Monday, November 19, 2012

Bài học dân chủ Hoa Kỳ

Thứ Hai ngày 19.11.2012     
Vì đảng CSVN mà người Việt phải cảm thấy xấu hổ triền miên. Tại Việt Nam, dân chúng cúi đầu chứng kiến sự nghèo khổ xác xơ, trong khi TBT Nguyễn Phú Trọng cùng toàn đảng phê bình và tự phê qua loa rồi tiếp tục lãnh đạo. Tại hải ngọai, chúng ta xấu hổ khi nhìn thấy các dân tộc khác dân chủ tự do, phát triển kinh tế và xã hội văn minh. Nhìn lãnh tụ các quốc gia khác tư cách thanh cao, mà so sánh với TBT Nguyễn Phú Trọng bảo thủ và lú lẫn, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng giàu sụ nhưng bất chánh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghen tỵ và bất tài: chúng ta lại một phen cúi đầu tủi hổ. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Đà Giang với tựa đề: "Bài học dân chủ Hoa Kỳ ", sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mỗi khi chứng kiến một hiện tượng có ý nghĩa tại nước ngoài, và suy nghĩ về hiện trạng đất nước VN dưới sự lãnh đạo của đảng CS, mọi người Việt hữu tâm đều cúi đầu xấu hổ! Thật vậy, sau trò hề "phê bình và tự phê" của TBT Nguyễn Phú Trọng, đến màn tố cáo 1 "đồng chí X" cười ra nước mắt của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thế giới đã chứng kiến cuộc bầu cử dân chủ trong suốt, cởi mở, và tôn trọng nhân phẩm cử tri tại Hoa Kỳ vào ngày 6/11/2012. Không những cộng đồng người Việt hải ngoại, mà ngay cả người Việt quốc nội cũng nhìn thấy sự sai biệt nổi bật giữa 2 biến cố này, mà ngậm ngùi đau thương cho đất nước.

Càng đau thương hơn, khi toàn dân hướng cái nhìn về những nước có cùng nền văn hoá, và mức phát triển kinh tế cách đây vài thập niên như: Singapore, Đài Loan, Nam Hàn. Chúng ta càng ngao ngán cho sự thiếu hiểu biết và vị kỷ của tập đoàn thống trị tại Việt Nam. Những quốc gia này đã vươn lên sánh vai cùng thế giới tự do, văn minh, tiến bộ. Trong khi dân tộc Việt vốn không hề thua kém trong lịch sử, nhưng giờ đây phải oằn mình lây lất trong bùn nhơ của "định hướng xã hội chủ nghĩa" ngu si.
Khi cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ bước vào giai đoạn quyết liệt, trong bầu không khí sôi động và cạnh tranh từng lá phiếu, giữa đương kim Tổng thống Barack Obama và cựu Thống đốc Mitt Romney, thì báo chí CSVN, từ tờ VietnamNet đến Tuổi Trẻ Online đã mặt dạn, mày dày phê phán,6 chỉ trích tính dân chủ của cuộc bầu cử này.
Đặc biệt là báo Tuổi Trẻ vào ngày 4/11/2012 đã đăng một bài báo với tựa đề: "Cuộc Bầu Cử của sự chia rẽ", do tác giả Hiếu Trung viết như sau:
"... Nền chính trị phân tuyến của Mỹ luôn tạo ra sự chia rẽ về tư tưởng chính trị. Trong cuộc bầu cử năm 2008, ông Obama đại thắng trước đối thủ John McCain với chênh lệch phiếu đại cử tri rất cách biệt: 365 và 173. Tuy nhiên, xét về tỉ lệ phiếu phổ thông thì sự chênh lệch không quá lớn: giữa 53% và 46%. Nghĩa là sau 8 năm biến động dưới thời cựu Tổng thống George Bush, cử tri Cộng hòa (chiếm gần 50% tổng số cử tri Mỹ) vẫn bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa."
Dĩ nhiên mọi ý kiến khác biệt đều được tôn trọng. Nhưng sự cố ý khinh thường độc giả trong bài viết này đã gián tiếp nói rằng: hệ thống chính trị tại Việt Nam dân chủ hơn Hoa Kỳ, bởi không có tình trạng chia rẽ như thế. Bằng chứng là mỗi lần bầu cử, các ứng viên tại Việt Nam luôn được số phiếu ủng hộ từ 90% đến 100%. Một sự đồng thuận tuyệt đối theo tinh thần của bài báo mới là đỉnh cao dân chủ thật sự, và tránh được sự phân tuyến xã hội như tại Hoa Kỳ.
Lập luận ngang bướng này chỉ có báo chí quốc doanh, cái loa tuyên truyền của chế độ mới đăng tải. Trong một môi trường báo chí tư nhân và tự do thật sự, sẽ không có 1 chủ bút hay chủ nhiệm nào có thể bán rẻ lương tâm và trí tuệ nghề nghiệp mình, để đăng những bài bình luận chính trị như vậy! Có thể kết luận, trình độ lý luận chính trị và đạo đức bản thân của tác gỉa 2 bài báo trên Việtnam Net và Tuổi Trẻ Online, hoàn toàn tương xứng với TBT Nguyễn Phú Trọng.
Ông Tổng Bí Thư đảng CSVN, cũng như tác giả của những nhận định được đăng tải trên các cơ quan thông tin nhà nước hoàn toàn không để ý đến 2 vấn đề then chốt của chế độ dân chủ: đó là, một mặt các nhà lãnh đạo quốc gia phải cạnh tranh quyết liệt để chiếm từng lá phiếu người dân. Mặt khác, sau khi đắc cử họ không phân biệt cử tri nào đã bầu hay không bầu cho họ. Hoa Kỳ và các nước dân chủ sinh hoạt trong một nền chính trị đa nguyên, bao dung mọi khuynh hướng và đảng phái. Tuy có đối thủ trong các quan điểm nhưng họ không có kẻ thù. Họ cạnh tranh quyết liệt để quan điểm của mình được thắng thế, nhưng không nhỏ nhen mà tiêu diệt "các thế lực thù địch" như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Họ minh bạch chịu trách nhiệm trước cử tri, không dấu đầu, lòi đuôi lừa gạt nhân dân.
Cả Tổng thống Barack Obama lẫn Thống đốc Mitt Romney đều phục vụ và yêu thương quốc gia họ, mặc dù quan điểm và lập trường khác biệt. Trong khi Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang chỉ yêu bản thân, quyền lợi, và những dục vọng thấp hèn của chính họ.
Hãy nhìn tư cách các trùm CSVN sau Đại hội 6 Ban Chấp Hành Trung Ương, để so sánh với các ông Obama và Romney. TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố:
"Ban Chấp Hành Trung Ương đã quyết định không kỷ luật tập thể Bộ Chính Trị và một đồng chí ủy viên bộ chính trị không nêu tên, vì những sai lầm nghiêm trọng. Lý do chính trong quyết định 'tha bổng' của BCH Trung Ương là không muốn các "thế lực thù địch" lợi dụng sự chia rẽ trong đảng để đánh phá".
Trong khi tại Mỹ, sau khi kết thúc cuộc bầu cử công khai và công bằng giữa thanh thiên bạch nhật, dưới sự chứng kiến của toàn dân và thế giới, Mitt Romney đã chúc mừng Obama thắng cử và chấp nhận thua cuộc. Sau đó Obama đã đọc diễn văn chiến thắng và cám ơn Romney. Trong diễn văn của mình, TT Obama tuyên bố:
"Tôi vừa trao đổi với Thống đốc Romney, và đã ngợi khen ông và Paul Ryan về một cuộc vận động tranh cử quyết liệt. Chúng tôi có chiến đấu hăng say, nhưng lý do duy nhất là vì cả hai chúng tôi đều yêu đất nước này sâu đậm, và quan tâm nhiều đến tiền đồ của nó. Từ George đến Lenore, đến Mitt con trai của ông Romney, gia đình Romney đã chọn lựa phục vụ cho nước Mỹ qua chính trường. Đây là một di sản mà chúng tôi vinh danh và tán thưởng. Trong những tuần tới, tôi mong chờ sẽ ngồi chung để thảo luận với ông Romney làm sao cộng tác đưa đất nước đi lên."
Sự khác biệt về tư cách của Obama và giới lãnh đạo thế giới tự do là một trời một vực, so với Nguyễn Phú Trọng và các nhà độc tài CS nằm ở các điểm tương tự trong bài diễn văn trên.
Trong khi TT Obama coi đối thủ như một người bạn, sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và lòng yêu nước với mọi người, thì Nguyễn Phú Trọng và bè đảng CSVN nhìn đâu cũng thấy tòan các "thế lực thù địch", độc quyền lãnh đạo đất nước và độc quyền yêu nước, bất chấp sự đồng thuận của người dân.
Ông Romney và lãnh tụ đảng Cộng hoà sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tiền đồ dân tộc họ. Ngược lại, các đối thủ của Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN vẫn tiếp tục bị các tên côn đồ công an (do đảng thuê mướn) hăm dọa, hành hạ, và bỏ tù rục xương.
Những sự kiện trên cho thấy, trở ngại duy nhất của dân tộc Việt trong thiên niên kỷ mới chính là đảng CSVN, dưới sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng, với trí tuệ nhỏ nhen, tư cách kém cỏi, và lòng vị kỷ mênh mông của tập thể này.
CSVN còn thì tiền đồ dân tộc tiêu vong! Dân ta chỉ còn sự lựa chọn duy nhất: là hãy cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi!
Đà Giang
12/11/2012

No comments:

Post a Comment