Trong chế độ độc tài toàn trị
của DCSVN, mục đích của “nghệ thuật” là phải phục vụ cho tuyên truyền đường lối
chủ trương của đảng! Ngày nay, cái trò tẩy não, tuyên
truyền mị dân ấu trĩ của đảng trong nghệ thuật đã dần bị phơi bày, lột trần và trở
nên trơ tráo dưới ánh mặt trời internet.
Để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay trong tiết mục ĐNĐL kính mời quí thính giả theo dõi bài viết của Hồ Phú Bông với tựa đề “Đất rừng và đất nghĩa trang” được đăng trên trang Hưng Việt qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
14 Tháng Mười Một 2023
Phải nói ngay, dưới chế độ cộng sản không hề có chuyện nghệ thuật giải trí đơn thuần. “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” chỉ có ở thời phong kiến và các nước đang theo thể chế Tự do. Còn “nghệ thuật” của cộng sản là phải phục vụ cho tuyên truyền đường lối chủ trương của đảng!
Chương trình giáo dục cũng như
thế. Cụ thể là cái khăn quàng đỏ vẫn đang cột vào cổ trẻ thơ, đó là chưa nói
đến thời chiến tranh, đáp số các bài toán cộng/trừ là giết được bao nhiêu tên
Mỹ Ngụy ác ôn!
Đoàn Giỏi viết Đất Rừng Phương Nam,
theo wikipedia là viết theo đơn đặt hàng. Trích:
“Tháng 2 năm 1957, Đoàn
Giỏi nhận được đặt hàng (người viết tô đậm) của Hội văn nghệ
Việt Nam viết một tác phẩm về thiếu nhi Nam Bộ, thời gian viết trong 4 tháng.
Tuy nhiên, mãi đến tháng 5, khi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nhắc lại yêu
cầu này và nhấn mạnh thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng, Đoàn Giỏi mới
bắt đầu viết. Chỉ trong một tháng, ông đã kịp hoàn tất tác phẩm đúng thời gian
dự kiến. Tác phẩm được xuất bản ngay thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim
Đồng…”
Bây giờ Đất Rừng Phương Nam được
đầu tư lớn để thành phim, là một đơn đặt hàng mới và xịn. Vì thế được
guồng máy truyền thông nhà nước ca ngợi rầm rộ.
Với khán giả nhỏ tuổi thì ai đó
đã lặng lẽ chỉ thị cho một số trường sẵn sàng đặt vé cho học sinh cả trường đi
xem. Với khán giả lớn tuổi thì đã có Thiên Địa hội, Nghĩa Hòa đoàn, là tên hai
bang hội của người Hoa, để chứng minh người Hoa từng gắn bó với lịch sử phương
Nam thời khai phá (?) Như thế thì trang phục của một số nhân vật
chính trong phim đâu phải “có vẻ” Tàu (?)
“Người Tàu đã cùng khai phá đất
phương Nam” (?) so với hiện tình thời sự về kinh tế, chính trị của
đất nước thì mỗi người có suy nghĩ riêng. Nhưng phải cảm ơn ông Bộ trưởng Văn
hóa Nguyễn Văn Hùng, vì ông đã làm sáng tỏ được cốt lõi của vấn đề mà dư luận
đang sôi nổi với câu nói hùng hồn “cần xử lý người bôi xấu phim Đất rừng phương Nam”.
Vâng, chỉ thuần Văn hóa thì ai
cũng biết việc khen/chê là rất bình thường. Nhưng dám lật tẩy âm mưu tuyên
truyền của đảng thì phải bị xử lý! Đã có lưỡi gươm 331 của Bộ luật hình sự đang
treo lửng lơ trên đầu mọi người!
Bây giờ thử nghĩ tại sao có đơn
đặt hàng mới và xịn
Từ khi chiếm được miền Nam thì người miền Nam bị người miền Bắc cai trị, họ trở
thành công bộc. Những năm đầu tài sản bị cướp trắng mà cướp công khai. Lãnh đạo
cướp châu báu vàng, bạc, kim cương, cấp thấp hơn cướp đồ đạt mọi thứ chở về
Bắc. Những năm kế tiếp người miền Bắc tràn vô chiếm giữ cơ sở thương mại, nhà
cửa, đất đai. Theo thời gian họ trở thành giai cấp chủ nhân ông!
Công nhân bị bóc lột, nông dân
bị cướp đất, nghèo đói quanh năm dù sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, là vựa
lúa cả nước. Sài Gòn (biểu hiện bị trị rõ ràng nhứt)
là phải nộp về trung ương 82% lợi nhuận nên không còn kinh phí đầu tư cho
cho cơ sở hạ tầng. Con đường huyết mạch với miền Tây thì giao thông kẹt cứng vì
không được mở mang, sửa chữa. Trong khi đó hạ tầng cơ sở khắp miền Bắc được đầu
tư tối đa. Có nơi đường cao tốc trở thành sân phơi lúa, trâu bò đi. Có nơi
thành bãi chứa rác.
Khái quát như thế để hiểu được
tâm trạng người miền Nam. Và việc phải đến, đó là vụ tổng đình công bạo động
của công nhân xuất phát từ Bình Dương, vụ biểu tình của hàng chục ngàn người
chống dự luật đặc khu và luật an ninh mạng lan ra cả nước. Tiếp đến là thảm
cảnh hàng trăm ngàn người bồng bế nhau tìm mọi cách chạy trốn khỏi Sài Gòn vì
chủ trương zero covid, “mỗi nhà một pháo đài…” mà hậu quả lò thiêu quá
tải, xác thiêu không kịp!
Bao nhiêu biến cố dữ dội và dồn
dập như thế nên chế độ cai trị phải tìm cách xoa dịu người miền Nam. Xây
dựng hạ tầng cơ sở đang được quảng bá rầm rộ. Phim Đất Rừng Phương Nam phải nằm
trong chiều hướng chung đó để góp phần giải tỏa sự dồn nén.
Thế nhưng, khen Đất Rừng Phương
Nam “là một bản anh hùng ca” mà chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 1920
– 1930 (như luận điểm của nhóm người bảo vệ phim) là không ổn. Đó là
vấn đề. Vấn đề cốt lõi. Vì từ sau 1930 trở đi người phương Nam vẫn ra sức phát
triển và bảo vệ những gì có được, đặc biệt tinh thần chống Pháp và chống cộng
sản của đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo. Càng hơn thế nữa, là nhờ bản chất đôn hậu
bẩm sinh nên người phương Nam hấp thụ dễ dàng được văn hóa khai phóng của
phương Tây trở thành xã hội tư bản, văn minh và thịnh vượng.
Trước năm 1975 nếu đi trên đường
Nguyễn Văn Thoại (bây giờ là Hoàng Văn Thụ), từ Lăng Cha Cả về hướng Chợ
Lớn, phía tay mặt ngay trước khi đến ngã tư Bảy Hiền, mọi người đều thấy khu
nghĩa địa có hàng rào, có logo của nước Pháp, mả sơn trắng mà người Nam nói gọn
là Mả Tây, rất đẹp và yên tĩnh. Vào đó là một khung cảnh yên bình thật sự dành
người chết dù họ từng là kẻ xâm lăng.
Trái lại, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, bức tượng Thương Tiếc tưởng niệm hơn 16 ngàn quân nhân VNCH yên nghỉ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị húc đổ ngay. Dù họ là con dân miền Nam chết vì bảo vệ chính quê hương của họ chứ không hề đặt chân ra phía Bắc gây căm thù vẫn bị quân quản suốt mấy mươi năm liền. Sau đó, để đối phó phản ứng gay gắt của công luận, giới cầm quyền lại chơi trò chữ với nghĩa, đổi tên thành Nghĩa trang Bình An! Hiện tại thì mồ mả con dân miền Nam có được “Bình An” không khi vẫn tiếp tục bị quân quản trá hình?
Hình ảnh khác biệt của hai nghĩa
trang nói trên đã nói lên tất cả. Bản chất cộng sản không còn có thể che dấu
được “dưới ánh mặt trời” internet. Đất Rừng Phương Nam hay Đất Nghĩa Trang Quân
Đội Biên Hòa của người phương Nam cũng đều thấm đẫm máu xương khai phá và bảo
vệ, dứt khoát không thể dùng âm mưu mị dân mà phải được kính trọng.
(Veterans day 11/11/2023)
Hồ Phú Bông
Nguồn : Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment