Mở đầu chương trình mời quý vị theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Trường An.
1/ HÃNG INTEL HỦY BỎ KẾ HOẠCH MỞ RỘNG ĐẦU TƯ Ở VN
Công ty bán dẫn hàng đầu Intel của Mỹ đã quyết
định ngưng kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, một quyết định quan trọng gây
ảnh hưởng đến tham vọng trở thành trung tâm sản xuất chip ở khu vực của Việt
Nam.
Nguồn tin không tiết lộ danh tính vào ngày 7/11
cho biết vì lý do thông tin bảo mật, quyết định này được Intel đưa ra vào
khoảng tháng 7 vừa qua. Tin này được đưa ra trong khi tập đoàn lãnh đạo VN đang
có tham vọng thay thế Trung Cộng và Đài Loan trong việc sản xuất chip cho thế
giới.
Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau chuyến thăm
của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9 vừa qua, giới chức Mỹ đã
thông báo cho một nhóm công ty Mỹ về quyết định của Intel.
Intel không nêu lý do hủy bỏ quyết định nói trên
nhưng một nguồn tin khác cho biết Intel đã bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu
điện lực và tệ nạn quan liêu nặng nề ở Việt Nam. Một trong các cuộc gặp gỡ về
việc này đã diễn ra vào tuấn trước, với sự có mặt của Phó thủ tướng Trần Lưu
Quang.
Cần biết là trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua của
Tổng thống Mỹ Joe Biden, tòa Bạch Ốc cho biết những kế hoạch đầu tư của các
công ty sản xuất chip vào Việt Nam như Amkor, Synopsys và Marvell. Tuy nhiên
Intel không có tên trong danh sách này.
Hiện Intel có một nhà máy thử nghiệm ở Sài Gòn, nơi hãng này đầu tư khoảng 1 tỷ rưởi Mỹ kim.
2/ HOA KỲ ĐIỀU TRA VỤ BÁN PHÁ GIÁ
NHÔM CỦA VN
Bộ thương mại Hoa Kỳ vào ngày 24/10 chính thức khởi xướng
việc điều tra vụ bán phá giá với nhôm nhập cảng từ Việt Nam.
Bộ công thương VN loan tin này vào hôm 4/11, với nguyên cáo
là liên minh nhôm, thép, giấy và cao su Hoa Kỳ. Phía nguyên cáo nêu tên khoảng
14 công ty VN.
Theo nguyên cáo, căn cứ số liệu của quan thuế Hoa Kỳ, trong
năm 2022 Việt Nam chiếm gần 8% tổng xuất
cảng của các quốc gia vào Hoa Kỳ, đứng thứ tư trong số các quốc gia xuất cảng
nhiều nhất vào Hoa Kỳ, sau Mexico, Colombia và Trung Cộng.
Vì Hoa Kỳ xem Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế “phi thị
trường”, nên bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ xử dụng các giá trị thay thế của quốc gia
thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.
Trong vụ điều tra này, nguyên cáo đề nghị xử dụng Indonesia
là quốc gia thay thế vì cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương
đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất nhôm đùn ép và các
sản phẩm từ nhôm.
Cần biết Việt Nam hiện cố gắng thuyết phục Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường để tránh những bất lợi bao gồm các vụ kiện về chống trợ cấp, chống bán phá giá.
3/ ĐÀI LOAN SẼ TRIỂN KHAI CÁC TÀU TUẦN TRA LỚN HƠN ĐẾN
TRƯỜNG SA
Lực lượng hải cảnh
Đài Loan sẽ sớm triển khai các tàu tuần tra lớn hơn đến đảo Ba Bình thuộc quần
đảo Trường Sa để nhấn mạnh đến chủ quyền của nước này tại khu vực Biển Đông.
Ông Tsai Ming-yen, tổng giám đốc an ninh quốc gia,
đã đưa ra tuyên bố trên khi được yêu cầu xác nhận một báo cáo của báo chí địa
phương cho thấy các chiến hạm Mỹ và Trung Cộng đều bị phát giác gần hòn đảo do
Đài Loan kiểm soát ở quần đảo Trường Sa vào đầu tháng này.
Đảo Ba Bình, hay đảo Thái Bình theo tên Đài Loan,
là hòn đảo tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, nằm cách hải cảng Cao
Hùng 1600 cây số về phía tây nam.
Theo thông cáo của hạm đội 7 Hoa Kỳ, khu trục hạm Dewey
vừa hoàn thành sứ mạng tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa vào thứ Sáu tuần
trước. Trong khi đó, phía Trung Cộng loan tin là một chiến hạm Trung Cộng cũng
đã di chuyển gần đảo Ba Bình vào ngày 3/11.
Để đối phó với sự căng thẳng gia tăng ở Biển Đông,
xung quanh hòn đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát, ông Tsai cho biết Đài Loan đã
sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi thường xuyên cử các tàu tuần tra định
kỳ quanh đảo này. Ông Tsai cho biết là hải cảnh Đài Loan sẽ dần dần đưa các tàu
tuần tra lớn hơn đến hoạt động tại khu vực này.
Cần biết là hiện có khoảng 200 hải cảnh Đài Loan đồn trú ở đảo Ba Bình do thủy quân lục chiến huấn luyện và các cuộc tập trận cũng được tổ chức thường xuyên.
4/ CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG UKRAINE ĐƯỢC DỜI ĐẾN NĂM SAU
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào hôm 6/11 tuyên bố
sẽ hoãn cuộc bầu cử tổng thống dự trù được tổ chức vào tháng 3/2024, với lý do
các cuộc giao tranh vẫn diễn ra dữ dội giữa Ukraine và Nga.
Ông Zelensky cho biết là đất nước Ukraine đang phải gồng
mình chiến đấu với quân Nga, dân chúng Ukraine đang lệ thuộc vào điều này chứ
không phải là lúc tổ chức bầu cử. Ông kêu gọi người dân phải đoàn kết, không để
bị chia rẽ và không bị phân tán bởi những cuộc tranh luận “vô ích”.
Tuy nhiên chính phủ Ukraine hiện đang khó xử vì các đồng
minh phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, kêu gọi Ukraine tổ chức các cuộc bầu cử
dân chủ, mặc dù gần 20% lãnh thổ nước này đang bị Nga chiếm đóng và hàng triệu
người Ukraine đang tị nạn ở nước ngoài. Ngoài ra Ukraine cũng phải sửa đổi luật
pháp nếu muốn tổ chức cuộc bỏ phiếu trong tình trạng thiết quân luật.
Về tình hình chiến sự, Tổng thống Zelensky cho biết quân
đội Ukraine đã phá hủy hoàn toàn khinh
hạm Askold, một chiến hạm quan trọng của hải quân Nga, tại xưởng đóng tàu
Kerch, ở bán đảo Crimea.
Trong khi đó người dân Ukraine đang chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt và phải chống trả những cuộc oanh kích dồn dập của quân đội Nga. Họ đang nỗ lực mua máy phát điện để chống bị cắt điện. Về phía chính phủ, vào năm ngoái họ đã thiết lập khoảng 4 ngàn địa điểm an toàn trên toàn quốc. Tại những địa điểm này, người dân có thể sưởi ấm, nạp điện vào các thiết bị và xử dụng mạng lưới internet.
No comments:
Post a Comment