Lạm phát tiếp tục gia tăng.
Theo cục thống kê chỉ giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 gia tăng 0.85% so với tháng 9 và tăng 7% so với cùng thời năm ngoái, tóm lại giá tiêu dùng (CPI) từ đầu năm đến nay đã tăng 6.02% .Giá dịch vụ y tế trong tháng 10 tăng 7.78 %, vật liệu xây dựng tăng 1.09% và giá thực phẩm tăng 0.29%.Vấn đề chỉ giá tiêu dùng cũng đã được đưa ra trong phiên họp của Quốc Hội,
các đại biểu đã bày tỏ sự quan ngại về sự gia tăng bất ngờ của chỉ số tiêu dùng (CPI), nhất là những tháng gần cuối năm nhu cầu sẽ gia tăng nhưng số cung không đáp ứng kip , do đó tạo cơ hội thúc đẩy chỉ số tiêu dùng (CPI) sẽ gia tăng liệu chính phủ có biện pháp nào để giải quyết vấn đề và cố giữ CPI ở mức 8%, thật sự không mấy tin tưởng khả năng của chính phủ cố giữ CPI ở mức 8%.trong năm nay.
các đại biểu đã bày tỏ sự quan ngại về sự gia tăng bất ngờ của chỉ số tiêu dùng (CPI), nhất là những tháng gần cuối năm nhu cầu sẽ gia tăng nhưng số cung không đáp ứng kip , do đó tạo cơ hội thúc đẩy chỉ số tiêu dùng (CPI) sẽ gia tăng liệu chính phủ có biện pháp nào để giải quyết vấn đề và cố giữ CPI ở mức 8%, thật sự không mấy tin tưởng khả năng của chính phủ cố giữ CPI ở mức 8%.trong năm nay.
Người đói khổ ở miền núi Việt Nam tăng vọt
Một phúc trình của Bộ Lao Ðộng Việt Nam công bố sáng 23 tháng 10, báo động đỏ về tình trạng tăng vọt số người đói khổ ở các vùng miền núi phía Bắc. Ðây là phúc trình kết luận của một chương trình mang tên "Ðầu tư và phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng dân cư của người thiểu số ở miền núi phía Bắc." Tuy nhiên, phúc trình này kết luận, nhà nước Việt Nam đã không đạt được mục tiêu "giảm nghèo." Ban nghiên cứu cũng cho rằng, sau 12 năm thực hiện chương trình, người dân thiểu số ở các vùng núi miền Bắc vẫn sống trong tình trạng "cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm." Các viên chức trách nhiệm về dân tộc thiểu số còn xác nhận rằng các vùng dân cư thiểu số tại xã Phú Mỡ thuộc huyện Ðồng Xuân, tỉnh Phú Yên; xã Trà Xinh thuộc huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi; xã Ngư Thủy Chung thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình... đã bị đói. Nhiều vùng khác như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai... cũng đã bắt đầu bị nạn đói đe dọa. Một viên chức khác góp ý thêm :"Nhiều thôn, nhiều bản một số xã thuộc tỉnh Cao Bằng không có đất sản xuất, thiếu cả nước tắm giặt. Người dân khổ đến mức tôi không biết dùng từ ngữ gì để diễn tả." Ông này còn nhận định: "Bài toán giảm nghèo là vô vọng và xem ra ngày 'thoát nghèo' của người dân các vùng khốn khổ nêu trên vẫn còn xa lắc xa lơ..."
Bắc Hàn thanh trừng nội bộ
Tờ Bắc Hàn Nhật báo xuất bản tại Nam Hàn dẫn lời của dân biểu Yun Sang-hyon, ông cho biết có tổng cộng 31 quan chức Bắc Triều Tiên đã bị mất chức kể từ khi ông Kim Jong-un chính thức trong vị thế lãnh đạo hôm 28/9/2010. "Ông Kim Jong-un đã dùng các cáo buộc tham nhũng và thái độ xấu để loại bỏ các quan chức cao cấp mà ông ta cho là cản trở cho việc nắm giữ quyền lực của ông ta..." và"Đa số các vụ truất chức mà Bắc Hàn công bố ra nước ngoài, họ luôn sử dụng lý do sức khỏe yếu"., các quan chức bị thành trừng bao gồm bốn thành viên của Quân ủy Trung ương bị cách chức hồi tháng 9/2010; 13 quan chức bị bãi nhiệm năm 2011 và 14 vị bị kỷ luật trong năm nay. Trong số 14 người này có lãnh đạo quân đội Ri Yong-ho và thống đốc ngân hàng trung ương Ri Kwang-gon. và Bộ trưởng Thể thao Pak Myong-chol.Củng nên nhắc lại Thứ trưởng Kim Chol đã bị tử hình,.và một số sỹ quan cao cấp trong quân đội vì tội uống rượu trong lúc cả nước để tang Kim Jong-il.
Gửi móng chân để phản đối dùng sừng tê giác.
Ông Mark Wilby, vì "kinh hoàng và bất lực", đã kêu gọi đồng bào ông hãy gửi móng tay, móng chân và tóc của mình tới cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc ở Nam Phi. khi nhìn thấy những bức ảnh tê giác bị chém giết hôm 24/10. Theo số liệu của chínhh phủ Nam Phi công bố, tính từ đầu năm tới nay, 467 con tê giác đã bị giết hại tại Nam Phi, nhiều hơn con số của cả năm ngoái là 448. Đại đa số những con tê giác này bị chết vì săn bắn trộm tại Vườn Quốc gia Kruger và sừng tê được đưa tới Việt Nam, Trung Quốc và các nước châu Á khác. Đa số sừng của tê giác bị săn bắn ở Nam Phi xuất hiện tại thị trường Việt Nam và Trung Quốc Cần nhắc lại lúc trước có một nhân viên Sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã từng bị cáo buộc tham gia buôn sừng tê, gây tai tiếng cho giới chức Hà Nội. Việt Nam đã ký Công ước LHQ về đa dạng sinh học nhưng lại là quốc gia được xem là thị trường tiêu thụ chính cho sừng tê giác
No comments:
Post a Comment