Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Hải Vân trình bày sau đây.
1) NHIỀU TÀI XẾ DƯƠNG TÍNH VỚI MA TÚY VẪN LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG.
Chỉ trong vòng 5 ngày từ ngày 15 đến 19 tháng 11 vừa
qua đã có 1022 trường hợp vi phạm giao thông. Đây là con số chỉ riêng trên quốc
lộ 1, theo phòng cảnh sát giao thông thành Hồ. Cụ thể, trong số này gồm 291 vụ
lái xe trong lúc say rượu, 11 trường hợp lái xe khi say ma túy.
Tài xế sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy
gây tai nạn không còn là tin mới mẻ.
Theo phòng cảnh sát giao thông thì mặc dù đã thực hiện
nhiều cuộc kiểm tra nhưng không mang lại kết quả. Thực tế những cuộc ra quân kiểm tra có báo
chí quay phim, chụp hình chỉ dùng trong việc quảng cáo, trên thực tế, hầu hết
những cuộc ngừng xe kiểm tra kết thúc rất nhanh gọn nhẹ bằng những tờ tiền
500,000 đồng kẹp trong sổ hành trình.
Thực tế, đã có tai nạn xảy ra sau khi tài xế qua trạm
kiểm soát vài cây số. Kết quả sau đó xác nhận tài xế dương tính với ma túy nên
gây ra tai nạn, nhưng trong biên bản kiểm tra nồng độ chất kích thích của tài xế
ở trạm kiểm soát vài phút trước đó thì không có dấu hiệu của ma túy!
Hành động vô trách nhiệm mang tính hối lộ của lực lượng
công an cũng góp phần làm cho tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng.
2)
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VN: CHÍNH PHỦ NGƯỢC ĐÃI NGƯỜI THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN MỘT CÁCH
CÓ HỆ THỐNG!
Nhà cầm quyền cs Việt Nam tiếp tục kỳ thị và ngược đãi
người Thượng ở Tây Nguyên một cách có hệ thống, theo Mạng lưới Nhân quyền Việt
Nam việc này "bắt nguồn từ sự nghi ngờ lòng trung thành của họ đối với
chế độ hiện hành."
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam hôm 18/11 công bố Báo
cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022-2023, qua đó nêu bật sự đàn áp của nhà nước
độc đảng đối với những sắc dân bản địa ở Tây Nguyên một cách có hệ thống như lấy
đất đai để cho các công ty lớn khai thác và di dân ồ ạt từ các tỉnh thành dẫn đến
một số vụ nổi dậy của người dân bản địa, đặc biệt là vụ tháng 6 vừa qua ở
Đắk Lắk.
Bên cạnh việc cướp đất đai của người bản địa, Hà Nội
cũng không cho họ quyền tự do tôn giáo. Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban
điều hành của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết trong nhiều thập
niên qua, rất nhiều người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành nhưng
trong nhiều năm gần đây, nhà nước còn bắt ép họ bỏ đạo nhất là đối với những
người trong các tổ chức tôn giáo chưa ghi danh. Báo cáo cho rằng, hành động của
các cơ quan Việt Nam bắt nguồn từ sự nghi ngờ lòng trung thành của các sắc dân
thiểu số ở Tây Nguyên đối với chế độ.
Cũng theo Báo cáo, đối với sắc dân thiểu số Khmer ở một
số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, chính quyền còn đi xa hơn nữa khi nhân
danh “sự thống nhất quốc gia” để phủ nhận quyền của người Khmer Krom.
Trong năm 2022-2023, ít nhất có sáu người Khmer Krom bị câu lưu, tra hỏi và cáo buộc vi phạm luật hình sự, trong lúc họ chỉ tìm cách phổ biến các tài liệu của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trong đó có Tuyên bố về quyền của người bản địa.
3)
QUỐC HỘI CỘNG SẢN VIỆT NAM: ĐỀ NGHỊ QUY ĐỊNH DẠY THÊM LÀ NGÀNH KINH DOANH CÓ ĐIỀU
KIỆN
"Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở
các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà
giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng",
đó là lời phát biểu nực cười của phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái
Bình Nguyễn Văn Huy nói, khi thảo luận tại Quốc hội sáng 20/11.
Đương sự còn cho rằng nếu dạy thêm xuất phát từ nguyện
vọng của người học thì không đáng bị lên án, cần quy định là ngành kinh doanh
có điều kiện để tránh biến tướng.
Ông Huy quên rằng chính hệ thống cầm quyền đã đưa
ngành giáo dục xuống cấp trầm trọng. Nhà nước không đủ khả năng bảo vệ quyền lợi
và lương bổng của nhà giáo nên đã xảy ra bao nhiêu tiêu cực trong học đường. Việc
này gây ra hệ lụy rằng giáo viên dạy bài học trên lớp lửng lơ, nửa chừng và chỉ
tiếp nối ở lớp học thêm. Nội dung kiểm tra, đề thi được giáo viên đưa ra khi dạy
thêm khiến điểm số chênh lệch giữa học sinh đi học và không học thêm.
Thay vì tìm biện pháp chấn chỉnh ngành giáo dục từ ngọn, thì vị đại biểu này lại
đề nghị hợp thức hóa việc dạy thêm.
4) THÊM NHIỀU ĐẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO THÀNH
HỒ BỊ KỶ LUẬT.
Vào ngày
20/11, Ủy bản kiểm tra thành ủy thành Hồ đề nghị kỷ luật một loạt các đảng viên
lãnh đạo các ban ngành dính líu đến hối lộ.
Các nạn nhân
mới nhất gồm:
-Bà Trần Thị
Bình Minh, nguyên Chi ủy viên nhiệm kỳ 2022 - 2025, nguyên Chánh Văn phòng Hiệp
hội Doanh nghiệp, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư,
nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ 2015 - 2020, nguyên Phó Giám đốc Sở kế hoạch và
đầu tư bị khai trừ khỏi đảng.
Bà Minh bị kết
luận có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, phê duyệt điều chỉnh dự
toán và phê duyệt dự toán của dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị 12 phòng thí
nghiệm trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
-Ông Trương
Ngọc Khôi, nguyên là đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-01S, Sở
Giao thông vận tải, bị khai trừ khỏi Đảng vì có hành vi “Nhận hối lộ”, vi phạm
quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng,
cơ quan, đơn vị.
-Ông Trần Xuân
Hải bị đề nghị kỷ luật. Ông Hải nguyên là Bí thư Chi bộ, nguyên Giám đốc Trung
tâm Dịch vụ việc làm (thuộc Đảng bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Ông
này bị kết luận đã vi phạm trong việc thiếu kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, để đơn
vị xảy ra nhiều thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, hai
lãnh đạo cục Thuế là ông Trần Ngọc Tâm và bà Lê Thị Thu Hương cũng bị kỷ luật
bằng hình thức khiển trách. Các vi phạm của hai người này bao gồm thiếu kiểm tra, giám sát việc chấp
hành chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chính trị đối
với các chi bộ, đảng viên có liên quan đến việc hoàn thuế trị giá gia tăng và
công tác kiểm tra sau khi hoàn thuế, dẫn đến việc cơ quan điều tra khởi tố vụ
án về hoàn thuế trị giá gia tăng sai quy định.
No comments:
Post a Comment