Saturday, June 11, 2016

Tổng Thống Obama: một con người tử tế

Thứ Sáu, 10.06.2016
Ức hiếp, dối trá và lừa gạt nằm trong bản chất của đảng CSVN. Bản chất này thể hiện trong buổi gặp gỡ giữa TT Hoa Kỳ Obama và đại diện các xã hội dân sự việt Nam ngày 24 tháng 5, 2016, Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài Quan Điểm của LLDTCNTQ với tựa đề: "Tổng thống Obama- một con người tử tế" qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Trong chuyến công du Việt Nam của TT Hoa Kỳ Barack Obama, có một sự kiện xảy ra, làm mất mặt cá nhân TT Hoa Kỳ và là một nỗi nhục quốc thể lớn lao cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự kiện đảng CSVN đã cố tình phá bỉnh buổi gặp gỡ mà chính quyền của cả hai quốc gia sắp đặt từ trước: cuộc gặp gỡ giữa Obama và 15 nhà đại diện cho xã hội dân sự Việt Nam.
Thật vậy, vào ngày 24 tháng 5, trong 15 khách mời, chỉ có 6 người đến được. Trong số những người kia, tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà tranh đấu lão thành, có uy tín trong lẫn ngoài nước và được mọi thành phần dân chúng kính trọng, bất kể chính kiến và tôn giáo. TS Nguyễn Quang A bị công an CSVN bắt cóc và đưa đến một nơi thật xa địa điểm gặp gỡ. Cộng an cũng tịch thu điện thoại di động của ông và không cho liên lạc với ai cả.
Blogger Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập tiếng tăm, phải bay từ Sài Gòn đến Hà Nội cho chuyến gặp gỡ này, cũng bị công an bắt cóc và lưu giữ một nơi bí mật, cho đến khi buổi gặp gỡ chấm dứt..
Luật sư Hà Huy Sơn, một luật sư chuyên môn biện hộ cho các nhà bất đồng chính kiến, thì bị công an quản thúc tại gia. Họ cho ông biết, ông có thể đi bất cứ nơi nào, trừ đến tham dự buổi gặp gỡ với TT Obama.
Tất cả những hành vi đó của công an CSVN hoàn toàn phi pháp và vi hiến.
Thật vậy, Điều 23 hiến pháp 2013 mà chính miệng Nguyễn Phú Trọng rêu rao là nền tảng tinh thần của toàn đảng và toàn dân ghi rõ:
"Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước."
Và Điều 25 lại ghi rõ thêm:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình."
Thế mà công an CSVN vẫn ngang nhiên dùng vũ lực uy hiếp ngăn cấm công dân di chuyển đến địa điểm họp và ngăn cản quyền hội họp với quốc trưởng của một siêu cường, sau khi đã có thỏa thuận giữa quốc trưởng của 2 quốc gia về buổi gặp gỡ này.
Dĩ nhiên sự kiện trên nói lên tính cách công an trị và nhà nước khủng bố, coi thường hiến pháp và luật pháp, xúc phạm danh dự của một quốc khách, đồng thời làm nhục quốc thể, vì quốc gia sở tại đã thất hứa trong một cam kết danh dự giữa hai nước.
TT Obama không vì sự hành xử kém cỏi này của CSVN mà dận dữ hủy bỏ buổi gặp mặt. Trái lại, trong tư cách quốc trưởng của một siêu cường và nhất là trong tư cách một con người tử tế, ông đã nhận xét như sau:
"...Chúng tôi tin vào các giá trị phổ quát nhất định và điều đó rất quan trọng để lên tiếng cho những điều này ở bất cứ nơi đâu. Và điều đó đặc biệt quan trọng và hữu ích cho tôi khi được nghe trực tiếp từ những người hoạt động dưới điều kiện rất khó khăn, nhưng vẫn sẵn sàng cất tiếng nói của mình cho tự do và nhân quyền.
Tôi lưu tâm đến việc có một số nhà hoạt động khác, những người đã được mời nhưng bị ngăn cản không đến được vì nhiều lý do khác nhau. Và tôi nghĩ rằng đó là một dấu hiệu thực tế cho thấy, mặc dù đã có một số tiến bộ khiêm tốn thông qua những cải cách pháp luật nhưng vẫn còn có nhiều người gặp phải khó khăn để tham gia một cách ôn hoà vào những vấn đề mà họ quan tâm sâu sắc."
Tại sao quốc trưởng của một siêu cường mà vẫn từ tốn ân cần trước sự hỗn xượt của một tập đoàn công an trị nhược tiểu, và tại sao ông phải kiên trì tranh đấu cho những giá trị phổ quát là tự do và nhân quyền? Ông có bất ngờ cũng run sợ trước những công an CSVN hung dữ hay không?
Run sợ trước những công an CSVN hung dữ thì dĩ nhiên là không tưởng, vì chính Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và Nguyễn Thị Kim Ngân cũng phải cuối đầu trước ông. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm bảo vệ quyền lợi tối thượng của Hoa Kỳ, còn có 3 lý do ông phải ân cần và từ tốn tranh đấu cho tự do và nhân quyền.
Lý do thứ nhất là ông sinh ra và trưởng thành như một người da đen, trong một xã hội mà người da trắng ngự trị. Ông hiểu thế nào là nhân quyền bị chà đạp. Chính sách bảo hiểm sức khỏe ObamaCare là một thành tố quan trọng trong di sản chính trị của ông sau khi rời chức vụ vào năm 2017. Chính sách này giúp đỡ cho đại khối người da đen tại Hoa Kỳ. Ông là vị tổng thống đa đen đầu tiên. Lòng từ bi bác ái của ông đối với những thành phần thấp cổ bé miệng tại Hoa Kỳ nói chung và dân da đen nói riêng đã là động lực thúc đẩy ObamaCare.
Quan tâm đến tự do và nhân quyền tại Việt Nam một phần nào phản ảnh sự thương cảm của ông đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc thông minh và văn hiến, nhưng bị giam hãm trong ngục tù cộng sản toàn trị.
Lý do thứ nhì là vì trật tự thế giới sau Đệ Nhị Thế Chiến trên căn bản là trật tự do Hoa Kỳ đề xướng. Liên Hiệp Quốc là định chế điều hành, nhưng bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948, do phu nhân của một Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ là Bà Eleanor Roosevelt chủ xướng, là tinh thần của trật tự này.
Tiềm tàng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là những bảng giá trị về nhân quyền cốt lõi. Mọi ngoại trưởng và mọi tổng thống Hoa Kỳ đều tuân thủ quy ước này.
Ngay cả khi lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được giải tỏa, thật sự chỉ là một sự giải tỏa trên nguyên tắc. Trên thực tế, mỗi dịch vụ trao đổi cá biệt, đều sẽ đi kèm với những điều kiện khách quan và rõ rệt về nhân quyền, theo ấn định của luật pháp Hoa Kỳ.
Lý do thứ 3 đơn giản là vì, khác với những lãnh tụ CSVN, ông Obama là một con người tử tế và đã hành xử đơn giản như một con người tử tế, trong cộng đồng nhân loại văn minh.
Xin cám ơn quý thính giả đã nghe bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ

No comments:

Post a Comment