Monday, April 14, 2014

Nhận định của Cô Phạm Thanh Nghiên về việc CSVN thả các tù nhân chính trị trước thời hạn

Thưa qúy thính giả, Ủy ban bảo vệ nhà báo Quốc tế cảnh cáo rằng “Nhà cầm quyền Việt Nam nên ngưng bắt giữ những nhân vật đối lập, sau đó sử dụng họ như con tin để đổi lấy sự nhượng bộ của cộng đồng quốc tế về kinh tế hay quân sự.” Dùng công dân của mình để đổi chác quyền lợi với quốc tế là một hành động mà nhà cầm quyền csvn đã, đang và sẽ áp dụng mỗi khi cần. Từ Hải Phòng cô Phạm Thanh Nghiên, một tù nhân chính trị hiện còn đang bị quản chế nhận định về các trường hợp thả tù nhân trước thời hạn trong thời gian gần đây.
Quang Nam: Xin chào chị PTN.Trước hết, cho phép QN thay mặt cho thính giả đài DLSN gửi lời chia buồn tới chị, và xin cầu nguyện mẹ chị được về miền Cực lạc.
Thưa chị, ngày 12 tháng 4, hai tù nhân lương tâm nổi tiếng là ông VĐH, nguyên đảng viên cao cấp của đcs bị kết án theo điều 88 và thạc sĩ NTT bị kết án theo điều 79 BLHS đã được phóng thích khỏi nhà tù trước thời hạn. Xin cho biết cảm nhận của chị?

Phạm Thanh Nghiên: Tôi nghĩ, không riêng gì tôi mà tất cả chúng ta đều thấy vui mừng và khá bất ngờ về việc hai nhà tranh đấu này đuợc phong thích khỏi nhà tù. Nhất là đối với cá nhân tôi từng có khá nhiều kỷ niệm với cả ông VĐH và NTT. Thi thoảng tôi có gọi điện cho vợ chú Hồi và mẹ Tiến Trung để thăm hỏi. Chiều qua, tôi gọi cho mẹ Trung thì bố Trung nghe máy. Tôi có hỏi là tháng này cô chú sẽ đi thăm em ngày nào. Rất bất ngờ, chú cho biết là Trung đã về hồi sáng rồi. Xin chúc mừng chú Hồi, chúc mừng NTT đã được về nhà, dù rằng khó khăn vẫn đang ở phía truớc. Và ba năm quản chế cho mỗi ngừoi vẫn là một hình thức giam lỏng.
Quang Nam: Thưa chị, một số người cho rằng, thời gian gần đây nhà cầm quyền csvn đã có những cải thiện nhân quyền đáng kể. Bằng chứng cụ thể là họ đã phóng thích truớc thời hạn khoảng 5 người tù chính trị. Và tháng tám năm ngoái là việc tha bổng sinh viên NPU và sau đó là Đinh Nhật Uy tại tòa. Quan điểm của chị về những việc này thế nào thưa chị?
Phạm Thanh Nghiên: Anh vừa dùng từ “cải thiện nhân quyền”. Đương nhiên, điều đó không thể nghĩ đơn giản qua việc thả một số nhà bất đồng chính kiến. Phải là nới lỏng quyền tự do ngôn luận, công khai hóa các phien tòa chính trị, ngừng việc đàn áp đối với các nhân vật tranh đấu trong nước. v.v…Nếu làm được những việc đó thì mới có thể tạm gọi là “cải thiện ở mức độ nho nhỏ”. Tuy nhiên, theo những gì tôi quan sát được thì nhà cầm quyền đang gia tăng sức ép cho các TNLT trong tù lẫn những nhân vật tranh đấu ôn hòa trong nước. Thay vì truy tố theo đièu 79, 88 như truỳen thống thì các nhà hoạt động nhân quyền đang bị bắt giam với các lý do khác không liên quan tới chính trị , tôi tạm gọi đó là hành vi phi chính trị hóa của nhà cầm quyền trong việc bắt giam những nhà đối kháng. Thể hiện mức độ đàn áp rất tinh vi của chính quyền. Điển hình trong khoảng gần hai năm trở lại đây là trường hợp anh em nhà luật sư LQQ, anh Trương Minh Tam, anh Nguyễn Văn Dũng và gần đây nhất là chị Bùi Thị Minh Hằng và hai người bạn. Có hẳn một danh sách dài dằng dặc những nguời hoạt động xã hội bị cấm xuất cảnh, bị đánh đập bị sách nhiễu, bị đe dọa, bị cầm tù tại gia và nhiều hình thức khủng bố khác mà tôi cũng là một điển hình trong số đó. Nói chung, không thể liệt kê hết được. Đó là chưa kể đến những đánh giá của các tổ chức nhân quyền QT, các tổ chức phi chính phủ và một số cơ quan ngoại giao của các nước dân chủ trên thế giới về bức tranh nhân quyền VN
Quang Nam: Vậy theo chị thì chúng ta nên nghĩ thế nào?
Phạm Thanh Nghiên: Tôi nghĩ đó là những cuộc đổi chác, mặc cả không hơn không kém. Không phải “khoan hồng” chẳng phải “nhân đạo” hay thiện chí gì hết. Ông NHC được thả sau gần 40 năm ngồi tù với một thân thể tàn tạ. Thầy giáo DDD được về khi biết chắc ông sẽ chết. Và ông đã qua đời chỉ sau ít hôm có lệnh ân xá. Tiến sĩ CHHV được thả và lập tức phải sang Mỹ. Trường hợp NTT, VDH còn ba năm quản chế và phải chờ kết quả của các cuọc kiểm tra sức khỏe cũng như sự đối xử của chính quyền dịa phương nơi họ bị quản chế . Tôi nghĩ, cộng sản đã rất tính toán và cân nhắc. Vài tháng trước, chúng ta đã nghe “phong thanh” về việc có một danh sách TNCT phải đựoc phóng thích do phía Mỹ đề nghị trước thềm chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Sang. Những khó khăn về kinh tế, làn sóng phản kháng, cơn khát vào được TPP là những nguyên nhân được đưa ra lý giải nhièu nhất. Tôi nghĩ cộng sản VN dù đứng truớc những khó khăn lớn và phải nhượng bộ như chưa từng nhượng bộ, vẫn có những giải pháp cứu vãn khác. Một trong những biện pháp là buộc phải thả ngườinày hì sẵn sàng bắt người kia thế chỗ, hoặc thuyết phục họ đi tịn nạn chính trị. Nhưng dù sao,đây cũng là những dấu hiệu đáng mừng.
Quang Nam: Chúng tôi còn nhớ, trong dịp đầu năm mới 2014, chị đã có một số dự đoán về bức tranh nhân quyền cũng như những vấn đề mà nhà cầm quyền csvn sẽ phải đối mặt. Trong đó, một trong những dự đoán về vấn đề đối ngoại rằng là VN sẽ phải chọn lựa một thái độ rõ ràng hơn trong quan hệ với Mỹ và phương Tây, giữa VN và TQ thay vì lập lờ như truớc đây. Phải chăng, sự lựa chọn thái độ ấy đã được hiển lộ phần nào qua những lần thả tù nhân chính trị lần này?
Phạm Thanh Nghiên: Tôi không dám mạo nhận những dự đoán của tôi là đúng. Tuy nhiên tôi hy vọng đó là hướng mà cộng sản VN đang nhắm tới. Rất có thể, đây là một biểu hiện của việc đó. Sức ép từ Mỹ và phương Tây phần nào đã có hiệu quả.Tuy nhiên, là một người bảo vệ Nhân quyền,thật khó chấp nhận một thực tế rằng,nhân quyền của nguời này phải hy sinh cho người khác và những nguời đáu tranh cho Dân Chủ lại trở thành những “món hàng” trao đổi của cộng sản. Ủy ban bảo vệ Nhà báo Quốc tế đã đưa ra lời kêu gọi QT nên tỉnh táo khi thảo luận với VN về vấn đề NQ. Tổ chức này cũng cáo buộc và kêu gọi:
     - “Nhà cầm quyền Việt Nam nên ngưng bắt giữ những nhân vật đối lập, sau đó sử dụng họ như con tin để đổi lấy sự nhượng bộ của cộng đồng quốc tế về kinh tế hay quân sự.”
Tôi hy vọng, chính quyền cộng sản nên tận dụng mọi cơ hội một cách tối đa để quay về với Dân tộc. và phải hiểu được rằng, Dân chủ là xu thế của thời đại. Không một chính thể độc tài nào có thể chống lại xu thế chung của nhân loại tiến bộ.
QN: Xin cám ơn chị.

No comments:

Post a Comment