Friday, September 11, 2015

Việt Nam học được gì từ Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 11.09.2015    
Tin từ Việt Nam cho biết Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ chính thức sang thăm Nhật Bản từ ngày 15 đến 18 tháng 9, 2015…”. Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm của LLDTCNTQ về mối quan hệ hai nước, và Việt Nam học được gì từ người bạn Nhật Bản sau hơn 40 năm bang giao, qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Mỗi khi nhắc đến sự độc tôn lãnh đạo của đảng CSVN, đã được qui định bởi điều 4 hiến pháp, thì người CS lại vịn vào công trạng đã từng đánh bại các đế quốc sừng sỏ là Pháp, Mỹ và phát xít Nhật để dành độc lập và thống nhất đất nước. Đến nay cả ba kẻ cựu thù này lại chính là những người bạn tốt đang tận tình giúp đỡ người Việt Nam.Riêng Nhật Bản có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.
Vì cùng trong khu vực Á Châu, Nhật, VN, Trung Hoa và Hàn quốc có nhiều điểm tương đồng trong lãnh vực văn hóa, nên còn gọi là "tứ đồng văn". Về phương diện chính trị, tuy Nhật vẫn giữ thể chế quân chủ, nhưng từ giữa thế kỷ 19, Minh Trị Thiên Hoàng đã nhìn xa thấy rộng, mở cửa thu nhập văn minh va kỹ thuật phương Tây để canh tân đất nước. Từ đó người dân xứ Phù Tang đã trở nên hùng mạnh, có sức đánh thắng Nga và Tàu, khiến những những nhà trí thức VN ngưỡng mộ, nên những năm đầu thế kỷ 20mới có Phong Trào Đông Duđưa thanh niên qua Nhật học hỏi để về canh tân đất nước và giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp.
Nhật Bản với dân sốhiện nay khoảng 127 triệu, so với 93 triệu người Việt Nam, nhưng nước Nhật không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như VN, lại phải chịu đựng thiên tai động đất triền miên. Đệ nhị thế chiếnđã làm cho nước này kiệt quệ, gần đâytháng 3 năm 2011 trận sóng thầnkinh hoàng đã làm thiệt hại sinh mạng và vật chất lớn lao cho Nhật Bản. Nhưng quốc gia này vẫn kiên cường đứng vững giữ vị trí cường quốc kinh tế trên thế giới. Điều đáng khâm phục hơn cả là, cho dù phải đối mặt với những thiên tai thảm khốc, những khó khăn chồng chất, nhưng tinh thần kỷ luật và lối sống đạo đức của người dân Nhật vẫn không biến đổi, mà còn tỏa sáng hơn mỗi khi gặp nạn.
Việt Nam-Nhật Bản đã có quan hệ ngoại giao từ 1973, trên 40 năm qua mối quan hệ hai nước đã được nâng lên đến mức đối tác chiến lược toàn diện. Hiện nay Nhật Bản là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam, tính đến năm 2013 quĩ phát triễn ODA mà Nhật dành cho VN lên đến 24 tỷ đô la. Về thương mại, Nhật đứng thứ tư với kim ngạch năm 2014 lên đến trên 24 tỷ Mỹ Kim, đứng thứ tư sau TC, HK và Nam Hàn.Ngoài kinh tế và thương mại, hai nước còn hợp tác trong nhiều lãnh vực như đầu tư, phát triển, khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch, giáo dục, lao động ... và Nhật Bản cũng rất hào phóng viện trợ cho Việt Nam những tàu tuần duyên để và bảo vệ vủng biển và ngư dân của mình.
Nhật Bản và Việt Nam đều có tranh chấp biển đảo với Trung Cộng, nhưng lập trường của Nhật không nhượng bộ, nhờ vào khả năng quân sự mạnh, lại là đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ, còn Việt Nam thì vẫn cố bám víu lấy Trung Cộng, chính sự lệ thuộc này đang đưa đất nước đến sa lầy tụt hậu, và nguy cơ mất nước như hiện nay.
Những người lãnh đạo đảng CSVN hầu hết đã từng thăm viếng Nhật Bản trên cấp nhà nước, từ Đỗ Mười đến Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang; có người đã nhiều lần đến Nhật như Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng.
Riêng thủ tướng Shinzo Abe khi trở lại chính trường năm 2012 ông đã chọn VN cho chuyến xuất ngoại đầu tiên, điều ấy nói lên mối liên hệ mật thiết và quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại Đông Nam Á.
Điều đáng nói ở đây là dù hai nước có mối giao hảo tốt, nhưng VN đã không hề học được những kinh nghiệm, và những đức tính tốt của người bạn láng giềng này, chẳng những thế, dưới sự cai trị của đảng CS, đất nước ta hôm nay đã sản sinh ra những con người tham lam, gian dối, đi đâu cũng làm nhục cho dân tộc. Dân gian nói rất đúng: "nhà dột từ nóc dột xuống", hay "thượng bất chính thì hạ tắc loạn". Người trên tham lam gian dối, thì làm sao nói người dưới được, nên mới có những vụ tham nhũng hối lộ từ nguồn quĩ phát triển ODA, khiến Nhật phảỉ quyết định tạm ngưng giải ngân để cảnh cáo Việt Nam. Thật không còn gì nhục bằng, trước cửa tiệm ở Nhật, kể cả ở Thái Lan người ta phải để bảng cảnh báo "đừng trộm cắp" bằng tiếng Việt. Với con số ít ỏi người Việt ở Nhật, vậy mà cảnh sát Nhật phải học tiếng Việt, chỉ với một mục đích là điều tra các vụ trộm cắp, buôn lậu, khai gian do du sinh, du khách, nhân viên hàng không VN gây ra. Những hành vi đê tiện ấy phát xuất từ một quốc gia có một nền giáo dục hư hỏng do cái thể chế chính trị độc tài CS mà ra.
Nhật Bản là một trong những quốc gia đã và đang làm ăn buôn bán với VN, qua các nguồn vốn kinh doanh phát triển và kỹ thuật đem đến nước ta, những quốc gia này còn đem theo lối sống của dân tộc họ. Thay vì VN học hỏi những điều hay, gạt bỏ những cái dở, giúp dân thăng tiến đời sống vật chất, nâng cao đời sống tinh thần, để không hổ thẹn vì những thói xấu do những kẻ cầm quyền gây ra. Ngược lại các khoản viện trợ đã trở thành miếng mồi béo bở lọt vào túi tham của những kẻ có quyền có chức, làm giàu bất chính và làm băng hoại xã hội nước ta hôm nay.
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Phú Trọng đến Nhật sau khi đã được Mỹ đón tiếp mới vài tháng trước. Vậy ông Trọng có nhận ra sự khác biệt giữa xã hội VN hôm nay, so với Nhật cũng như Hoa Kỳ hay không? Chính ông là người có trách nhiệm trực tiếp về những điều làm hoen ố hình ảnh người VN, nên ông và đảng của ông phải trả lại danh dự cho người Việt Nam, không làm được điều ấy thì hãy lui đi để người khác làm, đừng tiếp tục tham lam mà nhận chìm cả dân tộc này nữa.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc

No comments:

Post a Comment