Hàng Việt phải cạnh tranh với cả hàng Thái Lan và Trung Quốc
Sản phẩm “Made in Việt Nam” đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệt vì hàng hóa Thái Lan tràn ngập thị trường nội địa Việt Nam. Hơn thế nữa Bộ Thương Mại Trung Cộng cũng vừa loan báo có ít nhất 1/3 công ty của nước này rục rịch dời hãng xưởng đến các quốc gia lân cận, đặc biệt là Việt Nam.
Tin này cho thấy các công ty Việt Nam đang đứng trước sự đe dọa trực tiếp của ngành kỹ nghệ khổng lồ từ phương Bắc, các công ty Trung Cộng sản xuất quần áo, giày dép... muốn chuyển nhà máy đến các quốc gia lân bang như Việt Nam, Indonesia, Malaysia... Lý do của sự “tháo chạy” các công ty này , là vì giá nhân công tăng vọt đồng thời với việc sụt giảm đơn đặt hàng của thế giới tại Trung Cộng Ðáng lo là người tiêu thụ ở Việt Nam sẵn sàng đón nhận hàng Thái Lan vì phẩm chất tốt, giá khá rẻ, từ các vật dụng nhà bếp, quần áo, đến xà bông, kem đánh răng và các loại máy móc điện tử do Thái Lan sản xuất hiện nay đang dần thay thế chỗ đứng của Trung Cộng tại thị trường Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội. Ðiều đáng lo khác nữa, rất nhiều hàng hóa Trung Cộng mang nhãn hiệu Việt Nam, nhất là quần áo được bày bán tại các siêu thị, khu mua sắm,nhưng dù cho ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta hãy cùng nhau giúp đở lẫn nhau như ông bà thường nói ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn, vì cùng mang một dòng máu Việt tộc hãy giúp thương gia VN là chính giúp cho dân tộc Việt trường tồn
Đan Mạch chấm dứt 3 dự án tại VN
Ngày 25 tháng 10 ,Chính phủ Đan Mạch loan báo đóng 3 dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu tại VN nhưng không đưa ra lý do và giải thích tại sao? về phía Đan Mạch chỉ trả lời có tính cách chung như Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng Việt Nam, đã hoàn tất và hai phía đồng ý đóng ba dự án .Củng cần nhắc lại Đan Mạch đã bỏ nhiều tiền của để tìm cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở VN Hai tỉnh được thí điểm là Quảng Nam và Bến Tre, được cho là dễ bị tác động vì biến đổi khí hậu. Đan Mạch không cho biết liệu đã có bê bối xảy ra hay không, mà chỉ nói “hai phía đồng ý vụ việc này sẽ không ảnh hưởng các hoạt động tích cực do Đan Mạch hỗ trợ ở Việt Nam và quan hệ tốt giữa hai nước”. Nhưng bà Phó đại sứ Lis Rasmussen Rosenholm yêu cầu Việt Nam lưu ý cung cấp đầy đủ các báo cáo kết quả thực hiện cũng như các tài liệu cần thiết khác cho Đại Sứ quán.
Phi cơ Israel tấn công xưởng võ khí Sudan
Chính phủ Sudan hôm Thứ Tư cho hay các cuộc oanh kích của phi cơ Israel đã gây ra tiếng nổ phụ và đám cháy lớn tại một xưởng võ khí nằm về phía nam thủ đô Khartoum, làm thiệt mạng hai người.
Bộ Trưởng Thông Tin Ahmed Belal Osman cho báo chí hay có bốn phi cơ tham dự cuộc oanh kích cơ xưởng Yarmouk, gây ra tiếng nổ lớn làm rung chuyển thủ đô trước rạng đông.
“Có bốn phi cơ từ hướng đông bay tới oanh tạc cơ xưởng Yarmouk,” ông Belal cho hay. “Họ dùng kỹ thuật tối tân.” Ông Belal không cho biết thêm chi tiết nào khác.
Trước đây chính phủ Sudan từng cáo buộc Israel oanh tạc một đoàn xe chở võ khí trong khu vực Hồng Hải của quốc gia này. Các quan sát viên cho hay có tin tức nói rằng Sudan là một hành lang vận chuyển võ khí qua Ai Cập vào lãnh thổ Gaza cho thành phần dân quân Hamas.
Bộ Trưởng Thông Tin Ahmed Belal Osman cho báo chí hay có bốn phi cơ tham dự cuộc oanh kích cơ xưởng Yarmouk, gây ra tiếng nổ lớn làm rung chuyển thủ đô trước rạng đông.
“Có bốn phi cơ từ hướng đông bay tới oanh tạc cơ xưởng Yarmouk,” ông Belal cho hay. “Họ dùng kỹ thuật tối tân.” Ông Belal không cho biết thêm chi tiết nào khác.
Trước đây chính phủ Sudan từng cáo buộc Israel oanh tạc một đoàn xe chở võ khí trong khu vực Hồng Hải của quốc gia này. Các quan sát viên cho hay có tin tức nói rằng Sudan là một hành lang vận chuyển võ khí qua Ai Cập vào lãnh thổ Gaza cho thành phần dân quân Hamas.
Nhiều người chết bởi xung đột tôn giáo tại Miến Điện
Các cuộc đụng độ mới nhất là loạt bùng phát bạo lực nghiêm trọng đầu tiên kể từ tháng Sáu, khi tình trạng khẩn cấp được tuyên bố tại Rakhine sau khi có 90 người bị giết chết, tình hình vẫn rất căng thẳng giữa các nhóm người Phật giáo và Hồi giáo tại Rakhine. Các cuộc đụng độ nổ ra ở thị trấn Ratha Taung đêm khuya hôm qua nhưng sau lan sang thị trấn Taw Kyauk, được biết có hơn 1.000 ngôi nhà đã bị phóng hỏa và cảnh sát đã triển khai quân tiếp viện tại các thị trấn Min Bya và Mrauk Oo, nơi hiện đang áp lệnh giới nghiêm.. Củng cần nhắc lại sự việc bắt đầu bùng nổ khi một nữ Phật tử bị ba người Hồi giáo hãm hiếp và giết hồi tháng Năm đã khơi mào cho tình trạng bất ổn ban đầu. Một đám đông hung hãn sau đó giết chết 10 người Hồi giáo để trả đũa, mặc dù các nạn nhân không liên quan gì tới vụ việc trước đó, và bạo lực từ đó đã leo thang. Nhà cửa của cả người theo đạo Phật lẫn theo đạo Hồi đều bị đốt phá và hàng ngàn người đã bỏ chạy. Tình trạng bạo lực khiến người Hồi giáo trên khắp Miến Điện đã bỏ các kế hoạch kỷ niệm hội Eid al-Adha.
No comments:
Post a Comment