Thursday, September 4, 2014

Một chuyến đi có nguy cơ xâm hại đến lợi ích quốc gia

Thứ Năm, ngày 04.09.2014    
Kỷ nguyên tin học đã bạch hóa sự thật đau lòng về âm mưu bán nước của CSVN cho CSTQ. Chuyến thăm viếng Trung Quốc vừa qua của Ủy Viên Bộ Chính Trị Lê Hồng Anh nằm trong âm mưu bán nước bẩn thỉu này. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Lan Anh với tựa đề: "Một chuyến đi có nguy cơ xâm hại đến lợi ích quốc gia" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trong hai ngày 26 và 27/8/2010, Lê Hồng Anh, ủy viên bộ chính trị, thường trực Ban bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam, đã có chuyến thăm Trung Quốc với tư cách đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo lời mời của TW Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Liên hệ ngoại giao Việt Nam - Trung cộng xuyên suốt trong những thập niên 70 của thế kỷ trước cho đến nay đã có nhiều sóng gió: Năm 1974, Trung cộng ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Điều đáng nói là trong suốt thời gian dài đến bốn thập niên qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam chưa hề có một văn bản nào lên án, kể cả việc thừa nhận việc Trung cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, và chỉ cho đến khi Trung cộng ra tay lấn chiếm biển Đông, hạ đặt giàn khoan 981 trên hải phận của Việt Nam, lúc này Việt Nam mới công khai lên án TC xâm lược quần đảo Hoàng Sa của VN từ năm 1974;
Năm 1979, Trung cộng bất ngờ tấn công xâm lược Việt Nam "dạy cho Việt Nam một bài học". Toàn diện các thành phố, thị xã, làng mạc của các tỉnh biên giới phía Bắc hoàn toàn trở thành đống đổ nát. Ngay khi đó trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định: "Trung Quốc là kẻ thù số một, là kẻ thù trực tiếp, lâu dài và nguy hiểm"; cả bộ máy truyền thông khổng lồ của Việt Nam lúc đó tập trung tuyên truyền chống Trung cộng; bài hát: "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới" của Phạm Tuyên thời đó đã trở thành quốc ca của thanh niên, đoàn viên, tất cả các buổi sinh hoạt của các chi đoàn trong toàn quốc đều vang lên: "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới: Quân xâm lược bành trướng dã man, đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên đất dải biên cương. Đất nước của ngàn chiến công, đang sục sôi khí thế hào hùng, những Chi Lăng, lịch sử Đống Đa đang gọi tiếp với những bản hùng ca...".
Toàn dân tộc thể hiện khí thế sục sôi, lòng căm phẫn đối với quân xâm lược Bắc Kinh. Vài năm sau, người ta thấy bộ máy tuyên truyền của Đảng công sản Việt Nam lờ đi các sự kiện này và vào khoảng giữa những năm 80 thì tịt hẳn; thay vào đó là các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, cùng các chính sách bình thường hóa liên hệ Việt Trung và từ đó Ngày 17 / 2 / 1979 được cho vào dĩ vãng. Cho đến nay, nhiều cựu chiến binh chống tàu thời đó rất chạnh lòng; nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ theo quy định vẫn chưa được hưởng; những anh hùng, những dũng sĩ được vinh danh trong cuộc chiến chống tàu đến nay vai trò của họ đều bị mờ nhạt. Trong suốt mấy chục năm qua không có một năm nào Cộng sản Việt Nam tổ chức kỷ niệm hay tọa đàm về cuộc chiến tháng 2/1979; trong khi đó kỷ niệm ngày 30/4 hàng năm, Cộng sản Việt Nam luôn tổ chức hoành tráng, biểu dương lực lượng để truyền bá cho các thế hệ mai sau luôn nhớ công lao của Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc chiến hai miền Nam Bắc mà Cộng sản đặt cho cái tên: "giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước".
Sau khi Liên Xô cùng các nước Đông Âu sụp đổ, hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa bị tan rã, một đám mây đen bao trùm lên bộ máy công quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người ta thấy hoạt động của giới cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với Trung cộng như con thoi, mối quan hệ Việt Trung bắt đầu trở thành nào là: đối tác quan trọng; đối tác chiến lược; rồi đến hợp tác toàn diện... Cũng vào thời điểm này 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung cộng được xuất hiện.
Vậy là sau khi hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa bị sụp đổ, Liên Xô tan rã, thành trì vững chắc của Chủ Nghĩa Xã Hội đã tan tành mây khói. Cộng Sản Việt Nam trở thành kẻ cô đơn, bơ vơ cô quạnh, bèn lê thân quay lại bái chầu triều đình Trung cộng xin làm nơi nương thân, náu mình bảo đảm cho sự sinh tồn của chế độ. Thiên triều rộng lòng tha thứ cho kẻ đã biết lỗi lầm quay trở lại, thế nên sự gắn bó tình nghĩa anh em được nồng thắm hơn. Và theo đó là hàng loạt kết quả của sự hợp tác giữa Việt Nam - Trung cộng mà nổi bật nhất trong giai đoạn này là Việt Nam đã mất đất trên các điểm cắm mốc biên giới Việt - Trung trên đất liền, điển hình là Mục Nam Quan - Hữu nghị, Thác Bản Giốc... Các hoạt động thăm dò, trinh sát, khảo sát cho đến hành động khiêu khích lấn chiếm biển, đảo trên biển Đông diễn ra liên tiếp và được nhà cầm quyền Việt Nam làm ngơ, hoặc phản ứng dè dặt. Phẫn nộ trước hành động nhu nhược của giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, nhiều tổ chức cá nhân trong và ngoài nước lên tiếng phản đối Trung cộng lấn chiếm biển đảo Việt Nam, khẳng định Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam, liền bị giới cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp, bắt bớ, bỏ tù.
Bản chất của giới cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã phơi bày trước bàn dân thiên hạ, họ coi đất liền biên giới, biển đảo của Tổ Quốc là món quà trong tay của họ để hiến dâng, để đổi chác lấy sự yên thân, sự tồn tại của thể chế độc tài. Bản chất này hiện đang bị nhiều người lên án và đang tiếp tục vạch mặt, bọn lãnh đạo đang cố tình tìm cách phân bua, đánh lạc hướng dư luận. Đặc biệt qua vụ Trung cộng hạ đặt giàn khoan vào lãnh thổ VN càng chứng minh CSVN đang nhu nhược và lệ thuộc vào Trung cộng.
Vì vậy dư luận cho rằng chuyến đi của Lê Hồng Anh, một chuyến đi tiếp tục củng cố vị thế, lợi ích của Đảng và có thể có nhiều nguy cơ xâm hại đến lợi ích Quốc Gia.
Lan Anh

No comments:

Post a Comment