Monday, September 7, 2015

Vì sao ta nghèo (phần II)

Thứ Hai, ngày 07.09.2015    
Quý thính giả thân mến, sự lãnh đạo quá yếu kém của đảng CSVN từ Trung ương đến địa phương đã đưa đất nước dần đi xuống vực sâu, và khó có cơ hội vực dậy để có thể cạnh tranh với các nước láng giềng về mặt kinh tế hay có thể đương đầu với giặc ngoại xâm về mặt quân sự. Cả hệ thống đảng lẫn nhà nước đã bị mù quáng bởi chủ thuyết ngoại lai. Để tiếp nối chương trình hôm nay, qua chuyên mục Chuyện Chỉ Có Ở VN, đài ĐLSN mời thính gỉa theo dõi tiếp bài của Thục Vy có tựa đề: “Vì sao ta nghèo – Phần 2” qua sự trình bày của Tâm Anh
Cùng với thể chế chính trị độc tài, nền kinh tế dưới chế độ cộng sản được thiết lập một cách lỏng lẽo chủ yếu để phục vụ cho lợi ích của giới cầm quyền. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, về các nguồn lực của đất nước là hình thức tập trung quyền lực cao nhất vào trong tay giai cấp thống trị. Thông qua đó bộ máy Nhà cầm quyền cộng sản tổ chức quản trị kinh tế một cách chủ quan, bất chấp quy luật của nền kinh tế thị trường mà dưới xã hội Tư bản đã thành công hàng trăm năm qua. Đất đai, nguồn tài nguyên đặc biệt, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước, Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú với rừng vàng biển bạc, nhưng ngay từ khi giành được chính quyền, nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đã xác lập chế độ quản lý được gọi với cái tên mỹ miều là "sở hữu toàn dân".
Nhà cầm quyền giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng có thời hạn và bọn họ có quyền thu hồi bất cứ lúc nào họ muốn. khi có nhu cầu. Với chính sách này, nhà cầm quyền cộng sản đã tiến hành tịch thu toàn bộ đất đai của các tổ chức, cá nhân về trong tay mình. Các thành phần trung nông được quy thành địa chủ, cường hào, toàn bộ ruộng đất bị tước đoạt; đất đai của các tổ chức tôn giáo bị tịch thu, trưng thu. Triệt tiêu các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tiểu thương, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể chi phối cho sự vận hành của nền kinh tế quốc dân. Chế độ Hệ thống hợp tác xã được xây dựng ở khắp nơi trên đất nước nhằm dồn dân ở các làng ấp, thôn xóm vào làm ăn tập thể theo hiệu lệnh của tiếng kẻng, tiếng trống. Cách quản lý Chế độ này kéo dài đến vài thập niên, làm cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu càng thụt lùi một cách thảm hại. Là một nước nông nghiệp lạc hậu, toàn bộ nguồn lực của đất nước là đất đai được trao tay cho những kẻ lười lao động, những kẻ thất nghiệp, ăn bám xã hội thậm chí là những kẻ vô gia cư. Lực lượng Thành phần này chưa bao giờ tham gia trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất, nay có cơ hội nắm quyền do có công với đảng. cộng sản trong việc theo đảng, cổ vũ cho đảng đứng lên cướp chính quyền cũng như hăng hái làm đầu tàu gương mẫu trong việc thực thi các chủ trương chính sách của đảng. Đội ngũ Thành phần này phần lớn là những kẻ vô học, nhận thức kém, thiếu kiến thức khoa học, lười biếng lao động,
thiếu kiến thức khoa tiếp thu kém, thiếu nhanh nhạy trong đời sống thường ngày, trây ì, lười biếng. Thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật thâm canh, tăng vụ cây trồng, thiếu vốn đầu tư, thiếu khả năng quản lý cộng với bản chất hung hăng, côn đồ nên đã góp phần quan trọng vào tiến trình tàn phá nền kinh tế nông nghiệp nước ta.
Hệ thống công hữu về đất đai đã tạo trao cho nhà nước cộng sản Việt nam một quyền lực tuyệt đối. cao nhất so với các kiểu nhà nước phong kiến trước đây cũng như nhà nước tư bản ngày nay. Với đặc thù một đất nước nông nghiệp như nước ta, Nắm trong tay quyền sở hữu về đất đai, nhà nước cộng sản Việt nam nắm được yết hầu của nông dân, có toàn quyền chi phối trong đời sống xã hội, buộc người dân phải tuân theo đảng, phải trung thành với đảng. Chống lại đảng là rơi vào cảnh khốn đốn, là tự chuốc lấy nỗi khổ vào thân. Các vụ chiếm đất dân để khai triển các dự án của nhà nước diễn ra liên tiếp, đẩy người dân vào đường cùng, không còn đường để mưu sinh., hết đường kiếm kế sinh nhai. Các cuộc xung đột đẩm máu xảy ra giữa người dân mất đất với cấp thẩm quyền thu đất ngày càng nhiều, tính chất vụ việc ngày càng nghiêm trọng. Làn sóng biểu tình, phản đối nhà cầm quyền cướp đất của dân rộ lên ngày nhiều, thêm bức xúc, gây thêm hận thù, chia rẽ trong xã hội. Chỉ cần một quyết định của nhà cầm quyền chính quyền nhà nước về thu hồi đất thì có thể đẩy người dân xuống vực thẳm và có thể làm cho quan chức cộng sản giàu lên nhanh chóng đổi đời bởi giá đền bù bèo bọt, trong khi chuyển giao cho nhà đầu tư giá được đội lên gấp chục lần, vài chục lần. Khoản chênh lệch đó được đem chia chác, biếu xén, làm quà tặng nhau giữa các nhà đầu tư và quan chức cộng sản. Nắm trong tay toàn quyền về sở hữu đất đai, nhà nước cộng sản tung hoành bắt tay với các nhà đầu tư nước ngoài, thỏa thuận trong việc ăn chia, hưởng lợi nhuận, hưởng hoa hồng thông qua các chính sách miễn giảm thuế, cho thuê đất giá rẻ trong xu thế mở cửa, hội nhập ngày nay.
Những khu đất trống ở những vùng miền núi, trung du, vùng giáp biên giới giữa ta với Tàu cộng, nhà nước cộng sản Việt nam chủ trương cho ngoại bang nước ngoài thuê với thời gian dài từ 50 đến 80 năm để đầu tư với danh nghĩa phát triển. Bất chấp sự âm mưu thôn tính nước ta, đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia, Trung cộng đưa các chuyên gia, kỹ thuật, lao động phổ thông vào lãnh thổ Việt nam đầu tư làm ăn lâu dài và coi đây là lãnh thổ của họ. Chủ trương này đã và đang được khai triển khai lặng lẽ ở nhiều vùng trong cả nước. Cách đây 5 năm đã rộ lên việc một số quan chức địa phương, theo sự chỉ đạo của trung ương, đã lợi dụng chủ trương của chính phủ về việc cho nước ngoài thuê đất , đầu tư phát triển, tranh thủ làm chui, bắt tay với nước ngoài, ký kết hợp đồng " liên doanh" phát triển kinh tế mà không trình chính phủ. Hàng nghìn hecta đất đã được giao cho ngoại bang người nước ngoài mà chủ yếu là Trung cộng quản lý, sử dụng theo mô hình trên. Dân bức xúc phản đối, nhiều đại biểu quốc hội chất vấn chính phủ, nên chủ chương này phải tạm dừng, tuy nhiên những nơi đã ký kết triển khai vẫn phải tiếp tục được thực thi.
Việc liên kết làm ăn với ngoại bang nước ngoài theo kiểu hiến đất này lợi lộc chẳng thấy đâu. mà nếu có thì ta hưởng một, ngoại quốc hưởng đến ba. Một kiểu xâm lược mới của kẻ thù mà không cần có tiếng súng, không cần đổ máu. mà vẫn chiếm được lãnh thổ quốc gia khác. Một kiểu bán nước mới được trá hình bằng "liên doanh, liên kết" đã và đang diễn ra trên đất nước ta mà không một ai lên tiếng. Vì sao dân ta nghèo? Phải chăng là vì sự ngu dốt cộng với sự tham nhũng tràn lan của cộng sản VN đã và đang tàn phá đất nước
vì những chính sách của ta không những không ngang tầm thời cuộc mà còn có những lớp người do vô tình hay cố ý đang góp phần tàn phá đất nước. Chuyện chỉ có ở Việt nam.
Thục Vy

No comments:

Post a Comment