Dưới chế độ độc tài phi dân chủ của DCSVN, mọi phát biểu bất đồng chính kiến, mọi tiếng nói phản biện đều bị bạo quyền bóp nghẹt và triệt hạ thẳng tay một cách tàn đôc. Điển hình gần đây là vụ bắt giam ông Lưu Bình Nhưỡng vì ông đã dám công khai ‘chỉ trích những mặt tối, xấu xa của hệ thống chính trị cộng sản’.
Để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay trong tiết mục Đất Nước Đứng Lên, kính mời quí thính giả theo dõi bài viết của Trần Kỳ Khôi với tựa đề “Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì đã dám cả gan vượt qua ‘lằn ranh đỏ’” đươc đăng trên Báo Tiếng Dân qua sự trình bày của Khánh Ngọc."
Báo Tiếng Dân
Nhà cầm quyền Việt Nam luôn cố
chứng tỏ rằng, Nhà nước của họ là “của dân, do dân và vì dân”, luôn tôn trọng quyền
tự do, dân chủ. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chế độ cộng sản luôn bóp
nghẹt tự do, dân chủ, bịt miệng những tiếng nói trái chiều, cho dù người đó là
ai, đại biểu quốc hội, công thần hay đang nắm giữ bất cứ chức vụ gì trong guồng
máy. Vụ bắt bớ ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện, vừa qua, là một ví dụ
rõ nét nhất.
Lưu Bình Nhưỡng sinh năm 1963, quê Thái Bình. Ông có bằng tiến sĩ Luật, từng là đại biểu quốc hội khóa 14 (2016 – 2021), Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá 14, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội khoá 15, Phó chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Thụy Sĩ, Phó chủ nhiệm khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Tính đến năm 2010, Lưu Bình Nhưỡng đã có 22 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội. Vì vậy, ông được xem là người rất am tường hệ thống luật pháp Việt Nam.
Tuy là đảng viên cộng sản, nhưng
trên diễn đàn của Quốc hội, không ít lần ông Nhưỡng “gây bão” nghị trường qua
những phát biểu về tình trạng tham nhũng và những bức xúc của người dân. Ông
phân trần rằng: “Khi nêu lên những vấn đề này … rất dễ bị động chạm. Nhưng
vì lương tâm, trách nhiệm của ĐBQH trước nhân dân, tôi xin được phép chịu rủi
ro này…“.
Sau đây là các mốc thời gian mà
cái tên Lưu Bình Nhưỡng làm dậy sóng dư luận
– Năm 2017: Lưu Bình Nhưỡng đã làm “bẽ mặt
đảng” khi làm trung gian giữa người dân và chính quyền trong vụ Đồng Tâm, để
người dân thả 20 cảnh sát bị dân bắt nhốt, với cam kết chính quyền không truy
tố dân trong vụ này. Trước Quốc hội, ông Nhưỡng cũng tranh luận về nguyên nhân
xảy ra vụ bắt con tin này với quan điểm “do lực lượng cảnh sát cơ động áp đảo
bà con”.
– Năm 2018: Lưu Bình Nhưỡng đã “vuốt râu
hùm” cả Tô Lâm lẫn Lê Minh Trí khi nhận định “vi phạm của cơ quan điều tra rất
khủng khiếp” và tranh luận nảy lửa tại diễn đàn quốc hội với đại biểu Nguyễn
Hữu Cầu. Ông Cầu lúc đó là đại tá, giám đốc Công an Nghệ An.
– Năm 2019: Lưu Bình Nhưỡng gần như chỉ trích những mặt tối, xấu xa của cả hệ thống chính trị cộng sản, khi ông đăng đàn trong một phiên họp quốc hội được truyền hình trực tiếp. Ông bức xúc nói rằng, “Cán bộ công chức, nhất là lãnh đạo cao cấp, mà không khiêm tốn, thiếu gương mẫu, sống như thái tử, hoàng tử, như là chúa rừng xanh, thái độ như tuần phủ, tri phủ, chánh tổng… Có người lợi dụng chức vụ quyền hạn, vun vén đủ thứ, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp bộ máy toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, thậm chí cờ bạc thâu đêm, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách…”.
– Năm 2020: Tháng 5-2020, sau khi Toà án Tối cao tuyên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, gây sự bức xúc trong xã hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã gửi văn bản kiến nghị tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.
Cuối năm 2020, trong một phiên họp quốc hội, một lần nữa Lưu Bình Nhưỡng đã “mò dái ngựa” khi chất vấn bộ trưởng Công an Tô Lâm, rằng “hiện nay dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết là công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán”. Chất vấn của Lưu Bình Nhưỡng làm Tô Lâm xấu hổ và giận tím mặt. Nói trắng ra, ông Nhưỡng đã châm chọc, đá xéo lực lượng công an, không khác gì một lũ cướp ngày, xin đểu.
Chuẩn bị cho nhân sự đại biểu quốc hội khoá 15, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương đảng, ra Hướng dẫn số 36, ban hành ngày 20-1-2021. Theo đó, “đại biểu quốc hội chuyên trách” tái cử phải sinh từ tháng 6-1963. Với hướng dẫn này, họ đã loại được Lưu Bình Nhưỡng ra khỏi Quốc hội (ông Nhưỡng sinh tháng 2-1963).
Thậm chí, ông Nhưỡng còn chỉ trích gay gắt về vụ án Việt Á và “Chuyến bay giải cứu” liên quan đến các lãnh đạo cấp cao của đảng. Những phát ngôn thẳng thắn, được dân chúng tung hô của Lưu Bình Nhưỡng, luôn làm giới chóp bu cộng sản đau đầu.
Ngày 5-8-2023, biết tin Toà án TP Hải Phòng thông báo sẽ thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Phó Ban dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã nhắn tin, đề nghị chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho dừng thi hành án tử hình, vì án Nguyễn Văn Chưởng là án oan.
Sáng ngày 27-9-2023, ông Lưu Bình Nhưỡng, với tư cách là Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đã tiếp bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng tại trụ sở tiếp dân của Quốc hội. Trong khi suốt một thời gian dài, bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã gõ cửa khắp nơi, gởi không biết bao nhiêu đơn kêu oan đến các cấp từ trung ương đến địa phương nhưng đều không có hồi âm.
Giọt nước tràn ly, trước đây
đảng đã xem ông Nhưỡng là cái gai, thì bây giờ họ thấy cái gai này cần phải nhổ
bỏ.
Một kịch bản đã được dàn dựng để bắt ông Lưu Bình Nhưỡng.
Chủ trương đấu giá khai thác khoáng sản là mỏ cát của UBND tỉnh Thái Bình, có từ nhiều đời lãnh đạo. Một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy) gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Sao Đỏ, Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng Sao Đỏ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành – UDIC, Công ty Cổ phần SHC.
Tỉnh chỉ đạo huyện, xã thu hồi giấy phép nuôi nghêu đã cấp trước đây. Dân chúng điêu đứng, vốn đầu tư hàng chục tỷ bị cướp cạn. Nghêu chết vì bị hút hết cát bãi triều, tàu gây tràn dầu, khiến hàng trăm hecta nuôi nghêu của dân thiệt hại nặng nề. Đơn thư kêu cứu, kiến nghị của dân gởi đến tay ông Lưu Bình Nhưỡng. Vậy là ông Nhưỡng về tận nơi mục sở thị và hứa giúp đỡ bà con khiếu kiện.
Thế nhưng, một cái bẫy đã giăng ra ngay chính tại quê nhà Thái Bình của ông Nhưỡng. Người ta đã “gài” Phạm Minh Cường, tức Cường “quắt”, một bị can trong vụ án “cưỡng đoạt tài sản”, khai rằng, đã được ông Lưu Bình Nhưỡng giúp sức để tống tiền các ông chủ “đầu nậu” khai thác cát.
Trong khi thực tế, Cường “quắt” chỉ là nhân vật trung gian đứng ra hoà giải, nhận tiền đền bù giữa các “trùm” khai thác cát và các chủ hộ nuôi nghêu.
Tối 14-11-2023, khi vừa bước xuống sân bay Nội Bài sau một chuyến đi, Lưu Bình Nhưỡng đã bị bắt khẩn cấp. Cơ quan điều tra đã vội vã khám xét nhà riêng của ông Nhưỡng tại quận Tây Hồ, Hà Nội và khám xét, niêm phong cả từ đường dòng họ của ông ở quê Thái Bình, để tìm kiếm tài liệu.
Mục đích cuối cùng là đảng sẽ tìm ra, thu hồi các tài liệu, đơn thư tố cáo mà đảng viện và dân chúng đã gởi cho ông Lưu Bình Nhưỡng, để quy chụp ông Nhưỡng tàng trữ tài liệu trái luật, chống phá chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, tiếp tay cho các tổ chức phản động…
Tóm lại, người ta muốn bịt miệng, xích thật nhanh “con ngựa bất kham” trong đảng như Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng.
Cũng như Trần Xuân Bách, Trần Độ trước đây, cho dù nắm giữ vị trí cao trong đảng, như ủy viên Bộ Chính trị hay Đinh La Thăng sau này… nhưng khi có dấu hiệu “dân tuý”, nói trái chủ trương của đảng, đi ngược quyền lợi của đảng, chắc chắn sẽ bị loại bỏ. Những “ông vua tập thể” cộng sản không đời nào chấp nhận cá nhân nào vượt qua “lằn ranh đỏ” mà đảng đã vạch ra.
Lưu Bình Nhưỡng quá hiểu bản chất tàn bạo, độc ác của những đồng đảng đang nắm trong tay quyền lực, nhưng chỉ vì một chút sơ sẩy, cả khinh, lập tức ông ta đã trở thành “dê tế thần” ngay trong bàn cờ chính trị đang tanh mùi máu.
No comments:
Post a Comment