Thursday, August 29, 2019

Tổ Quốc Việt Nam Gồm Cả Biển Đảo

Thi Ca Yêu Nước

Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa cũng chính là một phần thân thể của Mẹ Việt Nam, là thịt máu của cha ông để lại, hiện đang bị kẻ thù Phương Bắc xâm chiếm, niềm uất hận ấy được thể hiện qua nhạc phẩm “Đừng im tiếng mà phải lên tiếng” của nhạc sĩ Anh Bằng và bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến, trong TCYN  lần này…

Sự tinh tế bén nhậy của người nghệ sĩ đã như tiếng chuông báo hiệu những biến cố trong tương lai như một lời tiền tri, chẳng thế mà trong dân gian người ta hay tìm hiểu vận số mình qua câu thơ trong Truyển Kiều của Nguyện Du, hoặc tiên đoán thời cuộc qua các câu thơ do Trạng Trình Nguyễn Bỉn Khiêm để lại, thường gọi là Sấm Trạng Trình.

Với sự bén nhậy của người nghệ sĩ khi phải chứng kiến cảnh đất nước quê hương lâm nguy, khi kẻ thù Phương Bắc ngang nhiên xấm lấn biển đảo nước nhà, khiến người dân phải xuống đường chống kẻ xâm lược, thì nhà cầm quyền lại đàn áp, bịt miệng người dân, khiến nhạc sĩ Anh Bẳng đã phải thét lên:
Trường Sa là máu của ta.
Hoàng Sa là thịt của ta.
Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại.
Quân bành trướng đừng mong xâm lấn.
Để giữ gìn máu thịt của cha ông, không thể nào ngồi yên nhìn kẻ cướp tung hoành như chỗ không người, mà phải bảo cho chúng biết rằng Việt Nam dòng giống anh hùng, sẽ ra tay bảo vệ giang sơn:
Kia, còn bao mồ chôn quân Tống.
Hỏi quân thù?
Hỏi quân thù còn nhớ hay không?.
VIỆT NAM nòi giống Lạc Long.
Cùng nhau thề nguyền ĐỒNG TÂM .
Quyết đứng lên dựng xây Tổ Quốc thân yêu TRƯỜNG TỒN 
Chẳng những đánh cho tan quân giặc mà còn phải cảnh báo cho cả thế giới biết dã tâm của kẻ thù tham lam, nham hiểm và tàn ác, vì vậy:
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù vào cướp QUÊ HƯƠNG.
Đoàn kết lại!. Tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu VIỆT đã đổ chan hòa trên biển nước ta.
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!!!.
Cùng cảm thức biển đảo cũng là tổ quốc Việt Nam, Nguyễn Việt Chiến đã nhắc lại truyền thuyết Rồng Tiên, 50 con theo cha xuống biển 50 con theo mẹ lên rừng, để cùng nhau tạo ra một giải giang sơn gấm vóc:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Giải giang sơn gấm vóc ấy là miếng mồi ngon mà kẻ thù Phương Bắc luôn thèm muốn, nên tìm đủ mọi cách để chiếm đoạt cho bằng được, vì vậy mà:
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Đứng trước những cuộc tấn công liên tiếp của kẻ thù như những đợt sóng nối tiếp nhau, từ việc cấm ngư dân đánh cá đến việc ngăn chận khai thác tài nguyên, hỏi rằng con cháu Lạc Hồng có thấy đau nhói trong lòng chăng?
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Mẹ Âu Cơ lo lắng cho vận nước nổi trôi, còn các con của mẹ có nhớ lời dặn của cha là phải bào vệ giang sơn này, hay phản bội lời dậy đem bán cho kè thù để giết hại anh em minh?:
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Trở ngược dòng lịch sử, qua bao nhiêu thế hệ đã ghi lại những chiến công hiển hách chống ngoại xâm, khiến dòng máu của cha anh đã hòa tan trong biển mặn và thấm đậm trên quê hương, còn ghi lại nơi những địa danh lừng lẫy.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Cho dù lịch sử đã ghi rõ Hoàng Sa Trường Sa có sắc chỉ từ hàng mấy trăn năm của vương triều Việt Nam, nhưng vì  giải giang sơn quá xinh đẹp, quá hấp dẫn, khiến kẻ tham Phương Bắc nhất quyết không buông tha, mặc dầu chúng đã ta bị đánh cho tơi tả.
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thủa trước *
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Đã có bao nhiêu người hy sinh cho tổ quốc như các chiến sĩ ở Hoàng Sa hay ở Gạc Ma, và sẽ còn bao nhiêu chàng trai khác phải tiếp nối ra đi để bảo vệ giang sơn biển đảo của chúng ta, để cho con thuyền Việt Nam vẫn hiên ngang rẽ sóng ra khơi, thig an với thế giới, mà không một sức mạnh nào ngăn cản được chúng ta.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
MN, HS BC va Khôi Anh xin hẹn gặp lại quí thính giả trong TCYN lần tới.

No comments:

Post a Comment