Tuesday, May 7, 2019

Nhìn lại “vụ án cướp đất đồng Nọc Nạn(1928) tại Bạc Liêu và vụ án cưỡng chế lấy đất trồng tại Đắk Nông ngày nay

Chuyện Nước Non Mình

Kính thưa quý thính giả, sự kiện anh Đặng Văn Hiến, một nông dân tỉnh Đăk Nông,  bị nhà cầm quyền cs Việt Nam tuyên án tử hình chỉ vì anh quá phẫn uất khi chứng kiến cảnh ruộng đất của mình bị công an chiếm đoạt. Vụ án này đã khiến cho nhiều người phẫn nộ, nhiều người so sánh vụ án này với vụ án Đồng Nọc Nạn vào năm 1928, khi những người nông dân bị chiếm đất đã đứng lên bảo vệ đất đai của mình nhưng tòa án người Pháp lúc bấy giờ đã dành công lý người dân Việt Nam. Thế mới biết, con người cộng sản đã không còn lương tâm, chính ngay khi đối xử với người dân của mình.  Trong tiết mục CNNM hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài viết “Nhìn lại “vụ án cướp đất đồng Nọc Nạn(1928) tại Bạc Liêu và vụ án cưỡng chế lấy đất trồng tại Đắk Nông ngày nay” của Quốc Lê, sẽ được Quê Hương trình bày để tiếp nối chương trình hôm nay.

Quốc Lê
Vụ án đồng Nọc Nạn xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp.

Sự việc xảy ra sau khi tổ tiên hai anh em nông dân Biện Toại – Mười Chức cùng với những người nông dân khác đã đổ bao mồ hôi nước mắt để khẩn đất sình lầy thành đồng ruộng..
Đang yên ổn làm ăn trên đồng Nọc Nạn thì một cường hào ở vùng Giá Rai, dựa vào thế lực của thực dân Pháp lập sổ để Mã Ngân đứng xin đóng thuế với thực dân Pháp nhằm cướp đoạt đất đai do công lao của gia đình Biện Toại.
Sau đó, cường hào cùng Mã Ngân đem lính tráng vào đồng Nọc Nạn, tự tiện cắm trụ đá làm ranh đất.
Trong số những người không chịu được sự áp bức, có anh em Biện Toại – Mười Chức. Họ đã nổi lên dùng gậy gộc, dao mác chống lại viên cò Pháp Tournier cùng đám lính mã tà. Cao điểm việc chống cướp đất xảy ra vào ngày 17/2/1928.
Khoảng 7 giờ sáng, hai tên cò Tây là Tournier và Bouzou, bốn lính mã tà từ Bạc Liêu cùng hương thân, hương hào và hương quản làng sở tại đến Phong Thạnh để tiếp tay với hương chức làng, lấy lúa của anh em Biện Toại – Mười Chức.
Đến gần đống lúa, tên cò Tournier yêu cầu hương chức làng mời một người trong gia đình, đến chứng kiến việc đong lúa.
Mười lăm phút sau một cô gái đi ra, hướng về đống lúa: cô Nguyễn Thị Trọng, em của Biện Toại, theo sau là cháu gái của Trọng tên là Tư, 14 tuổi. Cô Trọng yêu cầu sau khi đong lúa thì phải giao biên nhận cho cô, cò Tournier tát cô Trọng. Cô Trọng rút con dao nhỏ trong người ra đâm tên cò Tournier, tên cò này lấy báng súng đập cô ngất xỉu, sau đó lính mã tà trói cô lại.
Từ trong xóm, anh em Biện Toại mang theo súng, gậy gộc chạy ra. Khi Mười Chức chạy đến, tên cò Tournier bắn chỉ thiên một phát, Mười Chức cứ tiến tới, tên cò nhắm ngay Mười Chức mà bắn.
Tuy bị thương rất nặng, Mười Chức vẫn cầm mác gượng nhào tới, đâm trúng bụng tên Tournier rồi cả hai đều ngã xuống.
Anh em của Mười Chức tấn công bọn lính mã tà và tên cò Bouzou. Cò Bouzou rút súng lục bắn làm bị thương nặng bốn người
Kết quả, về phía gia đình Biện Toại thì có bốn người chết (ba đứa em ruột và một người em dâu là vợ Mười Chức).
Về phía đối phương chỉ có tên cò Bouzou chết. Bọn hương chức hội tề đã nhanh chân bôn tẩu từ khi thấy tình hình quá căng thẳng.
Hai luật sư Tricon, Zévaco biện hộ miễn phí cho anh em Biện Toại. Nhờ báo chí, ai ai cũng biết anh em Biện Toại bị cướp đất trắng trợn, nên dù mắc tội, án xử lại nhẹ:
Tòa cho rằng Nguồn cơn vụ án từ ruộng đất và tuyên: Biện Toại, Liễu (em út), Tia (con trai Biện Toại) được tha bổng. Cô Trọng bị án 6 tháng. Miều (chồng Liễu) 2 năm tù cho án ăn trộm.
100 năm sau. (khi đất nước đã sạch bóng bọn bóc lột thực dân và phong kiến) Ngày 12-7-2018, trong một vụ án liên quan đến đất đai, tại Đăk Nông. Tòa cấp cao tại thành Hồ đã sáng suốt, xem xét vụ án một cách khách quan toàn diện, áp dụng tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa xử nông dân Đặng Văn Hiến “Tử hình”

No comments:

Post a Comment