Phó Thủ Tướng Thái Lan Từ Chức
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Yongyuth Wichaidit đã tuyên bố từ chức, rút khỏi nội các trong bối cảnh đang hứng chịu nhiều chỉ trích vì cáo buộc nhận hối lộ.
Quyết định từ chức của ông Yongyuth sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 sắp tới. Hiện tại, ông vẫn là Chủ tịch Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) cầm quyền và là nghị sĩ của đảng này tại quốc hội.
"Tôi tự nguyện từ chức Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Nội vụ" - ông Yongyuth tuyên bố trước báo giới hôm 28.9.
Tuy nhiên, ông Yongyuth từ chối bình luận về chuyện nhân vật nào sẽ thay thế cả hai vị trí hiện tại của ông: "Vấn đề bổ nhiệm người thay thế tôi sẽ được bàn luận sau khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ New York trở về".
Hiện tại, bà Yingluck đang ở Mỹ để tham dự kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trước đó, ông Yongyuth - 70 tuổi, bị Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia cáo buộc nhận hối lộ khi phê chuẩn trái phép vụ bán lô đất thuộc quyền sở hữu của Hoàng gia cách đây hơn 10 năm, khi ông còn là Phó Thư ký thường trực Bộ Nội vụ.
Bản thân ông Yongyuth vẫn kiến quyết phủ nhận cáo buộc nêu trên.
Nhật Bản và Trung Quốc không tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao như thông lệ
40 năm sau ngày đặt bút ký vào bản tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Cộng, Tokyo và Bắc Kinh cùng không tổ chức bất kỳ một buổi lễ nào đánh dấu sự kiện nói trên. Đây là tác động của việc căng thẳng Nhật Trung leo thang trong những tuần lễ qua do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku-Điếu Ngư. Chính quyền Tokyo sau khi tuyên bố mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc khu vực có tranh chấp chủ quyền đã bị tố cáo « cướp » đảo của Trung Cộng. Làn sóng bài Nhật đã dấy lên tại hàng trăm tỉnh thành và gây nhiều thiệt hại cho các doanh nhân Nhật Bản đang có cơ sở hoạt động ở Đại lục.
Cả Nhật Bản lẫn Trung Cộng cùng liên tục đưa ra những bằng chứng, những tài liêu lịch sử để xác minh chủ quyền của mình đối với quần đảo nằm cách bờ biển Đài Loan khoảng 200 km về phía đông bắc và cách đảo Okinawa của Nhật Bản 400 km về phía tây.
Moody's hạ điểm tín nhiệm Việt Nam
Trong lúc hàng loạt lãnh đạo ngân hàng tại Việt Nam đang bị khởi tố về các vụ bê bối tài chính,Hôm qua, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody đã hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam từ « B1 » xuống thành « B2 », tức là mức thấp nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam, đồng thời hạ điểm tín nhiệm của 8 ngân hàng Việt Nam, trong đó có ngân hàng ACB đang bị điều tra về những bê bối tài chính.
Hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Việt Nam đã phản đối việc Moody's hạ điểm, khẳng định rằng cơ quan này đáng giá không giống như các cơ quan xếp hạng tín nhiệm khác như Standard & Poor's và Fitch
Theo ông Jonathan Pincus, nguyên là một kinh tế gia chuyên về Việt Nam của Liên Hiệp Quốc, nhận định: « Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng mà không giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng. Chính phủ cần phải có hành động và hành động sớm tốt hơn là trễ ».
Hãng tin Reuters cũng trích lời ông Matt Hilderbrant, kinh tế gia tại ngân hàng JPMorgan ở Singapore dự báo rằng trong vòng 6 hoặc 9 tháng nữa, Việt Nam có nguy cơ bị hạ bậc thêm nữa, lý do là vì có quá nhiều nợ xấu ngân hàng và chắc chắn phải cần có sự hỗ trợ của chính phủ.
No comments:
Post a Comment