Thưa quý thính giả, chúng ta đã biết nhiều về chế độ nhà tù cộng sản từ những trang hồi ký, những câu chuyện của các cựu quân nhân cán chính sau năm 1975, hay của chính những người cộng sản bị đồng đảng của mình thanh trừng, hãm hại chỉ vì họ có ý thức phản tỉnh của vài chục năm về trước. Tuy nhiên, tội ác của cộng sản dường như bị quên lãng hoặc được che đậy bởi lớp vỏ hội nhập, bang giao với các quốc gia văn minh trên thế giới. Tội ác của nhà tù cộng sản “thời hiện đại” do vậy cũng ít người biết tới, bởi ít người kể lại. Mời quý thính giả nghe hồi ức của cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên để biết thêm về thủ đoạn đàn áp cũng như tội ác của nhà tù cộng sản qua bài viết “Cuộc thăm viếng của một sếp lớn” qua chính giọng đọc của tác giả.
KỂ CHUYỆN Ở TÙ CỘNG
SẢN: CUỘC THĂM VIẾNG CỦA MỘT "SẾP LỚN"
Phạm Thanh Nghiên
Tôi quen
với việc đi cung đến mức cứ sáng ra là chuẩn bị tư thế. Tức là làm vệ sinh cá
nhân xong, không nằm ngả ngón mà ngồi sẵn trên bệ xi-măng. Điều tra viên đến,
cai tù mở cửa là tôi đi cung.
Trong nhà tù Trần Phú hồi ấy, chắc không ai phải đi cung nhiều như tôi. Cũng không tù nhân nào “nghiện” đi cung như tôi. Chẳng phải tôi thích đi cung đi cán gì đâu, vui gì khi phải đấu trí với bọn điều tra viên. Nhưng ít ra, tôi cũng có được một vài tiếng đồng hồ thoát khỏi cái hộp kín như bưng mang tên “buồng biệt giam” hôi hám, ngột ngạt. Chả ai thích ở trong ấy cả ngày để gặm nhấm nỗi buồn, để thấy mình giống một con thú hơn là một con người.
Sáng hôm ấy,
Nguyễn Thành Dương đến. Anh ta không mỉm cười, không chào tôi như mọi khi,
gương mặt lộ vẻ căng thẳng. Tôi hiếm khi chào Dương trước, bữa nay ngoại lệ,
tôi mở lời, pha chút đùa cợt:
-Anh mất sổ
gạo hay sổ mùn mà trông mặt khó đăm đăm thế?
Anh ta không trả
lời, chẳng tỏ thái độ quan tâm. Tôi hơi quê.
Gần đến buồng
cung, anh ta hỏi:
-Đêm qua chị
có ngủ được không?
Tôi không đáp,
trả đũa cái vụ anh ta vừa làm tôi quê. Sao có lúc tôi lại trẻ con như thế này
được nhỉ.
***
Buồng cung hôm
nay được quét tước sạch sẽ hơn mọi ngày. Mấy cái mạng nhện giăng trên tường hết
ngày này qua tháng khác cũng biến mất. Trước mặt tôi là hai chiếc ghế dành cho
điều tra viên, thay vì chỉ có một cái như mọi hôm. Chắc là có điều bất thường
nào đó đang chờ tôi.
Theo thói quen,
tôi chờ Dương đưa cho tờ giấy trắng để lót xuống ghế ngồi cho đỡ bẩn. Nhưng anh
ta lờ đi. Tôi ngập ngừng ngồi xuống, nhìn anh ta nửa như thắc mắc, nửa khó
chịu. Anh ta mở cặp táp, không nhìn tôi nhưng khẽ lắc đầu. Tôi hiểu rằng
hôm nay tôi không có cái quyền được lót giấy lên ngồi như mọi hôm nữa. Chắc anh
ta nghĩ, ghế sạch rồi nên thôi.
Dương để tập hồ sơ lên bàn, nhưng không thẩm vấn tôi ngay. Ít phút sau, một người đàn ông ngoại ngũ tuần, mặc thường phục, bước vào. Ông ta đi cùng một cô gái trẻ, mặc bộ quần áo da màu đen. Dẫu chỉ nhìn thoáng qua, tôi vẫn nhận thấy nét xinh đẹp có phần sắc lạnh của cô gái sau cặp kính đen và lớp trang điểm nhẹ nhàng.
Người đàn ông
ngồi xuống chiếc ghế đối diện tôi, ngay bên cạnh Dương. Dường như tôi chưa gặp
ông ta bao giờ. Ông ta không giới thiệu mình là ai, nhưng tôi đoán có thể đó là
một nhân vật quan trọng, hay một “cốp to” trong ngành an ninh. Tôi đoán thế qua
nét căng thẳng có phần sợ sệt đến thảm hại của Dương. Anh ta cố tỏ vẻ tự tin,
ít ra là với tôi, nhưng bất lực. Cô gái đứng đằng sau người đàn ông như một vệ
sĩ. Hình ảnh ấy khiến tôi liên tưởng đến đội “cận vệ đồng trinh” luôn tháp tùng
bên cạnh nhà độc tài Libya Muammar al-Gaddafi mọi lúc, mọi nơi.
Người đàn ông đưa mắt ra hiệu, cô gái liền chuyển vị trí, tiến đến và đứng ngay sau lưng tôi. Rất nhanh, tôi cảm nhận được một luồng hơi lạnh phả ra từ cô ta, chạy dọc sống lưng xuống tận gót chân. Tôi khẽ rùng mình, có phần bối rối.
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment