Monday, September 10, 2012

Góp ý cho chính sách quốc phòng Việt Nam

Thứ Hai ngày 10.09.2012     
Lời dẫn: Hoàn tất một sách lược quốc phòng nghiêm chỉnh chống kẻ thù phương bắc không nằm ngoài tầm tay của dân Việt. Trở ngại duy nhất là chủ trương của người CSVN: thà mất nước còn hơn mất đảng. Mời quý thính giả nghe phần quan điểm của LLDTCNTQ với tựa đề: "Góp ý cho chính sách quốc phòng Việt Nam" sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Nam nằm tại vùng Đông Nam Á Châu là nơi tiếp cận giữa hai nền văn minh cổ kính nhất của nhân loại: Ấn Độ và Trung Hoa.
Thêm vào đó, vào cuối thế kỷ 19 cũng như đầu thế kỷ 20, như nhiều dân tộc nhược tiểu khác, chúng ta bị Pháp, một cường quốc Tây Phương, chiếm làm thuộc địa suốt 80 năm.

Trừ giai đoạn Pháp Thuộc, trên phương diện giữ gìn cũng như phát triển bờ cõi, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt một mặt chống lại Đế Quốc Đại Hán phương bắc, mặt khác mở mang bờ cõi phương nam, chiếm cứ lãnh thổ của 2 dân tộc Chiêm Thành và Khmer.
Ngày hôm nay, khi nói đến quốc phòng, lịch sử vẫn lập lại. Hiểm hoạ duy nhất cho dân tộc Việt cũng chỉ đến từ Đế Quốc Đại Hán phương bắc. Thực dân Pháp chỉ còn là bóng mờ của một dĩ vang vàng son Đại Pháp xa xưa. Hoa Kỳ thì xa cách Việt Nam về địa dư và hoàn toàn không có tham vọng trên lãnh thổ Việt Nam.
Dĩ nhiên người CSVN cũng ý thức điều này và phần nào thể hiện nó trong chính sách quốc phòng.
Trong số báo ngày 3 tháng 9, 2012 tờ điện tử VietnamNET của CS cho đăng, trong mục chính trị, bài viết và hình ảnh của báo Quân Đội Nhân Dân Online tựa đề "Ngắm máy bay hiện đại của không quân Việt Nam". Bài cũng trưng nhiều hình ảnh của các phi công đang được huấn luyện sử dụng những phi cơ chiến đấu SU-30 tối tân nhất, mua từ Liên Bang Nga, hậu thân của Liên Bang Xô Viết thủa xưa.
Cũng trong số báo này, có thêm bài "Sức mạnh phòng không của không quân Việt Nam".
Nơi đây hệ thống tên lửa S-300, C75 và hệ thống Rada lien hệ, tên lửa tầm ngắn A89, địa pháo phòng không 57mm và phi cơ chiến đấu SU-30 cũng trưng bày.
Tất cả những cơ giới trên đều được mua từ Liên Bang Nga tốn nhiều tỷ Mỹ Kim.
Để thực đường lối quốc phòng nghiêm chỉnh, mà mua vũ khí từ Nga là một sách lược sai lầm từ căn bản. Trước hết, kẻ thù truyền kiếp của dân Việt là Đại Hán là chuyên gia sao chép tất cả những vũ khí Nga Sô, phối hợp với kỹ thuật hiện đại nhất thế giới mà họ đánh cắp. Sau đó chế tạo hằng loạt tại Trung Quốc. Một vài phi cơ và tên lửa chúng ta mua từ Nga Sô thấm vào đâu.
Thứ nhì, không những số lượng mà phẩm chất của vũ khí là một yếu tố sinh tử khi hai quốc gia lâm chiến.
Ví dụ điển hình nhất là các trận chiến giữa Do Thái và các quốc gia Á Rập 1948, 1949-1967 và 1967-1973. Do Thái với dân số cũng như quân số khiêm nhường phải đối đầu với khối Á Rập với hằng 100 triệu dân. Sự khác biệt là Do Thái sử dụng võ khí của Hoa Kỳ và các quốc gia Á Rập sử dụng võ khí của Liên Bang Sô Viết. Kết quả là khối Á Rập thảm bại vì phẩm chất của võ khí LBXV quá kém cỏi so với vũ khí Hoa Kỳ.
Ngày hôm nay, tuy CSTQ bề thế và phô trương lấn lướt các quốc gia láng giềng tại Đông Á, từ Nhật Bản, Nam Hàn, Đà Loan, Phi Luật Tân đến Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có một cuộc chiến quy ước xảy ra, chưa chắc Trung Quốc đã chiếm được thượng phong với một nước nhược tiểu như Phi Luật Tân, đừng nới đến Nhật Bản, Nam Hàn hoặc Đài Loan. Lý do đơn giản là vì Phi Luật Tân sử dụng vũ khí chế tạo từ Hoa Kỳ. Trên chiến trường, tất cả các phi cơ Mig của Nga đều bị phi cơ F của Hoa kỳ đáng gục thảm thương.
Chính vì thế, chính sách quốc phòng khôn ngoan và thực tế nhất cho Việt Nam là làm những gì mà Nhật Bản, Nam Hàn và Đà Loan đang làm. Đó là nghiên hẳn về phía Hoa Kỳ, trở thành đồng minh của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Từ đó Hoa Kỳ mới đồng ý bán võ khí hiện đại củng cố quốc phòng. Mặt khác, phát triển nền kinh tế hùng mạnh, trở thành một đối tác có tầm cỡ và thương thuyết để được Hoa Kỳ bảo vệ trong chiếc dù nguyên tử của mình. Có nghĩa là, quốc hội Hoa Kỳ sẽ ra luật minh thị quy định rằng, bất cứ một đệ tam quốc gia nào tấn công Việt Nam, thì Hoa Kỳ sẽ coi như tấn công chính Hoa Kỳ, và sẽ trả đũa đích đáng. Nam Hàn và Nhật Bản hiện trong tình trạng này.
Nhật bản có Hiệp Ước về hợp tác và an ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (The Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan 1960). Nam Hàn có Hiệp Ước Hỗ tương quốc phòng Cộng Hòa Triều Tiên và Hoa Kỳ (KOK-US mutual defense treaty 1954) theo đó 2 quốc gia cam kết bảo vệ lẫn nhau.
Nếu cuồng vọng của Bắc Kinh không dừng lại, Việt Nam phải chấp nhận xét đến chế tạo và sở hữu võ khí nguyên tử. Khi một quốc gia có võ khí nguyên tử rồi thì tầm cỡ lớn hay nhỏ của quốc gia đó không còn quan trọng nữa. Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc có 1000 đầu đạn nguyên tử và Việt Nam chỉ có 50 hay 100, thì TQ cũng không bao giờ dám sử dụng võ khí nguyên tử để đe dọa chúng ta.
Đây là thế quân bình giữa Pakistan là một quốc gia nhỏ, nhưng có vũ khí nguyên tử và Ấn Độ là một cường quốc nguyên tử tầm vóc.
Lý do đơn giản là vì nếu xảy ra chiến tranh nguyên tử giữa một nước lớn và một nước nhỏ thì tuy nước nhỏ bị diệt vong, nhưng sự tàn phá tại nước lớn có thể ví như một người tuy giết được kẻ thù nhưng sau đó bị cụt cả tay chân và mù luôn đôi mắt.
Không một cường quốc nguyên tử nào dám chấp nhận cái gia quá cao như thế để tiêu diệt một nước nhỏ hơn.
CSVN hiểu tất cả những đều đó. Tuy nhiên, nếu muốn triệt để phát triển kinh tế và đứng hẳn về phiá Hoa Kỳ thì đảng phải hủy bỏ điều 4 hiến pháp, chấm dứt trò hề định hướng xã hội chủ nghĩa, và mất hẳn quyền lực tuyệt đối. Đều này họ không chấp nhận cho đến ngày toàn dân đứng lên và vứt họ vào sọt rác của lịch sử.
LLDTCNTQ

No comments:

Post a Comment