Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương và quý thính giả, tình trạng các TNLT bị đối xử tàn tệ, vô nhân đạo đã được các cơ quan ngoại quốc biết đến từ lâu nay và mới đây gia đình TNLT Trịnh Bá Phương đã được tiếp xúc với báo cáo viên của LHQ. Xin anh cho biết thêm chi tiết về việc này.
Hướng
Dương: Vâng, bà Đỗ
Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương cho biết là gia đình vừa có
buổi làm việc với báo cáo viên đặc biệt LHQ để trình bày về tình trạng của 3
người thân trong tù.
Bà Thu nói thêm là vào
ngày 3/11, bà đã được gặp báo cáo viên Surya Deva và Laura Macini phụ trách
nhân quyền của LHQ.
Ông Surya Deva được bổ nhiệm làm báo cáo viên
đặc biệt trong thời hạn 3 năm kể từ ngày 1/5 vừa qua. Văn phòng Cao ủy Nhân
quyền LHQ thông báo là chuyến đi của ông Deva hy vọng ghi nhận được những ý
kiến đóng góp để có thể đưa ra khuyến nghị cho nhà nước VN trong một báo cáo đệ
trình lên Hội đồng Nhân quyền vào tháng 9 năm 2024.
Trước đó, vào ngày 30/10, gia đình bà Thu đã
làm đơn tố cáo việc chồng bà bị đánh đập và cùm chân tại trại tù An Điềm ở tỉnh
Quảng Nam vì phản đối việc tù nhân lương tâm bị đối xử vô nhân đạo. Bà Thu cho
biết ông Phương từng bị cưỡng bức vào trại tâm thần. Còn mẹ chồng bà bị cho
giam chung với người nhiễm HIV.
Bà Thu cho biết thêm gia đình có một người đi
tù đã khó khăn, trong khi gia đình bà có tới 3 người và mỗi người bị giam một
chỗ khác nhau nên việc thăm nuôi có nhiều khó khăn.
Cần biết là bà Cấn Thị Thêu, mẹ chồng của bà
Thu bị giam ở Thanh Hóa, cách nhà 70 cây số. Người em là Trịnh Bá Tư bị giam ở
Nghệ An, cách nhà 260 cây số. Riêng ông Phương bị giam xa nhất, cách cả ngàn
cây số.
Bảo Trân: Về tình trạng liên lạc giữa TNLT và gia đình luôn luôn gặp
khó khăn do bị Ban Quản Lý trại giam gây ra và coi đó là hình phạt. Xin anh cho
biết về trường hợp của ông Đường văn Thái hiện nay ra sao?
Hướng Dương: Thưa chị và quý thính giả, ông Đường Văn Thái vừa được gửi thư thăm mẹ trong khi vẫn đang bị điều
tra về cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”.
Tù nhân Đường Văn Thái, được nhiều người biết
đến với tên Thái Văn Đường, chuyên loan tin về các vụ tham nhũng và đấu đá
trong nội bộ ban lãnh đạo cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam. Ông bị mất tích
vào ngày 13/4 khi đang xin tỵ nạn chính trị ở Thái Lan và đã được phỏng vấn để
đi định cư ở một nước thứ ba.
Hơn hai tháng sau, bộ công an Việt Nam thông
báo cho gia đình là ông Thái đã bị bắt từ ngày 14/4 và đang bị giam giữ ở trại
tạm giam tại huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Bà Dương Thị Lư, mẹ của ông Thái, cho biết bà
đã được cơ quan điều tra mời qua điện thoại đến trụ sở vào ngày 3/11 để nhận
thư của con trai. Lá thư thăm hỏi sức khỏe của bà và cho biết là ông Thái vẫn
còn mạnh khỏe.
Người mẹ 75 tuổi nhận ra nét chữ và chữ ký của
con trai nhưng hoài nghi về tình trạng thực sự của con mình. Khi bà đọc xong,
phía công an không cho mang lá thư về nhà, kể cả bản sao. Bà Lư đề nghị được
gặp con trai nhưng bị từ chối với lý do đang trong giai đoạn điều tra.
Cần biết là ông Đường Văn Thái sang tỵ nạn
chính trị ở Thái Lan từ năm 2018 và đã được cấp quy chế tị nạn. Ngay trước khi
bị mất tích, ông đã được phỏng vấn để đi định cư ở nước thứ ba.
Vẫn theo văn bản ký ngày 5/7 bởi Thiếu tướng
Trần Thanh, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, ông Thái sẽ bị tạm giam đến ngày
12/8. Nhưng đến nay đã là tháng 11 mà vụ điều tra vẫn chưa kết thúc.
Bảo Trân: LS Võ An Đôn đã được đi tị nạn tại Hoa Kỳ và
ông đang tiếp tục cuộc đấu tranh đầy bất khuất của mình dù đang ở hải ngoại.
Anh có thể cho quý thính giả biết hoạt động mới nhất của ông ấy là gì, được
không anh?
Hướng Dương: Dĩ nhiên, thưa chị, Luật sư Võ An Đôn, người
cùng gia đình rời Việt Nam sang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào cuối tháng
trước, tuyên bố là một phiên tòa có bồi thẩm đoàn là người dân trong và ngoài
nước có tác dụng răn đe các quan chức cộng sản vi phạm nhân quyền.
Ông Võ An Đôn 46 tuổi được nhiều người biết
đến sau khi tham gia bảo vệ quyền lợi của gia đình nạn nhân trong vụ án 5 công
an dùng nhục hình khiến ông Ngô Thanh Kiều tử vong ở Phú Yên. Ông bị rút thẻ
hành nghề luật sư sau khi thường xuyên trả lời phỏng vấn của báo chí ngoại quốc
về các vấn đề của đất nước, bảo vệ cho nhiều thân chủ là người hoạt động nhân
quyền... và có các phát ngôn về nghề luật sư ở trong nước.
Vào hôm 3/11, ông viết trên mạng kêu gọi các
luật sư đang tỵ nạn Mỹ thành lập “Đoàn luật sư Việt Nam hải ngoại” và “phiên
toà Nhân dân” nhằm trợ giúp người dân trong nước và răn đe các quan chức nhúng
chàm.
Theo ông Đôn, việc tập hợp các luật sư có lòng
với đất nước chỉ nhằm mục đích dùng kiến thức pháp luật để làm cố vấn pháp lý
cho người dân cũng như các vấn đề bực tức trong nhân dân.
Ông cho biết đây là nhu cầu trợ giúp pháp lý trong
nước rất là lớn. Bên cạnh đó, các luật sư đoàn hải ngoại có thể bình luận hay
phân tích về những vụ án hoặc hành vi của các quan chức VN. Ông cho biết hệ
thống tòa án ở VN chỉ là công cụ của đảng CSVN và thường bao che cho các quan
chức bị phạm tội.
Nhiều luật sư ở hải ngoại ủng hộ ý định thành
lập đoàn luật sư của ông Đôn, hầu hết cho rằng đề nghị của ông Đôn khá thú vị.
No comments:
Post a Comment