Thêm một binh sĩ Bắc Hàn trốn chạy khỏi thiên đường xã hội chủ nghĩa
Một quân nhân Bắc Hàn đã đào thoát sang Nam Hàn sau khi bắn chết hai sĩ quan chỉ huy trước khi băng qua biên giới vào chiều thứ Bảy, ngày 06/10/2012.Việc đào tẩu qua biên giới trên bộ là rất hiếm vì rất khó khăn. Người lính Bắc Hàn bỏ chạy khỏi thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản bằng đường bộ lần sau cùng xảy ra năm 2010.
Đã có hơn 20.000 người Bắc Hàn chạy trốn tới Nam Hàn trong 60 năm qua, chủ yếu thông qua ngả Trung Cộng và Đông Nam Á. Hai nước vẫn còn đang ở trong tình trạng chiến tranh sau cuộc xung đột 1950-1953 vốn đã kết thúc theo một lệnh ngừng bắn chứ không phải là một hiệp ước hòa bình. Người lính mới đào thoát được, cho biết ông đã giết chết các chỉ huy cấp trung đội và đại đội của mình trong phiên canh gác. Phía Nam Hàn nói đã nghe thấy 6 tiếng súng nổ và các binh lính biên phòng Nam Hàn nhìn thấy người lính này chạy qua đường ranh giới trên đoạn nằm ở phía tây khu vực biên giới được bảo vệ chặt chẽ. Họ đã sử dụng loa phóng thanh để xác định liệu có phải người lính này muốn đào ngũ, rồi hướng dẫn ông đến nơi an toàn. Giới chức Nam Hàn cho hay họ đang tạm giữ người lính Bắc Hàn để điều tra. Hiện chưa có xác nhận nào về thương vong của phía Bắc Hàn và không có hoạt động bất thường nào được quan sát thấy ở phía biên giới Bắc Hàn.
Dân Bắc Ninh chống đối việc thu hồi đất và trù dập hai đảng viên
Hơn 400 người dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã đồng ký tên vào một bản tuyên bố đòi hỏi chính quyền phải tỏ rõ quan điểm trong vụ việc thu hồi đất của 42 gia đình thương binh liệt sĩ và trù dập hai đảng viên vì họ không đồng ý cho thu hồi đất. Vấn đề giải tỏa đền bù cho người dân còn gặp nhiều khó khăn khi thu hồi đất. Danh sách ký tên trong đợt đầu của Bản tuyên bố Trịnh Nguyễn có 426 người, bao gồm chủ yếu là nông dân và một số công nhân, giáo viên, sinh viên và những người làm việc tự do khác. Những người đứng đơn yêu cầu cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Ninh nói riêng trả lời trước toàn dân về các vấn đề quan trọng liên quan đến dự án thu hồi đất tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, để xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Cụ thể, người dân yêu cầu chính quyền phải công bố đây có thực sự là chính sách của nhà nước hay không và những ai, bộ phận chính quyền nào chịu trách nhiệm trong chủ trương lấy đất của 59 hộ, trong đó có 42 hộ thuộc diện gia đình chính sách thương binh liệt sĩ.
Thêm một người Tây Tạng tự thiêu để kêu gọi giải phóng đất nước
Tổ chức Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng (The International Campaign for Tibet) cho biết một người dân Tây Tạng tên Gudrub, 42 tuổi, đã tự thiêu tại huyện Nagchu. Trong khi ngọn lửa bao lấy thân thể, ông kêu gọi Trung Cộng trả tự do cho Tây Tạng và để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại quê hương. Gudrub để lại di chúc là lời kêu gọi nhân dân Tây Tạng « đoàn kết, can đảm, không mất niềm tin, kiên trì tranh đấu cho đến ngày Tây Tạng được tự do ». Hồi đầu năm nay ông Gudrub đã gửi một tài liệu ra ngoại quốc cho biết những người Tây Tạng nào còn quan tâm đến sự an nguy của dân tộc đều bị công an Trung Cộng bắt giam và tra tấn. Người dân nào từ chối công kích Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không ủng hộ chính sách đô hộ của Bắc Kinh đầu bị ám sát hoặc "mất tich một cách bí ẩn". Do vậy, ông kết luận: người Tây Tạng đã phải sử dụng đến giải pháp tự thiêu, điểm tột cùng của đấu tranh bất bạo động để đòi tự do cho Tây Tạng. Từ tháng 2/2009 đến nay đã có tổng cộng 53 vụ tự thiêu phản đối chính sách đàn áp của đảng Cộng sản Trung Cộng tại Tây Tạng và những tỉnh lân cận nơi do đông đảo người Tây Tạng sinh sống. Ngay trong tuần này, ngày 29/09/2012 cũng đã xảy ra một vụ tự thiêu ở huyện Dzatoe, tỉnh Tứ Xuyên.
Nhân viên Foxconn tại Trung Cộng đình công
Hàng nghìn nhân viên của một nhà máy thuộc tập đoàn Foxconn Đài Loan, sản xuất các linh kiện cho iPhone5 của Apple, đã đình công để phản đối việc giới chủ áp đặt các điều kiện làm việc bất công. Cuộc đình công xảy ra hai tuần sau khi iPhone thế hệ mới được bán ra thị trường. Hãng Foxconn ở Trịnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Cộng là doanh nghiệp đứng đầu thế giới về các linh kiện cho máy tính của tập đoàn Đài Loan, là nơi lắp ráp các sản phẩm cho Apple, Sony và Nokia. Foxconn sử dụng khoảng một triệu nhân viên tại Trung Cộng, trong đó một nửa là tại đặc khu kinh tế Thẩm Quyến (miền nam Trung Cộng). Được biết, trong những năm gần đây, hàng loạt vụ tự sát của công nhân đã xảy ra tại các xí nghiệp của tập đoàn điện tử Foxconn tại Trung Quốc. Riêng trong năm 2010, ít nhất 13 nhân viên Foxconn đã tự sát. Vào tháng trước, một trong các nhà máy của Foxconn tại tỉnh Sơn Tây (bắc Trung Cộng) phải đóng cửa, sau khi đụng độ nổ ra giữa 2.000 nhân viên và 5.000 công an, khiến 40 người bị thương. Theo Reuters, sau thông tin về cuộc bãi công, do hiệp hội bảo vệ người lao động China Labour Watch có trụ sở tại New York thông tin, ban lãnh đạo Foxconn vừa ra thông báo khẳng định, không có cuộc bãi công kể trên, mà chỉ có hai vụ tranh chấp đã được giải quyết trong tuần.
Tin tức Chủ Nhật ngày 07.10.2012
Thêm một binh sĩ Bắc Hàn trốn chạy khỏi thiên đường xã hội chủ nghĩa
Một quân nhân Bắc Hàn đã đào thoát sang Nam Hàn sau khi bắn chết hai sĩ quan chỉ huy trước khi băng qua biên giới vào chiều thứ Bảy, ngày 06/10/2012.Việc đào tẩu qua biên giới trên bộ là rất hiếm vì rất khó khăn. Người lính Bắc Hàn bỏ chạy khỏi thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản bằng đường bộ lần sau cùng xảy ra năm 2010.
Đã có hơn 20.000 người Bắc Hàn chạy trốn tới Nam Hàn trong 60 năm qua, chủ yếu thông qua ngả Trung Cộng và Đông Nam Á. Hai nước vẫn còn đang ở trong tình trạng chiến tranh sau cuộc xung đột 1950-1953 vốn đã kết thúc theo một lệnh ngừng bắn chứ không phải là một hiệp ước hòa bình. Người lính mới đào thoát được, cho biết ông đã giết chết các chỉ huy cấp trung đội và đại đội của mình trong phiên canh gác. Phía Nam Hàn nói đã nghe thấy 6 tiếng súng nổ và các binh lính biên phòng Nam Hàn nhìn thấy người lính này chạy qua đường ranh giới trên đoạn nằm ở phía tây khu vực biên giới được bảo vệ chặt chẽ. Họ đã sử dụng loa phóng thanh để xác định liệu có phải người lính này muốn đào ngũ, rồi hướng dẫn ông đến nơi an toàn. Giới chức Nam Hàn cho hay họ đang tạm giữ người lính Bắc Hàn để điều tra. Hiện chưa có xác nhận nào về thương vong của phía Bắc Hàn và không có hoạt động bất thường nào được quan sát thấy ở phía biên giới Bắc Hàn.
Dân Bắc Ninh chống đối việc thu hồi đất và trù dập hai đảng viên
Hơn 400 người dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã đồng ký tên vào một bản tuyên bố đòi hỏi chính quyền phải tỏ rõ quan điểm trong vụ việc thu hồi đất của 42 gia đình thương binh liệt sĩ và trù dập hai đảng viên vì họ không đồng ý cho thu hồi đất. Vấn đề giải tỏa đền bù cho người dân còn gặp nhiều khó khăn khi thu hồi đất. Danh sách ký tên trong đợt đầu của Bản tuyên bố Trịnh Nguyễn có 426 người, bao gồm chủ yếu là nông dân và một số công nhân, giáo viên, sinh viên và những người làm việc tự do khác. Những người đứng đơn yêu cầu cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Ninh nói riêng trả lời trước toàn dân về các vấn đề quan trọng liên quan đến dự án thu hồi đất tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, để xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Cụ thể, người dân yêu cầu chính quyền phải công bố đây có thực sự là chính sách của nhà nước hay không và những ai, bộ phận chính quyền nào chịu trách nhiệm trong chủ trương lấy đất của 59 hộ, trong đó có 42 hộ thuộc diện gia đình chính sách thương binh liệt sĩ.
Thêm một người Tây Tạng tự thiêu để kêu gọi giải phóng đất nước
Tổ chức Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng (The International Campaign for Tibet) cho biết một người dân Tây Tạng tên Gudrub, 42 tuổi, đã tự thiêu tại huyện Nagchu. Trong khi ngọn lửa bao lấy thân thể, ông kêu gọi Trung Cộng trả tự do cho Tây Tạng và để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại quê hương. Gudrub để lại di chúc là lời kêu gọi nhân dân Tây Tạng « đoàn kết, can đảm, không mất niềm tin, kiên trì tranh đấu cho đến ngày Tây Tạng được tự do ». Hồi đầu năm nay ông Gudrub đã gửi một tài liệu ra ngoại quốc cho biết những người Tây Tạng nào còn quan tâm đến sự an nguy của dân tộc đều bị công an Trung Cộng bắt giam và tra tấn. Người dân nào từ chối công kích Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không ủng hộ chính sách đô hộ của Bắc Kinh đầu bị ám sát hoặc "mất tich một cách bí ẩn". Do vậy, ông kết luận: người Tây Tạng đã phải sử dụng đến giải pháp tự thiêu, điểm tột cùng của đấu tranh bất bạo động để đòi tự do cho Tây Tạng. Từ tháng 2/2009 đến nay đã có tổng cộng 53 vụ tự thiêu phản đối chính sách đàn áp của đảng Cộng sản Trung Cộng tại Tây Tạng và những tỉnh lân cận nơi do đông đảo người Tây Tạng sinh sống. Ngay trong tuần này, ngày 29/09/2012 cũng đã xảy ra một vụ tự thiêu ở huyện Dzatoe, tỉnh Tứ Xuyên.
Nhân viên Foxconn tại Trung Cộng đình công
Hàng nghìn nhân viên của một nhà máy thuộc tập đoàn Foxconn Đài Loan, sản xuất các linh kiện cho iPhone5 của Apple, đã đình công để phản đối việc giới chủ áp đặt các điều kiện làm việc bất công. Cuộc đình công xảy ra hai tuần sau khi iPhone thế hệ mới được bán ra thị trường. Hãng Foxconn ở Trịnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Cộng là doanh nghiệp đứng đầu thế giới về các linh kiện cho máy tính của tập đoàn Đài Loan, là nơi lắp ráp các sản phẩm cho Apple, Sony và Nokia. Foxconn sử dụng khoảng một triệu nhân viên tại Trung Cộng, trong đó một nửa là tại đặc khu kinh tế Thẩm Quyến (miền nam Trung Cộng). Được biết, trong những năm gần đây, hàng loạt vụ tự sát của công nhân đã xảy ra tại các xí nghiệp của tập đoàn điện tử Foxconn tại Trung Quốc. Riêng trong năm 2010, ít nhất 13 nhân viên Foxconn đã tự sát. Vào tháng trước, một trong các nhà máy của Foxconn tại tỉnh Sơn Tây (bắc Trung Cộng) phải đóng cửa, sau khi đụng độ nổ ra giữa 2.000 nhân viên và 5.000 công an, khiến 40 người bị thương. Theo Reuters, sau thông tin về cuộc bãi công, do hiệp hội bảo vệ người lao động China Labour Watch có trụ sở tại New York thông tin, ban lãnh đạo Foxconn vừa ra thông báo khẳng định, không có cuộc bãi công kể trên, mà chỉ có hai vụ tranh chấp đã được giải quyết trong tuần.
No comments:
Post a Comment