Monday, August 3, 2015

Gánh nặng quê nghèo: Những giọt nước mắt trong chiến dịch thu ngân sách

Thứ Hai, ngày 03.08.2015    
Nhũng nhiễu dân lành nhất là nông dân thấp cổ bé miệng với những lệ phí bất hợp lý nếu không muốn nói là trời ơi, cốt chỉ để vơ đầy túi tham cho cán bộ thu thuế từ trên xuống là tội ác tày trời mà đảng csVN cố tình tạo ra. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: "Gánh nặng quê nghèo: Những giọt nước mắt trong chiến dịchthu ngân sách" của Hoàng Anh - Thiện Nhânsẽ được Minh Nguyệttrình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Sản xuất khó khăn, nông dân một số nơi viết đơn xin trả ruộng. Nhà nước đã và đang bằng mọi cách ban hành các chính sách hỗ trợ người nông dân sống được trên đồng ruộng của mình. Vậy mà ở tỉnh Hà Tĩnh, hạt thóc, ruộng lúa phải gánh chịu quá nhiều khoản thu vô lý khiến nông dân như kiệt quệ.
Bán sạch lúa không đủ tiền nộp sản
Giữa mùa hạ ở Thường Nga, một xã nghèo miền thượng Can Lộc, trời xanh ngằn ngặt, nắng như thiêu như đốt. Nắng chết cỏ chết cây, đất đai, ruộng đồng đanh lại, cảm giác như bị cả một lò lửa khổng lồ nung đốt. Vạn vật cỏ cây, con người im lìm chịu trận.
Duy chỉ có tiếng loa truyền thanh từ trụ sở UBND xã vẫn cứ đều đặn hoạt động hết công suất. Giọng cán bộ truyền thanh giục giã, vang vọng, đanh thép len lỏi khắp trong làng, ngoài xóm, ra đến tận ngoài đồng vẫn còn nghe rõ: "UBND xã yêu cầu nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đóng nộp trong ba ngày chiến dịch".
Đã thành lệ, từ mấy chục năm nay, cứ sau kỳ thu hoạch vụ mùa, xã Thường Nga lại huy động toàn thể nhân dân đóng nộp ngân sách. Việc thu nộp sản phẩm thành cả một chiến dịch. Năm nay chiến dịch "nổ" ra vào ngày 22/6. Ngày 20/6, Chủ tịch UBND xã Thường Nga, Đường Trọng Hữu, ký duyệt phương án thu nộp, ngày 21/6 các phương án về đến thôn, không kịp họp dân thông qua, ngay ngày hôm sau chiến dịch đã bắt đầu. Hạn chỉ trong vòng 3 ngày nhân dân phải đóng nộp đầy đủ, nhà nào thiếu, dù chỉ một cân thôi cũng phải chịu nộp phạt thêm 5%.
Đòn "qui định" 5% xem chừng rất hiệu quả. Mặc cái nóng nung đốt, mặc những hạt thóc sau thu hoạch chưa kịp đổ bồ, nông dân Thường Nga cắn răng đem bán với giá khoảng chừng 5,500 đồng/kg để nộp sản đúng thời hạn. Không ít nhà phải bán sạch mới có tiền để nộp.
Xóm Văn Minh trưa hè chang chang nắng, giọng một người đàn bà vừa khắc khổ vừa bức xúc, ngắc nghẹn kêu gào nghe chừng rất thảm thiết: "Ông Ngụ ơi là ông Ngụ ơi! Người ta lừa ông mà ông không biết,ông chở đi của tui ba tạ thóc mà chở về có hai tạ bảy,như ri thì lấy mô đủ tiền nộp sản ông ơi".
Gia đình ông Ngụ bà Hương có 8 sào ruộng, 6 nhân khẩu. Để có đủ cái ăn, mỗi vụ, ngoài phần ruộng được chia ông bà còn phải đấu thêm 3 sào của những gia đình chán ruộng. Quần quật đến nỗi, mùa gặt, nửa đêm bà Hương phải đeo ắc quy gắn bóng đèn để ra đồng. Vậy mà thóc lúa cũng không đủ chi phí đầu tư và nộp sản.
Suốt cuộc trò chuyện, bà Hương liên tục khóc. Nhất là khi chúng tôi nhìn vào phương án thu của gia đình họ. Phần thu của xóm hết 558 nghìn đồng, phần thu của xã hết 928 nghìn đồng. Chưa phải thuộc diện nhiều so với các hộ khác, nhưng để có tiền đóng nộp họ phải bán hết những hạt thóc cuối cùng.
Trong nhà bà Hương hiện còn 5 tạ thóc. Ngoài hai tạ trừ ăn, ba tạ bán không đủ tiền trả nợ. Tiền lồng, tiền tuốt nợ từ vụ trước, gặt về, chủ nợ lăm le đến đòi mấy lần rồi nhưng lần nào bà cũng khóc xin khất để "ưu tiên" nộp sản cho xã trước "không người ta réo tên trên loa, người ta phạt 5%, người ta cắt giao dịch giấy tờ, quá tội". Hai tạ thóc "qui hoạch" cất ăn xem chừng cũng phải bán luôn vì nợ đòi gắt quá.
Tiếng là 6 khẩu, nhưng hầu như chỉ có ông bà lao động. 4 đứa con, ngoại trừ đứa con gái thứ đã lấy chồng vào Quảng Bình, ba đứa còn lại không tật này cũng bệnh khác. Người con gái đầu tên Phan Thị Thích (35 tuổi), tính ẩm ương, mỗi lần lên cơn đều vác gậy rượt bà Hương đánh. Bệnh tình ngày một nặng nhưng không có tiền chữa trị.
Thằng con út, hết đau gan lại gặp tai nạn giao thông, của nả trong nhà vốn không mấy thứ có giá trị lần lượt phải đem bán hết. Bây giờ nó bỏ nhà đi biệt xứ, không rõ ở đâu.
Căn nhà trống tơ hơ, gần như không còn lấy một thứ gì khả dĩ bán thêm được nữa. Khoản nợ 60 triệu tiền vay ngân hàng hai ông bà phải nai lưng làm thuê, ông đi phụ hồ, bà buôn ve chai không đủ tiền trả lãi.
Hai lao động chính dù quá tuổi, còm cõi nhưng cứ phải nai lưng ra mà gánh đủ các khoản thu. Đứa cháu ngoại trong Quảng Bình ra chơi mấy hôm nay nhưng ông bà chưa kiếm được đồng bạc nào để đãi nó miếng thịt.
Nếu hạch toán chi li thì trường hợp bà Nguyễn Thị Tuyết ở xóm Tây Bắc mới thật sự thê thảm. Bà Tuyết già cả, neo đơn, bấu víu vào một sào năm thước ruộng khó giao để sống. Nhưng không sống nổi. Mỗi vụ, chỉ riêng tiền đầu tư cũng mất hơn một triệu đồng, thu được hơn tạ thóc. Nếu nộp sản cho xã (gần 300 ngàn đồng) trả đủ tiền đầu tư (hơn một triệu đồng) thì không có ăn.
Nhiều khoản thu người dân không biết
Năm 2015 được coi là đỉnh điểm lo lắng của người dân khi nhận được thông báo do UBND xã gửi xuống vì lần đầu tiên thấy một loại quỹ với tên gọi rất lạ.Đó là Quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất.Đây là loại quỹ có mức thu lớn nhất, gấp 14 – 15 lần so với tổng số tiền của 5 loại quỹ được phép vận động thu theo quyết định của UBND tỉnh .Về khoản thu này thì ngay ôngtrưởng thôn chùa Hội, Trần Việt Hà,cũng chỉ hiểu lơ mơ, dân tình hỏi nhiều nhưng không giải thích được.Trưởng thôn còn ú ớ, huống hồ là dân. Rất nhiều người dân đóng nộp xong cầm biên lai thu tiền ra về, vẫn không hiểu họ vừa đóng cho xã khoản gì?
Hoàng Anh - Thiện Nhân

No comments:

Post a Comment