Hôm 20/11/2023 Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết, nước ông vừa tiếp xúc với các nước láng giềng, trong ấy có Malaysia và Việt Nam để thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử riêng liên quan đến Biển Đông. Về phía Việt Nam chưa thấy lên tiếng về lời đề nghị này. Chúng tôi mời quí thính giả theo dõi Quan Điểm của LLCQ về lời đề nghị của Philippines. Bài sẽ được Hải Nguyên trình bầy, để kết thúc buổi phát thanh hôm nay.
Thưa quí thinh giả.
Sự kiện
Tàu Cộng dùng sức mạnh cưỡng chiếm Biển Đông vẫn là một vấn đề chưa có hồi kết.
Từ việc Bắc Kinh tự vẽ đường ‘Lưỡi Bò’ bao trùm gần 90% diện tích Biển Đông, lấn
vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Việt Nam...hoàn toàn vi phạm Hiến
Chương Liên Hiệp Quốc, Công Ước về Luật Biển 1982.
Năm 2013 Philippines đã kiện TC ra tòa án trong tài
PCA ở La Hayes. Ngày 12 tháng 7 năm 2016 tòa này đã phán
quyết Trung Quốc không có "các quyền lịch sử" dựa trên cái gọi là bản
đồ "đường chín đoạn". Ngoài ra, Tòa bác bỏ Trung Quốc yêu sách vùng
biển từ các đảo nhân tạo mà nước này đã bồi đắp trái phép ở Trường Sa, đồng
thời xác định Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển, mở
rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp trong cả vùng.
Từ khi
lên nắm quyền, tổng thống đương nhiệm Philippines đã trở lại thân thiện với Hoa
Kỳ, bằng cách để cho quân đội nước này được sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự,
ngoài 5 căn cứ đã có từ trước. Đường lối cứng rắn đối với TC của ông Marcos Jr,
trái với người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, khiến TC gia tăng hành vi gây hấn,
vốn đã liên tiếp diễn ra từ nhiều năm
trước.
Tại Diễn
Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ở San Francisco hôm
18/11/23; ông Marcos Jr đã gặp ông Tập Cận Bình để “tìm kiếm các giải pháp
làm hạ căng thẳng ở Biển Đông”. Có lẽ ông Marcos đã không nhận được dấu
hiệu tích cực nào từ phía TC, khiến T.T. Philippines phải đưa ra sáng kiến của mình,
là kêu gọi các quốc gia như Malaysia và Việt Nam thảo luận về một Bộ Quy Tắc
Ứng Xử khác ở Biển Đông. Vì dự thảo bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) đã có từ năm 2002, vẫn
dậm chân tại chỗ. Lý do trì hoãn là vì tham vọng của TC, họ chỉ muốn dùng sức
mạnh quân sự để áp đặt quan điểm lên khối ASEAN. Bên cạnh đó, còn những bất
đồng giữa các nước trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) chưa đạt được
đồng thuận; vì những nước không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông như Lào,
Miến Đện, Cambot, Thái Lan; nếu không mạnh mẽ ủng hộ lập trường của TC, thì
cũng không mặn mà với lập trường của Philippines hay Việt Nam.
Khi đưa
ra sáng kiến trên, T.T. Marcos Jr giải thích: (Xin trich:) “Chúng tôi đã chủ
động tiếp cận các quốc gia khác trong ASEAN mà chúng tôi đang có tranh chấp
lãnh thổ, Việt Nam là một trong số đó, Malaysia là một quốc gia nữa và xây dựng
quy tắc ứng xử của riêng chúng tôi. Hy vọng việc này sẽ mở rộng hơn nữa và mở
rộng sang các nước ASEAN khác”.
Khi bài
viết này được phát ra, chúng tôi chưa nghe thấy lập trường của nhà nước CS Việt
Nam, nhưng người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao TC đã lên tiếng tại một cuộc họp
báo thường kỳ rằng: “Bất kỳ động thái nào đi chệch khỏi khuôn khổ và đi ngược
lại tinh thần của tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông đều vô
hiệu”. Với lời răn đe giọng kẻ cả ấy, chắc chắn khiến nhiều nước trong khối
ASEAN phải đắn đo, trước khi đưa ra quan điểm của nước mình.
Riêng
nhà nước CS Việt Nam, đây rõ ràng là một thách đố ngoại giao rất quan trọng.
Người dân VN sẽ căn cứ vào cách ứng xử của Hà Nội, để đánh giá tinh thần yêu
nước và trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN, trong việc bảo vệ chủ quyền biển
đảo và lãnh thổ của cha ông để lại.
Người
dân VN không quên ngày19 tháng 1 năm 1974, TC đã dùng vũ lức đánh chiếm quần
đảo Hoàng Sa của VN, nhưng nhà cầm quyền CS Hà Nội lúc ấy đã im tiếng. Rồi đến
cuộc thảm sát 64 chiến sĩ CSVN khi Tàu Cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988,
các thông tin cho biết Hà Nội đã ra lệnh cho bộ đội CSVN không được nổ súng
chống lại kẻ xâm lược. Từ đó đến nay, TC đã bồi đắp các đảo nhân tạo, thiết lập
các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ấy, ngăn cản ngư dân VN hành nghề trong
vùng biển truyền thống; TC còn công khai ngăn chận VN hợp tác với các công ty
ngoại quốc khai thác tài nguyên, khoáng sản ngay trong vùng đặc quyền kinh tế
của VN.
Cả thế
giới đều nhân thấy VN là nạn nhân lớn nhất dưới tham vọng bành trướng của Tàu
Cộng ở Biên Đông. Đây chính là cơ hội ngàn vàng để VN đáp ứng tích cực và rốt
ráo lời đề nghị của Philipines và các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, tự sọan
ra một bộ Qui Tắc Ứng Xử Riêng, thay vì cúi đầu khuất phục sự chỉ đạo của Bắc
Kinh. Làm như thế chắc chắn VN và Philippines sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ
của thế giới. Liệu CSVN có dám vì dân vì nước, hay chỉ vì quyền lợi của đảng CS
mà thôi? Chúng ta hãy chờ xem.
Cảm ơn quí thính giả đã theo dõi bài Quan Điểm của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment