Thursday, March 7, 2024

Nguyễn Phú Trọng thà lết chứ không rời ghế

Bình Luận
Quyền lực tuyệt đối đem lại sự tha hóa tuyệt đối. Câu này hoàn toàn phù hợp với TBT Nguyễn Phú Trọng. Mặc dầu lớn tuổi, bệnh hoạn, gần đất xa trời, Nguyễn Phú Trọng vẫn bám víu bả danh vọng gắn liền với chiếc ghế TBT đầy quyền lực.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận đăng trên báo Đất Việt (nhưng dẫn nguồn Người Việt) với tựa đề: “Nguyễn Phú Trọng thà lết chứ không rời ghế sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Đăng trên báo Đất Việt

(Theo Người Việt)

Việc ông Nguyễn Phú Trọng đã cao tuổi, trí tuệ giảm sút, và đã hết giá trị sử dụng đối với Bắc Kinh cũng là những thuận lợi cho ông Tô Lâm để vươn tới chiếc ghế tổng bí thư không chỉ ở đại hội đảng khóa 14 tới đây, mà có thể ngay cả tại thời điểm hiện nay.

Trong bài bình luận của The Economist “Cởi trói cho con cọp” hôm 23 Tháng Giêng, tác giả đưa ra nhận định “Việt Nam cầnmột nhà lãnh đạo mới.” Theo đó, có rất ít quốc gia sở hữu nhiều lợi thế như Việt Nam hiện nay để trở nên giàu có, và ông Trọng có thể đang là vật cản.

Theo bài báo, sẽ rất thú vị nếu ông Nguyễn Phú Trọng công bố được tên người sẽ kế nhiệm cho ông vào năm 2026 tới đây.

Nhiều bằng chứng cho thấy trong thời gian cầm quyền, ông Trọng là điển hình của kẻ tham lam quyền lực một cách quá mức, không chỉ là việc ông sẵn sàng ngồi xổm lên điều lệ của đảng mà còn ngồi liên tiếp 3 nhiệm kỳ.

Trong cương vị tổng bí thư, ông Trọng luôn tìm mọi cách để triệt hạ những đồng chí trong đảng có ý đồ vươn lên chức này, ví dụ như ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Đinh Thế Huynh trước đây, và mới nhất là ông Nguyễn Xuân Phúc, những người mà ông gọi họ là những kẻ tham vọng quyền lực và bức hại họ.

Vì sao ông Trọng đã bước sang tuổi 80 với thể trạng sức khỏe rõ ràng là không tốt, nhưng vẫn chưa chịu công bố người kế nhiệm?

Ông từng tuyên bố một trong những mong muốn khi lựa chọn nhân vật kế nhiệm người đó phải là người thừa kế và tiếp tục công cuộc “đốt lò.” Ông cũng muốn đó là một nhân vật có cùng động cơ giống như ông hiện nay. Và bí ẩn nằm ở chỗ người kế nhiệm ông phải cùng có chung động cơ và động cơ đó là gì?

Đây chính là nút thắt đồng thời là chìa khóa để giải thích lý do vì sao ông Trọng không muốn công bố chính thức nhân vật kế nhiệm để rời chiếc ghế tổng bí thư?

Theo giới phân tích, ít ai biết lý do việc ông Trọng không chịu rời bỏ quyền lực là điều không hề dễ dàng.

Những lý do mà ông đưa ra chỉ là bề nổi, còn phần chìm của tảng băng là vấn đề, người kế nhiệm chiếc ghế tổng bí thư có đủ năng lực bảo đảm an toàn cho ông về tài sản, tính mệnh và an nguy sau khi trút bỏ quyền lực hay không?

Giới thạo tin khẳng định hơn 10 năm trên cương vị tổng bí thư, ông Trọng đã gây lắm thù và chuốc nhiều ân oán với các lãnh đạo cấp cao trong đảng. Hơn ai hết, ông hiểu rất rõ luật nhân quả “Cá ăn kiến rồi có ngày kiến ăn cá.”

Vấn đề nhân sự thay thế ông Trọng, giới phân tích cho rằng, chỉ có ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An, là người có kinh nghiệm, đủ quyền uy là nhân vật phù hợp nhất để kế nhiệm. Còn ông Võ Văn Thưởng được đánh giá là quá trẻ, thiếu kinh nghiệm. Trong khi đó, 2 nhân vật Vương Đình Huệ và Phạm Minh Chính thì chưa có điều kiện “đủ” như ông Tô Lâm, đó là họ không có sức mạnh của nòng súng.

Ông Tô Lâm được đánh giá là một nhân vật có tham vọng trở thành tổng bí thư từ rất lâu. Nếu so với các lãnh đạo chủ chốt của đảng hiện nay, ông Tô Lâm là nhân vật duy nhất có quyền uy tuyệt đối trong đảng, có khả năng lấn lướt được cả ông Trọng.

Đây là vấn đề khiến ông Trọng hết sức lo lắng, vì ông Tô Lâm vốn là thư ký riêng của Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Tô Lâm là người trực tiếp giải cứu cho con trai Tướng Hưởng – Thiếu Tướng Nguyễn Duy Linh – người nhận hối lộ nhiều triệu đô la từ Vũ Nhôm, tức Phan Văn Anh Vũ.

Trong thời gian gần đây, ông Tô Lâm không giấu giếm tham vọng nắm quyền lực thống trị bàn cờ chính trường Việt Nam để trở thành “ông vua” trong đảng.

Trong một bài viết liên quan đến vấn đề nhân sự kế nhiệm chiếc ghế tổng bí thư của ông Trọng, tác giả Lê Văn Đoành tiết lộ: “Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An, đang vận động để tranh ghế tổng bí thư, nếu như ông Nguyễn Phú Trọng trút hơi thở cuối cùng.”

Việc ông Nguyễn Phú Trọng đã cao tuổi, trí tuệ giảm sút, và đã hết giá trị sử dụng đối với Bắc Kinh cũng là những thuận lợi cho ông Tô Lâm để vươn tới chiếc ghế tổng bí thư không chỉ ở đại hội đảng khóa 14 tới đây, mà có thể ngay cả tại thời điểm hiện nay.

Vấn đề nhân sự kế thừa ông Trọng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức còn bởi nhiều lý do khác nhau.

Cứ nhìn cách đối xử của ông Trọng với ông Đinh La Thăng, một ủy viên Bộ Chính Trị, trước đây, cũng như cựu Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc mới đây. Thậm chí cả đương kim Thủ Tướng Phạm Minh Chính, một người đi lên từ hệ thống đảng do ông Trọng trực tiếp quản lý, cũng bị vùi lên, dập xuống không thương tiếc.

Ngoài ra, trong công tác tổ chức nhân sự của ông Trọng trong 2 kỳ đại hội đảng gần đây, dù số lượng nhân sự được tuyển chọn “kỹ lưỡng, khoa học đúng quy trình,” nhưng đã lũ lượt dắt tay nhau vào tù lớn về số lượng lẫn quy mô chức vụ.

Rất nhiều nhân sự cấp cao khóa trước đó đã dính chàm, nhưng không hiểu vì sao vẫn được ông Trọng “quy hoạch” và bổ nhiệm vào các chức vụ cao cấp ở nhiệm kỳ sau? Vì thế, khả năng bị “hồi tố” trong tương lai là không hề nhỏ.

Theo giới thạo tin, ông Trọng trong lúc này đang nỗ lực xây dựng một nhóm lãnh đạo của Bộ Chính Trị với tham vọng có trên 2/3 ủy viên, kể cả toàn bộ tứ trụ, trong đại hội tới đây là người ông có thể điều khiển được sau khi ông nghỉ hưu./.

No comments:

Post a Comment