Saturday, September 15, 2012

Thủ tướng Việt Nam đang bị đe dọa

Thứ Bảy ngày 15.09.2012     
Lời Dẫn: Hầu như toàn dân Việt và dư luận thế giới đều biết rằng vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt phát xuất từ những tranh giành quyền lợi nội bộ của đảng CSVN, cụ thể là chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phe này và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phe kia. Phe nào cũng tham nhũng, giàu có trên xương máu dân lành. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của David Brown qua Lê Quốc Tuân chuyển ngữ với tựa đề: "Thủ tướng Việt Nam đang bị đe dọa" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Khả năng kiểm soát chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu vì đang bị tấn công bởi các đối thủ trong nội bộ đảng, là những thành phần vốn không ưa Dũng. Nếu Dũng "đi xuống", các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng thay đổi sẽ xảy ra.
Thủ tướng Dũng đã quá tin vào khái niệm rằng Việt Nam có thể trở thành một nước cạnh tranh có tầm vóc thế giới trong các lĩnh vực như than đá, khoáng sản, dầu khí, vận tải hàng hải và đóng tàu. Các khoản nợ lớn của ngân hàng do nhà nước kiểm soát, được chuyển vào các công ty nhà nước trong các lĩnh vực này, và những công ty ấy, dù đã tái tổ chức như những tập đoàn độc quyền, nhưng vẫn giữ một nền hành chánh doanh nghiệp cồng kềnh tương tự ngành công nghiệp nặng của Nga Sô.
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin cùng công ty vận chuyển và khai thác cảng nhà nước khổng lồ, Vinalines, đã gục ngã dưới một núi nợ. Hai tập đoàn này là chỉ là những gì nổi bật. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều chìm ngập nợ từ các ngân hàng, cả tư nhân và nhà nước. Vào ngày 18 tháng 8. Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt ngân hàng và tài chính được biết đến như một người thân tín của thủ tướng Dũng đã bị bắt giữ, khiến nhiều ngân hàng và nhiều người đã trở thành nạn nhân.
Một vướng mắc khác có lẽ đang được thắt chặt xung quanh thủ tướng Dũng là quyết định của Bộ Chính trị, được công bố vào tháng Sáu, chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ chính phủ vào tay của đảng. Sự việc này phù hợp nhịp nhàng với một chiến dịch "chỉ trích và tự phê bình" trong nội bộ đảng đã được đưa ra vào tháng Hai để xác định và loại bỏ các đảng viên có cái "biểu hiện tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống suy thoái".
Một chứng cứ bất ngờ cuối cùng đáng chú ý là sự hình thành blog "Quanlambao" và tuyên bố rằng nhiệm vụ của blog này là để "quét sạch tham nhũng bè phái độc quyền ra khỏi đời sống kinh tế và chính trị của quốc gia". Không ai biết các tác giả của trang blog này là ai, nhưng chủ đích của Blog "QuanLamBao" là tấn công Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự thân cận của ông - đặc biệt là tướng công an đã về hưu Nguyễn Văn Hưởng, vì trang blog này xác định tướng công an Hưởng là tác nhân chính cho các thủ đoạn bẩn thỉu của Nguyễn tấn Dũng.
Trang blog "Quanlambao" xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng sáu. Chính trang blog này đầu tiên đã đưa ra tin tức bắt giữ nhà ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, mà mười hai tiếng đồng hồ sau thì Công an nhà nước mới thực hiện thông báo của riêng mình. Người dân suy đoán rằng những người đứng sau blog "QuanLamBao" là kẻ thù nội bộ trong đảng của Dũng hay các dịch vụ tình báo Trung cộng, hoặc có lẽ cũng là cả hai.
Để lật đổ Dũng, những người chỉ trích ông sẽ phải tập hợp được một thành phần đa số của 14 thành viên Bộ Chính trị, vốn sẽ phải lần lượt được xác nhận bằng một cuộc bỏ phiếu của trung ương đảng, một nhóm đại diện rộng rãi với 175 người. Đây sẽ là một sự kiện chấn động về sự thay đổi quyền lực thường sau đại hội đảng được tổ chức mỗi năm năm. Tất cả cũng không chắc chắn rằng những người chỉ trích Dũng có thể thắng trong một cuộc so găng. Trong vỡ tuồng "xôi thịt" này, phe đối lập của ông Dũng sẽ mô tả mình là những nhà cải cách nhất quyết kiềm chế tham nhũng và sự lợi dụng quyền thế. Tuy nhiên, nếu không khôi phục được niềm tin của người dân vào chế độ thì có sự "bất ổn" sẽ xảy đến. Đối với các nhà lãnh đạo đảng, sự bất ổn là lời nguyền của họ - đó chính là những chống đối chính trị được tổ chức ngoài tầm kiểm soát của chế độ và chống lại đảng. Người Việt Nam đã theo dõi những phát triển ở Miến Điện để thấy được việc Nguyễn tấn Dũng nếu bị lật đổ cũng chẳng có được một sự nới lỏng kiểm soát về chính trị, vì Trương tấn Sang và Nguyễn phú Trọng, vốn được coi là bảo thủ, nếu trở thành lãnh tụ dưới sự lãnh đạo của đảng cs thì... "mèo cũng lại hoàn mèo" mà thôi!!!.

No comments:

Post a Comment