Thưa quý thính giả,
Vận nước nổi trôi, có lúc thịnh lúc
suy, nhưng những người trai nước Việt lúc nào cũng sẵn sàng đưa vai gánh vác mỗi
khi sơn hà nguy biến. Trùng dương réo gọi cùng với mộng hải hồ, chàng thanh niên
Vũng Tàu thi đậu vào ngành Hàng Hải Thương Thuyền, hai lần làm Tư lệnh Hải Quân
VNCH. Sau ngày 30/4/1975, bị cộng sản bắt đi tù lưu đày hơn 12 năm.
Trong tiết mục Danh nhân nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Đề đốc Trần Văn Chơn” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay
Trần Văn Chơn sinh ngày 24/9/1920 tại Vũng Tàu, lấy bằng Tú Tài bán phần năm 1939.
-Năm
1940, ông thi đậu vào ngành Hàng Hải Thương Thuyền của Pháp tại Sài Gòn, tốt
nghiệp khóa Cơ khí Hàng Hải tại trường Ecole Rosel.
-Năm
1941, tốt nghiệp khóa Vô tuyến Truyền tin Hàng Hải. Sau đó, lấy bằng Sĩ quan
Hoa tiêu Hàng Hải và bằng Thuyền trưởng.
-Năm 1951, ông được
chọn vào Quân chủng Hải Quân, theo học khóa 1 Sĩ quan Hải Quân Nha Trang.
-Tháng
10 năm 1952, mãn khóa tốt nghiệp Thủ Khoa mang cấp bậc Thiếu úy, phục vụ trong
Hải đoàn Xung phong.
-Tháng
10 năm 1953, thăng cấp Trung úy, nhận chức vụ Chỉ huy phó Hải đoàn Xung phong
Vĩnh Long.
-Đầu
năm 1954, thuyên chuyển ra Bắc làm Chỉ huy phó Hải đoàn Xung phong Ninh Giang.
Đến tháng 6, Hải đoàn di chuyển vào Nam đặt căn cứ tại Mỹ Tho, nên cải danh
thành
Hải
đoàn Xung phong Mỹ Tho.
-Năm
1955, thăng cấp Đại úy, được chỉ định làm Chỉ huy trưởng Trợ chiến hạm Linh Kiếm
HQ-226. Đến tháng 8, nhận chức Chỉ huy trưởng Lực lượng Giang đoàn.
-Năm
1956, thăng cấp Thiếu tá.
-Năm
1957, được bổ nhiệm Tư lệnh Hải quân kiêm Giám đốc Hải Quân Công Xưởng.
-Năm
1959, thăng cấp Trung tá.
-Năm
1960, được đề cử du học Chỉ huy Tham mưu tại trường Hải chiến ở Newport, tiểu
bang Rhode Island, Hoa Kỳ.
-Năm
1962, nhận chức Chỉ huy trưởng Lực lượng Tuần giang.
-Ngày
1/11/1966, thăng cấp Đại tá, tái nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải Quân.
-Ngày
19/6/1968, thăng cấp Phó Đề đốc.
-Ngày
1/11/1970, thăng cấp Đề đốc.
-Ngày
1/11/1974, Đề đốc Trần Văn Chơn được giải ngũ sau
khi bàn giao chức Tư lệnh Hải Quân cho Đề đốc Lâm Ngươn Tánh.
-Sau
ngày 30 tháng 4, ông là vị tướng Hải Quân bị CSVN bắt vào tù và bị lưu đày từ
Nam ra Bắc, với hơn 12 năm trong các trại giam Quang Trung, Yên Bái và Nam Hà.
Đến ngày 14 tháng 9 năm 1987, ông mới được ra tù.
-Tháng
12 năm 1991, ông và gia đình được xuất cảnh theo diện H.O. Sau đó, định cư tại
San Jose, tiểu bang California. Hoa Kỳ. Mặc dù hơn 70 tuổi, nhưng ông vẫn tiếp
tục học và tốt nghiệp ngành Interdisciplinary Studies tại San Jose Evergreen
Community College và sau đó học Political Science tại San Jose State
University.
Trong
thời gian ở San Jose, ông tham dự hầu hết các sinh hoạt của Cộng Đồng và các Hội
đoàn, Đoàn thể VNCH. Đặc biệt, luôn sát cánh với các gia đình Hải Quân Hàng Hải.
-Ngày
19/10/2013, ông được Hải Quân Hoa Kỳ chính thức mời tham dự buổi lễ đặt tên cho
Khu trục Hạm USS Zumwalt tại Bath Iron Work, tiểu bang Maine, Hoa Kỳ. Khu trục
Hạm này do Đô đốc Elmo Zumwalt, Tư lệnh Hải Quân thứ 19 của Hoa Kỳ thiết kế. Đô
đốc Elmo Zumwalt, nguyên là Cố vấn của Tư lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn trong thời chiến tranh VN.
-Ngày
2/5/2019, ông từ trần, hưởng thọ 99 tuổi. Tang lễ do Hội Bạch Đằng (Bắc Cali) đảm
trách, được cử hành rất trang trọng trong 2 ngày 17 và 18 tháng 5 năm 2019 tại
Oak Hill Memorial Park, San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Ngoài tang quyến
và thân hữu, còn có sự tham dự, thăm viếng của đại diện các tôn giáo, các cơ
quan truyền thông, các hội đoàn, đoàn thể, cùng đại diện các quân binh chủng và
các gia đình Hải Quân Hàng Hải ở nhiều tiểu bang.
*****
Đề đốc Trần Văn Chơn và Đô đốc Chung Tấn Cang là bạn cùng khóa 1 Sĩ
quan Hải Quân, cả hai đều được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Hải Quân 2 lần.
Trong thời gian tại chức, cả 2 vị Tư lệnh đều có dấu ấn đặc biệt trong Quân sử
Hải Quân VNCH.
Trong thời gian làm Tư lệnh Hải Quân, Đề đốc Trần Văn Chơn là
người đưa ra sáng kiến, đích thân đôn đốc và thực hiện tượng đài đức Trần Hưng
Đạo - Thánh Tổ Hải Quân tại bến Bạch Đằng Sài Gòn.
Đề đốc Trần Văn Chơn được giới truyền thông đánh giá là một võ tướng thanh
liêm, có
lòng tự
trọng,
bao dung độ lượng. Nhờ có tâm hồn cao thượng, nên ông được nhiều thiện cảm và
lòng quý trọng của thuộc cấp trong binh chủng Hải Quân VNCH.
Tháng 4
năm 1975, vì lòng hiếu đạo với song thân, ông không chịu di tản, can đảm quyết
định ở lại trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng” nên bị tù gần 13 năm. Có thể nhờ vào tấm
lòng hiếu thảo mà ông được ơn trên phù trợ, giữ được mạng sống trong cảnh đói
khát, tật bệnh trong các trại tù cộng sản.
Bốn câu thơ của Như Thương trong chủ đề “Quê hương và
Quốc Hận” viết:
Tháng Tư, nghiêng
ngã sơn hà,
Triệu người khóc
hận, can qua ngút trời.
Tờ lịch rơi những
đầy vơi,
Lật sang trang sử,
ngàn đời không quên!
Với lòng kính phục, nghiêm chào vĩnh biệt Đề đốc Trần
Văn Chơn và xin dâng 3 nén hương lòng tri
ân đến ông, cùng tất cả Quân - Cán - Chính VNCH, những người - có công bảo vệ
tự do dân chủ cho miền Nam Việt Nam - đã ra đi về cõi Vĩnh Hằng.
No comments:
Post a Comment