Friday, October 19, 2012

"Stop" Tù Nhân Chính Trị

Thứ Tư ngày 17.10.2012     
Lời dẫn: Những thay đổi để trở lại là những sinh hoạt Chính trị bình thường tại Miến Điện hiện nay, sao lại là những ước mơ xa vời , khó khăn của cả dân tộc chúng ta khi sống dưới chế độ độc tài toàn trị của CSVN đến vậy? Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả theo dõi bài viết:" Stop tù nhân Chính trị" của Hoàng Thanh Trúc qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Chính phủ Miến Điện loan báo trả tự do hơn 500 tù nhân bao gồm một số tù nhân chính trị còn sót lại của nước này hôm thứ Hai ngày 17/9. Trước đó hơn một tháng, cũng có 20 lãnh đạo sinh viên Miến Điện cũng đã được thả ra.

ông Naing Naing, thành viên của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, đảng chính trị của bà Aung San Suu Kyi, nói: "Chúng tôi lạc quan rằng những người được tha này là những tù nhân chính trị cuối cùng còn sót lại."
Miến Điện đã quyết định dỡ bỏ kiểm duyệt với báo chí trong nước, Bộ Thông tin nước này vừa cho hay. Sau 48 năm – Lần đầu tiên Cơ quan Đăng ký và Kiểm tra báo chí của Miến Điện thông báo kể từ thứ Hai ngày 20/8 thì các nhà báo của nước này không cần phải nộp bài để kiểm duyệt trước khi cho đăng tải.
Chính phủ của Tổng Thống dân sự Thein Sein đã từng bước mở rộng cánh cửa tự do dân chủ cho xã hội toàn dân Miến Điện xuyên suốt hơn hai năm qua và hành trình ấy vẫn đang tiếp diễn. Có chăng, thì hai tin trên như thổi thêm những luồng gió mát tiếp tục đẩy ra xa hơn nữa cái "nhiệt lượng" của vành đai lửa "độc tài chính trị" của chế độ "quân đội trị" ở quốc gia này trong quá khứ.
Tuy nhiên thật thú vị trong mai mỉa nếu hai bản tin có vẻ "bình dị" nói trên của Miến Điện được thay đổi duy nhất cái tên quốc gia từ Miến Điện đổi thành "Việt Nam" thì cường độ chấn động của nó nếu không là bom "nguyên tử" thì chí ít cũng là "bom tấn" tại Việt Nam hiện nay.
Bởi vì trong thế giới cộng sản trước kia khi đề cập đến tự do nhân quyền và ngôn luận, chỉ là chuyện "huyền thoại" thì hiện tại với chế độ độc tài "đảng và công an trị" của CSVN như hiện nay, ước mơ ấy của toàn dân cũng vẩn tiếp tục còn là "giấc mơ". Cụ thể hơn nữa, trong những ngày qua dù Quốc Hội Đảng và trí thức sĩ phu "trùm chăn" của chế độ có bàn thảo triển khai nghe cũng rôm rả nhưng "sửa đổi Hiến Pháp" như trái bóng vẫn lòng vòng chuyền qua lại kiểu phối hợp nhóm trên sân bóng. Chẳng có ma nào là "hảo thủ" dám co chân sút trực diện thẳng vào cái cầu môn có căng mành lưới "điều 4 Hiến Pháp". Cho nên, hai bản tin vinh danh cho "tự do nhân quyền và ngôn luận" như món hàng thiết yếu nhưng rất đỗi bình thường của người dân nước bạn Miến Điện cứ là hàng cao cấp "xa xỉ" mà đồng bào nhân dân chúng ta 67 năm trời vẫn chỉ đứng nhìn từ xa mà chép miệng thèm thuồng.
Bởi vì toàn dân Việt Nam cứ ngỡ rằng sau khi "tống tiễn" thực dân thì cái cụm từ "tù nhân chính trị" nó cũng đi theo gót giày thực dân, và khi mà một giải giang sơn từ Nam chí Bắc đã liền một mối toàn dân tộc là đồng bào chung chủng tộc như anh em trong một gia đình, có gì không cùng quan điểm thì nhà nước Chính Phủ của dân lắng nghe và giải quyết trong tình dân tộc, tập quán gia đình, hướng đến hội nhập theo đà văn minh, tuân thủ công pháp nhân quyền quốc tế thì làm gì có "tù nhân chính trị"!?
Nhưng không phải vậy - Cái chủ nghĩa Cộng Sản độc tài nó lại thay thế như một sự "bàn giao" bất thành văn, còn khốc liệt tàn bạo hơn nhiều lần thực dân.
"Tù nhân chính trị" một cụm từ mà nhân loại hiện nay không muốn thấy nó xuất hiện trong bất cứ hoàn cảnh và dưới hình thức nào. Hiện tại đồng bào chúng ta đang chứng kiến điều này khi nó được tận dụng triệt để cho sự duy trì độc tài quyền lực của đảng cộng sản và CNXH, một thứ chủ nghĩa lạc hậu hoang tưởng mà hầu hết các nước CS trước kia hiện này đã chối từ đào thải nhưng CSVN vẫn cứ áp đặt lên đầu dân tộc mình!?.
Như bước đi trên đôi hia 7 dậm, sau khi giải tỏa các điều luật cấm và hạn chế, Chính phủ Miến trả tự do cho nhân dân xuất bản báo chí tư nhân, thì hôm nay Chính phủ Miến tiếp tục đả phá bỏ cái rào cản cuối cùng "Tiền kiểm duyệt" trước khi in ấn - Điều mà dưới chế độ độc tài quân sự trước đây họ còn không dám mơ tới.
Khoảng 300 tờ báo và tạp chí của nước này đã được cho phép tự xuất bản không phải kiểm duyệt trước. Trong khi đó, lệnh cấm cũng được dỡ bỏ đối với 30.000 trang mạng, cho phép người dùng Internet lần đầu tiên tiếp cận các nội dung chính trị mà không bị ngăn chặn.
Đề cập đến điều này thì phải nghĩ đến cái Văn thư hỏa tốc ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chính phủ nước CHXHCNVN "lệnh Thủ Tướng" xử lý các trang web, blog trên mạng mà không khỏi "xấu hổ" cho quốc gia dân tộc.
48 năm Chính phủ Miến Điện đã thức tỉnh để đưa nhân dân mình hội nhập với cộng đồng thế giới văn minh. 67 năm CSXH/CN độc tài toàn trị vẫn chưa biết "thức dậy" với chính mình, không biết "xấu hổ" với mình đã đành lại "chai mặt" với ASEAN, với bạn bè thế giới.
100 năm trước dưới thời thực dân "văn minh Pháp" dù bị đô hộ, dân mình cũng có được tự do ngôn luận với 40 tờ báo tư nhân các loại phát hành từ Nam chí Bắc, sau một thế kỷ dưới chế độ cộng sản VN, không có tờ báo tư nhân nào? Một chính quyền gọi là của nhân dân nhưng còn "tệ hại" hơn thực dân! Phải gọi là thứ chính quyền gì đây?
Giữa thời đại thông tin truyền thông đa phương tiện, thế giới nhân loại gần lại như chung dưới một mái lại "ngu xuẩn" như phường thiếu học, độc tài mù quáng quyền lực toan tính bóp nghẹt, che tai, bịt mắt nhân dân bằng một cái công văn giá trị không hơn cái "sớ táo quân" để đốt hóa vàng. Loại này là lãnh đạo của băng nhóm sâu dân mọt nước chứ lãnh đạo gì ai!??.
Con người ấy, không biết xin xách dép cắp cặp cho Nobel Hòa Bình bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện để học thêm về nhân cách và phẩm giá con người, liệu bà ấy có gật đầu!?
Hoàng Thanh Trúc

No comments:

Post a Comment