên nhẫn tiếp tục đưa ra những chứng cứ không thể chối cãi , các ngành chức năng bị thúc ép mới chịu bắt tay làm việc, khi những sai phạm được phơi bày rõ
ràng thì những kẻ phạm tội đã cố trốn tránh trách nhiệm bằng cách chạy vào bệnh viện với cái bệnh án tâm thần hay một bệnh gì đó đủ để cho cơ quan pháp luật không thể đưa ra xét xử được. Đây là trường hợp Trần Đức Mậu, nguyên Tổng Giám đốc Công ty xây dựng thuỷ lợi 4 , nguyên Giám đốc Ban điều hành công trình thuỷ điện Sông tranh 2 bị bắt quả tang nhận hối lộ của Trần Văn Luân 300 triệu , đã bị cơ quan pháp luật khởi tố nhưng chưa đưa ra xét xử được vì Mậu đã vào bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng điều trị bệnh thần kinh . Hay Chu Minh Tuấn, Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Hải phòng có nhiều sai phạm trong vụ đất đai ở Đồ Sơn , Quán Nam , cũng chạy vào bệnh viện , trước đó phải kể đến bà Diệu Hiền Tổng Giám đốc công ty chế biến thuỷ sản Bình An vì nợ chồng chất phải "sang Mỹ chữa bệnh" hay ông Nguyễn Thành Tâm đang là đại biểu quốc hội cũng chạy đi chữa bệnh ở Nhât Bản ... còn rất nhiều người đang chạy trốn pháp luật bằng cách vào nhà thương điên.
Đó chính là lý do vì sao trong thời gian gần đây các bệnh viện tâm thần ở VN quá tải. Đầu tiên họ vào bệnh viện chỉ là cái cớ trốn tránh pháp luật vì pháp luật quy định người bị bệnh tâm thần không có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thì miễn truy tố nhưng họ phải điều trị đến khi khỏi hẳn thì vẫn bị đưa ra xét xử , thành ra cuối cùng họ cũng hoá điên thật . Binh pháp Tôn Tử của Trung Hoa có đưa ra 36 kế mà kế 36 nói : "Sau khi sử dụng hết các kế sách mà không thay đổi tình thế được thì chỉ còn là "Tẩu vi thượng sách" . Những cán bộ ở VN đang áp dụng triệt để kế sách này , nhất là hàng loạt các vị lãnh đạo ở các Ngân hàng đã áp dụng nó trong thời gian gần đây , đó không còn là chuyện cá biệt mà đã trở thành phổ biến , đã đến lúc nước ta phải xây thêm nhà thương điên thì mới giải quyết được tình trạng quá tải như hiện nay ! Xem ra việc chống tham nhũng ở VN còn gian nan lắm .
Có lẽ chuyện này cũng chỉ ở nước Nam mình mới có, phải không các bạn ?
Thương Dân

No comments:

Post a Comment