Nữ sinh viên bị bắt vì làm thơ chống Trung Cộng
Vào 11 giờ sáng, ngày 14 /10/2012, khoảng 10 Công an Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú mặc thường phục và sắc phục đã bắt sinh viên Nguyễn Phương Uyên, đang theo học Đại học Công nghiệp Thực phẩm Sài Gòn, cùng với ba người bạn ở phòng trọ khác. Ban đầu Uyên bị đưa lên công an Phường Tây Thạnh, sau Uyên bị giải lên công an Quận Tân Phú Sài Gòn rồi mất tích cho đến nay .
Lý do công an bắt Uyên vì Uyên đã làm truyền đơn chống Trung Cộng ở Bình Thuận. Cảm tưởng của bà Nguyễn Thị Nhung mẹ của Uyên như sau, với những hành vi ngang tàng bạo ngược của Trung Cộng, xâm chiếm lãnh hải, làm những chuyện mà phải nói là không ai mà không biết, thì sinh viên và học sinh đứng lên chống đối giặc ngoại xâm, theo tôi không có gì là nghiêm trọng."Chỉ có một điều gia đình chúng tôi vô cùng lo lắng và băn khoăn không biết cháu đang ở đâu và gia đình đang rất hoang mang vì không biết con gái có bị trù dập và khủng bố nhiều hay ít. Tự dưng bắt rồi mất tích luôn. Bà Nhung nói gia đình hiện không biết làm cách nào, liên hệ với ai để tìm kiếm tung tích con .Thực chất bây giờ gia đình kinh tế khó khăn, mà tìm đến cơ quan luật sư thì gia đình không có điều kiện, hoàn toàn bế tắc.
Tin đồn ông dân biểu Tâm xin tỵ nạn chính tri ?
Hôm thứ Năm 18/10, ông Đặng Thành Tâm trả lời với báo chí: "Tôi vẫn làm việc bình thường, vẫn tham gia các chương trình công cũng như tư và vẫn đi lại như thường lệ để làm công việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.,Có điều, thời gian qua vì vòng xoáy chính trị ở Việt Nam, áp lực rất lớn mà tôi cũng chỉ là con người nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng tới sức khỏe." Ông khẳng định: "Hoàn toàn không có việc tôi tỵ nạn chính trị ở Nhật Bản". Ông Tâm phát biểu cảm tưởng về Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 như sau Có thể là do lo ngại về giặc ngoại xâm, nên Đảng Cộng sản VN đã chọn con đường hòa hợp để kêu gọi sự đoàn kết nhất trí, một mặt tập trung phát triển kinh tế, hòa giải những bất đồng, mặt khác tăng cường đối ngoại để bảo vệ độc lập chủ quyền." và ông tiếp "Nhân dân không hài lòng, đặc biệt là các cụ lão thành, hưu trí... họ cho rằng nguyên nhân của các sự yếu kém chủ yếu xuất phát từ hoạch định chiến lược, thiếu sự minh bạch và giám sát mà ở đây có vai trò của cả Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tiếp đến bộ máy điều hành cũng còn nhiều bất cập."
Bạo loạn ở Trung Cộng vì cảnh sát đánh chết tài xế
Ngày 17 tháng 10 khoảng 10.000 người Trung Cộng đã nổi loạn ở tỉnh Tứ Xuyên. Sự việc khi một tài xế xe tải đã bị cảnh sát đánh chết tại một trạm dừng giao thông. Tân Hoa Xã nói trật tự đã được khôi phục ở thành phố Lô Châu , dù không có tin về số thương vong nhưng có 7 xe cảnh sát đã bị đốt cháy trong vụ bạo loạn. Tin tức trên mạng nói cảnh sát đã xịt hơi cay để giải tán những người biểu tình tấn công cảnh sát bằng gạch đá và chai lọ. Truyền thông nhà nước nhanh chóng phủ nhận tin tức một người đàn ông tên Gan Junyuan, cư dân thành phố Lô Châu, đã bị cảnh sát hành hung.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn lời quan chức nói, người này qua đời vì một "căn bệnh cấp tính" sau khi được yêu cầu dời chiếc xe đang đậu trái phép của mình.
Mỗi năm, hàng chục ngàn vụ bạo loạn nổ ra trên khắp Trung Cộng để phản đối lại các hành xử thô bạo của cảnh sát, những vụ chiếm đoạt đất đai, ô nhiễm môi trường từ những nhà máy,
Cho đến nay, những vụ biểu tình chỉ mang tính địa phương và không là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Cộng
Đảng đang tích cực tìm cách giữ cho tình hình yên ổn trước khi có sự chuyển giao lãnh đạo chỉ diễn ra 10 năm một lần, bắt đầu vào tháng 11 với Đại hội Đảng lần thứ 18 tại Bắc Kinh.
Liên Hiệp Âu Châu đạt thỏa thuận giám sát ngân hàng
Các nhà ngoại giao tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu( EU) tại Brussels cho biết các nhà lãnh đạo đã đồng ý về "mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý vào cuối của năm" cho cơ chế mới của EU, cơ quan giám sát duy nhất (SSM) đối với các ngân hàng. Việc triển khai hoạt động của SSM sẽ xảy ra "trong năm 2013".Pháp và Ủy hội EU muốn rằng cơ quan giám sát ngân hàng chung, trong đó Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giữ vai trò lãnh đạo, Vương quốc Anh và một số trong chín quốc gia không nằm trong khối sử dụng đồng euro cũng quan ngại về quyền biểu quyết trong tập hợp chung các ngân hàng đó. Đức cũng phản đối Ủy hội châu Âu về phạm vi giám sát của ECB. Theo kế hoạch, tất cả 6.000 ngân hàng trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu thuộc 17 quốc gia sẽ được gộp chung vào tập hợp này, nhưng Đức muốn giới hạn chỉ gồm các ngân hàng lớn nhất, "có hệ thống" nhất. Với quyền hạn giám sát mới, ECB sẽ có quyền can thiệp sớm để ngăn chặn tình trạng nguy hiểm một cách có hệ thống các khoản nợ trên bảng cân đối của ngân hàng.
No comments:
Post a Comment