Monday, August 3, 2015

Giải Pháp Đỏ

Thứ Hai, 03.08.2015    
Hội nghị Thành Đô 1990 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng, là một vết nhơ lịch sử khó xóa mờ trong tâm trí của dân tộc Việt Nam. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đặng Chí Hùng với tựa đề: " Giải Pháp đỏ.."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm (Ngày 1/7) ngày sinh của Nguyễn Văn Linh, người ta thay nhau ca tụng ông ta, điều đáng nói không chỉ là lề đảng mà một số người thuộc tầng lớp đấu tranh cho dân chủ cũng ca tụng sự "đổi mới", "phá rào" như cách trước đây Huy Đức ca ngợi Võ Văn Kiệt trong "Bên thắng cuộc". Nhưng cũng giống như Kiệt thì Linh cũng chỉ là kẻ "Xây cũi" và sau đó mở một lỗ chuột ra khiến cho một số người cho rằng đó là "phá rào". Câu hỏi ở đây là ai xây rào đó? Và sao chỉ là cái lỗ chuột, câu trả lời đó đã hoàn toàn rõ ràng về sự thật tội ác Nguyễn Văn Linh hay Võ Văn Kiệt với dân tộc Việt Nam.
Theo thông tin lề đảng về lý lịch, thì Ngày 1-5-1930, Nguyễn Văn Linh bị thực dân Pháp kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo, tức là năm Linh 14 tuổi. Có một điều cần phải nhớ là điều luật của nước Pháp không xử tù tuổi vị thành niên. Ví dụ như trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang, sinh năm 1913, hoạt động trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, bị bắt 1930, năm 1931, khi ra tòa đã 17 tuổi, vẫn được tha bổng vì còn vị thành niên. Nguyễn Văn Linh khi ra tòa mới 14 tuổi 10 tháng, mà bị xử tù chung thân là một điều cần phải xem xét lại vì cộng sản vốn khai man lý lịch và thành tích của mình.
Năm 1976, Nguyễn Văn Linh lại được làm Bí thư Thành ủy thành phố Saigon (Lúc đó đã bị đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh), Võ Văn Kiệt làm Phó bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhận dân thành phố. Chưa đầy một năm, ngày 20 - 12-1976, tại Đại hội đảng Toàn quốc lần thứ IV, Nguyễn Văn Linh được bầu tiếp vào Ủy viên Trung ương đảng, Ủy viên Bộ chính trị, và Ban bí thư Trung ương, nhưng phải nhường chức Bí thư Thành ủy thành phố Saigon cho Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị.
Nguyễn Văn Linh được phân công làm Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa, Trưởng ban Dân vận Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam. Ba cái ghế ấy không thể so sánh với cái ghế Bí thư Thành ủy Saigon.
Nhưng tất cả tội lỗi của Nguyễn Văn Linh bắt đầu từ việc tham gia tích cực trong hội nghị Thành Đô, Trung Cộng từ tháng 3 đến tháng 5-1990. Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký "Hồi ức và Suy nghĩ" của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang hoàn thành tháng 5-2003.
Theo ông Trần Quang Cơ, ngày 29-8-1990, đại sứ Trung cộng Trương Đức Duy, gặp Nguyễn Văn Linh ở Hà Nội, chuyển thông điệp của Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Tàu, và Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ Trung cộng, mời Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung cộng ngày 30-9-1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước.
Trương Đức Duy nói mập mờ rằng, Đặng Tiểu Bình có thể gặp Phạm Văn Đồng, và lấy cớ Bắc Kinh đang tổ chức Á vận hội ASIAD, sợ lộ bí mật nên phải gặp nhau ở Thành Đô.
Đây là chuyện rất đột ngột, bởi mới 5 ngày trước, Trung cộng khăng khăng không muốn bàn chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước. Theo Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng ngoại giao nhận định: "Sự thay đổi đột ngột của Trung Quốc là do họ cần thực hiện 4 hiện đại hóa, nhưng bị Mỹ, Nhật, Liên Xô và các nước cấm vận sau vụ đàn áp Thiên An Môn, nên phải tìm cách thoát ra. Bên cạnh đó, Trung Quốc thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam, nên muốn phá ta".
Nhưng quan điểm của Nguyễn Văn Linh lại khác. Ông ta triệu tập họp Bộ chính trị và cho ý kiến: "Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa!"
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, làm cho Nguyễn Văn Linh quyết định đi theo Trung cộng – kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: "Hợp tác với Trung Quốc, bảo vệ XHCN chống đế quốc!".
Nguyễn Văn Linh đã bị ám ảnh bởi cái gọi là "Diễn biến hòa bình" và say mê mật ngọt của Trung cộng "16 chữ vàng-4 tốt" tại Hội nghị Thành Đô. Quan điểm theo Tàu của Nguyễn Văn Linh được Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng, Võ Văn Kiệt... ủng hộ.
Và thế là, ngày 2-9-1991, dù đang kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 45 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng vẫn đi Thành Đô, với sự tháp tùng của Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao.
Ông Trần Quang Cơ viết: "Hội nghị Thành Đô có 8 điểm, hai điểm về quốc tế, 5 điểm về Campuchia, chỉ có một điểm về Việt Nam. Nguyễn Văn Linh nêu 'Giải pháp Đỏ', Trung Quốc hoan nghênh nhưng không mặn mà!".
Cái gọi là "Giải pháp Đỏ" của Nguyễn Văn Linh là "Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ phe Xã hội chủ nghĩa!". Nguyễn Văn Linh mê muội phe chủ nghĩa xã hội, tìm mọi cách bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, quên quyền lợi và danh dự của dân tộc mình để đến nỗi Việt Nam chúng ta ngày nay đang đi theo vết xe đổ của việc mất nước.
Nguyễn Văn Linh và đồng đảng là một lũ bán nước tồi tệ. Những sử liệu của Trung cộng và cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều đó. Cộng sản tất cả đều giống nhau là ngụy biện và bán nước. Những ai thật sự lương thiện đã không theo cộng sản hoặc biết cộng sản tồi tệ thì đã ly khai khỏi đảng. Đừng mong đấu tranh cho dân chủ khi mà chưa có độc lập bởi sự bán nước của những Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Hồ Chí Minh... Những mơ tưởng về đấu tranh dân chủ mà không lật đổ cộng sản đều là những mơ tưởng hão huyền mà thôi!
Đặng Chí Hùng
03/08/2015

No comments:

Post a Comment