Sự kiện: Hôm nay kết thúc APEC 2023 ở San Francisco, chúng ta thử tìm hiểu về tổ chức này là gì và nó hoạt động thế nào?
Kich Bản:
TH-Chào chị ML và anh HD. Mấy ngày nay tin tức nói nhiều đến APEC, nên TH đế nghị chúng ta tìm hiểu về tồ chức này, anh chị thấy thế nào?
ML- Chào anh TH và anh HD, ML rất tán đồng ý kiến của anh TH. Chính ML cũng đang thắc mắc về APEC mà chưa biết hỏi ai đây?
HD- OK. Theo HD hiểu sơ sơ, thì APEC là chữ viết tắt bởi chữ Asia-Pacific Economic
Cooperation. Tiếng Việt gọi là Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương.
ML- Cái tên thì có vẻ như dành cho Á Châu, mà sao lại họp ơ San Francisco? Rồi ông Tập Cân Bình và cả Võ văn Thưởng của VN cũng đến Mỹ nữa?
HD- Chính vì có Tập Cận Bình và Võ Văn Thưởng đến dự họp, nên bà con ta cùng với nạn nhân của Tàu Cộng như tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, Hông Kông,sẽ biều tình rầm rộ để phản đối độc tài CS đấy.
TH- Muốn hiểu rõ về APEC, chúng ta phải đi ngược dòng thời gian về quá khư, để thấy cục diện chính trị trên thế giới thế nào đã. Anh chị còn nhớ, Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt năm 1945, thì thế giới chia làm hai cực, một bên là khối tự do, do Hoa Kỳ lãnh đạo, bên kia là khối độc tài cộng sản do Nga Tàu đứng đầu, tuy hai bên không còn oánh nhau bằng bom đạn, nhưng đối đầu bằng nhiều hình thức, gọi chung Chiến Tranh Lạnh đấy.
ML- Nếu ML nhớ không lầm thì ngoài hai khối ấy ra, còn có một khối thứ ba, gọi là khối không liên kết, đúng không?
HD- Chị ML nói đúng, Ấn Độ là một nước lớn nằm trong khối không liên kết ấy, nhưng ảnh hưởng của nó khá mờ nhạt. Nhưng từ năm 1989 thì khối CS rạn nứt và tan vỡ, từ đó Hoa Kỳ trở thành cường quốc số một, chẳng còn ai là đối thủ nữa. Với vị trí ấy, HK đã đưa ra những sáng kiến mới, một trong những sáng kiến ấy là APEC đó.
ML- Ngoài APEC ra, thì HK còn đưa ra những sáng kiến nào nữa hả hai anh?
TH- Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự thế giới chuyển hướng sang dạng toàn cầu hóa và phát triển các khối thương mại khu vực. Hoa Kỳ đóng vai trò dẫn đầu trong việc xác định trật tự thế giới mới này, trong đó thương mại tự do và các tổ chức đa phương đóng là chủ yếu. Ngoài việc thành lập APEC ra, HK còn thành lập Hiệp Hội Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) và Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WHO) nữa đấy.
ML- Như vậy HK đã có công rất lớn trong việc định hình trật tự thế giới mới, nhất là về lãnh vực thương mại và phát triển đây chứ, sao nhiều quốc gia vẫn xem Hoa Kỳ là thù địch vậy?
HD- Ôi, đời là thế mà chị ML. Nghèo thì bị người ta khinh, giàu thì bị người ta ghen tức, đó là chuyện thường tình. Trở lại câu chuyện APEC, chính HK giúp tổ chức này xác định mục tiêu và phương pháp kinh tế chung, nhưng không căn cứ vào các thỏa thuận ràng buộc, mà để cho các quốc gia có thể hành động vì lợi ích riêng của mình. Cụ thể như APEC hay NAFTA đó.
ML- ML muốn biết rõ hơn APEC đã được ra đời thế nào và nó hoạt động ra sao? Vì mấy năm trước Vịet Nam cũng đã đăng cai tổ chức APEC ở Đà Nẵng đó, hai anh có nhớ không?
TH- Đúng thế, APEC, được thành lập vào năm 1989 tại Úc như một diễn đàn không chính thức, nhắm đến tự do thương mại và hợp tác kinh tế dọc theo Vành đai Thái Bình Dương. Lúc đầu có 12 thành viên gồm Úc, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Hoa Kỳ. Sau này có thêm 9 đơn vị nữa gồm Trung Cộng , Hồng Kông, Đài Loan, Chí Lợi, Mexico, Papua New Guinea, Peru, Nga và Việt Nam. VN gia nhập APEC năm 1996.
HD- Trong 5 năm đầu, APEC đã xác lập các mục tiêu cốt lõi như đã nói trên. Năm 1991 họp ơ Seoul, đã xác định mục tiêu chính của APEC là thương mại tự do quanh Vành đai Thái Bình Dương. Năm 1994, họp tại Bogor, Indonesia, APEC đã đặt ra mục tiêu “thương mại và đầu tư tự do và cởi mở”. Năm 2010 đặt mục tiêu cho các nền kinh tế phát triển, và năm 2020 nhắm tới các nền kinh tế đang phát triển.
ML- Hồi sáng nay ML đọc được mấy thông tin quan trọng sau đây về APEC 2023:là 21 thành viên APEC chiếm gần 40% dân số toàn cầu, tức gần 3 tỷ người chiếm đến gần 50% thương mại toàn cầu. Tính đến năm 2021, các thành viên APEC đã mua đến 60% hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và 7 trong số 10 nước giao thương hàng đầu với HK đều là thành viên APEC.
TH- Vì vậy Vcệc đăng cai tổ chức APEC năm 2023 sẽ mang lại cho Hoa Kỳ cơ hội duy nhất để thể hiện vai trò lãnh đạo kinh tế và chủ nghĩa đa phương ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời nêu bật tác động trực tiếp của sự tham gia kinh tế quốc tế đối với sự thịnh vượng của Hoa Kỳ đấy. Thông tin về APEC 2023 thì còn nhiều, nhưng chúng ta tạm dừng ở đây. Lần sau sẽ bàn tiếp.
No comments:
Post a Comment