Tuesday, November 28, 2023

Cạnh tranh đảng phái chính trị và chống tham nhũng

Bình Luận

Bao lâu mà đảng vẫn tham quyền cố vị, không chấp nhận cả Tam Quyền Phân Lập lẫn Đa Nguyên Đa Đảng thì đừng hòng mơ mộng đốt lò hay chống tham nhũng vẩn vơ.  Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hiền Lương, trích từ Việt Nam Thời Báo với tựa đề: “Cạnh tranh đảng phái chính trị và chống tham nhũng sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.

Hiền Lương   (VNTB) 

Bản chất của tham nhũng chính là sự “tha hóa” quyền lực để thực hiện lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm người làm phương hại đến lợi ích của cá nhân khác, của tập thể và xã hội.

Những Hòa Thân đương đại Ở Việt Nam, quyền lực là độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam, tức “tha hóa” ngay trong chính nội bộ Đảng, và không vấp phải sự phản ứng hay giám sát nào từ các đảng phái chính trị khác của thể chế.

Chủ yếu là những “đại thần” của nhiệm kỳ nào đó của Đảng sẽ sắm vai Hòa Thân – một đại tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Nếu bên Trung Quốc, lịch sử ghi rằng được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường.

Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước; thì ở Việt Nam, sử đương đại đã có thể ghi rõ là được sự hậu thuẫn của vai trò độc tôn toàn trị mang tên đảng cộng sản.

Hà Nội đã có các phiên bản thời đại của Hòa Thân ở các nhiệm kỳ tương ứng của cụ Tổng bí thư. Nhìn từ lịch sử, khi quyền lực càng cao, càng tuyệt đối thì sự “tha hóa” và “lợi ích nhóm” sẽ càng gia tăng, nếu không có chế tài kiểm soát quyền lực.

Độc tôn chính trị tất sẽ… “tham nhũng chính sách”.

Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước nhằm để điều hòa các lợi ích khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau của các giai cấp, giai tầng trong xã hội và duy trì sự ổn định của một chế độ xã hội nhất định. Quyền lực đó bao giờ cũng được thực thi thông qua những con người cụ thể mà lợi ích được quy định bởi chức vụ, địa vị xã hội của họ.

Những người được giao quyền lực luôn có xu hướng sử dụng quyền lực, địa vị xã hội để thực hiện một cách tối ưu lợi ích của xã hội nhằm duy trì sự ổn định, và như vậy, đây không phải là hành vi tham nhũng.

Tham nhũng chỉ xảy ra khi việc sử dụng quyền lực không hướng tới lợi ích chung của xã hội mà nhằm thực hiện lợi ích cá nhân của người này phương hại đến lợi ích cá nhân của người khác, phương hại đến lợi ích tập thể, lợi ích xã hội (nhưng nhiều khi lại được che đậy vì lợi ích chung của xã hội).

Khi tham nhũng, tiêu cực trở thành phổ biến, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước bị biến dạng không còn giữ được vai trò điều hòa các lợi ích xã hội, từ đó mất đi sự ổn định, đe dọa sự tồn vong của chế độ mà quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đang duy trì nó.

Ghi nhận thực tế ở Việt Nam trong thể chế toàn trị, có thể thẳng thắn nhận định rằng rất nhiều vụ đưa và nhận hối lộ bị đưa ra ánh sáng là do đối tượng mâu thuẫn nội bộ, ăn chia không đều nên đã tự tố cáo, tự làm lộ.

Tam quyền phân lập: cần nhưng chưa đủ. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tư tưởng, các chính trị gia phương Tây và Mỹ tin rằng phân tán quyền lực là cách tốt nhất để kiểm soát quyền lực, điển hình nhất là mô hình nước Mỹ. Theo đó, trước hết quyền lực nhà nước được tách bạch rạch ròi thành 3 nhánh là Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp. Cùng với đó, nguyên tắc “cân bằng và kiểm soát” cho phép 3 trụ cột quyền lực nhà nước có thể hoạt động riêng rẽ, giám sát và trừng phạt lẫn nhau mỗi khi xuất hiện biểu hiện lạm quyền.

Ưu điểm của cấu trúc quyền lực phân tán, hệ thống mở và vận hành dựa trên nguyên tắc “cân bằng và kiểm soát quyền lực” là hạn chế tối đa khả năng thâu tóm quyền lực nhà nước bởi một chủ thể nào đó. Các nguy cơ hoặc biểu hiện hành vi lạm dụng công quyền thường được phát hiện từ rất sớm, nhờ đó giảm thiểu khả năng lợi dụng quyền lực công để phục vụ các lợi ích cá nhân, nhóm.

Một ưu điểm nữa là trong bất kỳ tình huống nào có vấn đề nghiêm trọng xảy ra với một trong 3 nhánh quyền lực nhà nước, với chính quyền liên bang, hay chính quyền địa phương thì cũng không ảnh hưởng quá mức đến hoạt động chung của hệ thống quản trị quốc gia. Tức là người ta có thể sửa chữa vấn đề với một nhánh hoặc một cấp quyền lực nào đó trong khi cấu trúc quản trị nói chung vẫn có thể vận hành, chứ không đến mức rối loạn hay đổ vỡ cả hệ thống. Tuy nhiên mô hình trên nếu áp dụng ở Việt Nam lại vấp một vướng mắc đó là đảng cộng sản Việt Nam thông qua tổ chức mang tên Bộ Chính trị đã tự cho mình quyền Hiến định bao trùm cả “Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp”; và chính điều này nên chuyện “tham nhũng quyền lực” là lẽ tất yếu, rất khó ‘ra toa’ để chữa dứt tận gốc.

 

No comments:

Post a Comment