Monday, September 21, 2015

Vì sao ta nghèo ( Phần IV:chảy máu tài nguyên khoáng sản)

Thứ Hai, ngày 21.09.2015    
Tiếp sau đây mời quý thính giả theo dõi loạt bài: “VÌ SAO TA NGHÈO?” của Thục Vy qua phần 4 - Chảy Máu Tài Nguyên Khoáng Sản, trong chuyên mục Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam do Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình hôm nay
Việt nam có vị trí địa lý, địa chất độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn giữa thái bình dương và địa trung hải. Là nước nhiệt đới, gió mùa phát triển mạnh, các quá trình phong hóa thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qúa trình nghiên cứu, thăm dò đã phát hiện hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn sáu mươi loại khóang sản khác nhau, từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Điển hình là dầu khí, than khoáng, bau xit, sắt, crom, ti tan,đồng, kẽm vv. Đây là lợi thế của Việt nam so với các nước khu vực cho sự phát triển đất nước.
Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, nền kinh tế tập trung theo mệnh lệnh chỉ huy, cộng với sự yếu kém bất tài của giới cầm quyền, nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước đã không trở thành yếu tố, động lực phát triển mà ngược lại nó trở thành món hàng để những thành phần xã hội đen câu kết với giới chức công quyền biến nó thành của riêng mình, làm giàu bất chính. Điển hình và nhức nhối nhất phải nói đến nguồn tài nguyên than khoáng.
Việt nam có nguồn tài nguyên về than khoáng các loại, đặc biệt là loại than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than vùng Quảng ninh, với trữ lượng trên 3 tỷ tấn. Bể than quảng ninh đã được khai thác trên 100 năm nay với danh nghĩa phục vụ cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quảng ninh, một tỉnh miền núi rộng lớn có diện tích tự nhiên 611081 ha, có bờ biển dài đến 250 km, là tỉnh tiếp giáp với tỉnh Quảng tây của Trung cộng, có 132km đường biên giới và hải phận với Trung cộng, thuận tiện cho việc giao thương giữa hai nước. Cũng là tỉnh tiếp giáp và đường biển thông suốt với Hải phòng và nối liền với các tỉnh ven biển phía bắc. Do vị trí địa lý thuận lợi nên nguồn than đá khai thác lậu được gọi là " than thổ phỉ" ở Quảng ninh được tuồn sang nước láng giềng Trung cộng và các tỉnh ven biển bằng đường biển và đường bộ với số lượng khổng lồ mà không có một điều tra, thống kê nào có được số liệu chính xác.
Với một tỉnh có đặc điểm như trên, nên công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng than có những đặc thù khó khăn riêng cũng là điều có thể chia sẻ. Tuy vậy khi bất cứ ai đi vào thực tế bên trong, tai nghe, mắt thấy các hoạt động khai thác than lậu trên vùng đất này đều phải sửng sốt bởi, vùng đất có chủ quyền mà tài nguyên khoáng sản tuôn chảy sang nước khác dòng dã cùng năm tháng mà không có biện pháp nào để ngăn chặn hoặc ít ra là hạn chế nó.
Các băng nhóm khai thác than lậu tự khoanh vùng chia nhau " lãnh thổ" rồi đầu tư khai thác từ việc mở đường cho các xe vận tải lên đến nơi vận chuyển; tổ chức nổ mìn cào đất bên trên để khai thác than lộ thiên hoặc đưa mìn xuống hầm nổ phá vỉa than; mở đường hầm để khai thác than nằm sâu trong lòng đất. Đầu tư dây tời chạy bằng mô tơ kéo các gầu than thay vì trước đây lấy sức người gùi than.Thiết kế xe gòong hiện đại vận chuyển than để tăng năng suất, dùng cả cọc thủy lực để chống sập hầm.
Một khu vực điển hình gọi là Đèo sen, thuộc phường Hà khánh, thành phố Hạ long đang có hàng trăm lò khai thác than thổ phỉ diễn ra công khai. Dân làm than thổ phỉ gọi đây là " thiên đường vàng đen" , vì vốn nổi tiếng về những lò than thổ phỉ đã tồn tại hàng chục năm nay, do thuận tiện giao thông, bán than dễ dàng và nếu biết làm luật thì không bao giờ bị các cơ quan chức năng sờ đến. Mỗi ngày một lò trung bình khai thác được chừng 60 tấn than, lò lớn có thể khai thác được 100 tấn mỗi ngày.Cả vùng than Quảng ninh có đến hàng ngàn lò than thổ phỉ với sản lượng khai thác như trên cho thấy một lượng than khổng lồ tài nguyên của đất nước bị chảy máu. Người làm thuê thay phiên hai ca một ngày, mỗi ca khoảng 5 tiếng, thu nhập bình quân tư 400 đến 700 ngàn đồng mỗi ngày tùy theo khối lượng sản phẩm. Mức lương này cao gấp đôi so với lương công nhân khai thác than cho nhà nước, vì thế đã thu hút được nguồn lao động đông đảo tham gia mà phần đông là những người có tiền án, tiền sự, những kẻ phạm tội trọng án, những tên có lệnh truy nã, những con nghiện tìm đến nơi đây để ẩn náu, lẩn trốn.
Sở dĩ than thổ phỉ được khai thác năm này qua năm khác mà không bị đập phá là vì các chủ lò biết cách lo lót làm luật đều đặn. Theo thông lệ ( luật bất thành văn), hàng tháng mỗi lò phải cống nộp từ 60 đến 80 triệu đồng, tùy sản lượng than của mỗi lò. Chủ lò chỉ biết nộp cho một người đứng ra thu và người đó có trách nhiệm phân phát cho các đối tượng khác mà không ai biết. Khi có chiến dịch truy quyét của các cơ quan chức năng, được gọi là " đội liên ngành" thì có người báo tước, lập tức các cửa lò được che đậy, lấp đất lại, thu dọn lán trại, nằm im vài hôm chờ chiến dịch đi qua rồi trở lại hoạt động bình thường. Những lò nào làm luật không đều hoặc khai báo sản lượng không trung thực đều bị máy xúc đến tận nơi phá bỏ. Khôi phục để trở lại hoạt đông sẽ phải tốn kém từ 200 đến 300 triêu đồng. Trong trường hợp chiến dịch truy quyét dài ngày thì chuyển sang làm đêm, ngày nghỉ.
Gía bán một tấn than tại cửa lò là 1,5 triệu đồng, với giá này một lò bình thường sau khi trừ mọi chi phí, khoản lãi thu về ít nhất cũng được 1 tỷ đồng, lò lớn có thể đạt 1,5 tỷ đồng một tháng.
Đất nước Trung cộng rộng lớn bao la, nguồn tài nguyên kiệt cạn. Than Quảng ninh là nguồn cung cấp chất đốt vô tận cho cả khu vực biên giới tiếp giáp với vùng đông bắc Việt nam. Bởi giá thành rẻ, chi phí vận chuyển thấp vì khoảng cách không xa và thuận tiện cả trên đường bộ lẫn đường biển, nên hoạt động than thổ phỉ vẫn đang tiếp diễn và sẽ còn tiếp tục tiếp diễn. Chuyện chỉ có ở Việt nam.
Thục Vy

No comments:

Post a Comment