Wednesday, August 14, 2019

HẬU QUẢ TỪ TẦM NHẬN THỨC Ở THƯỢNG TẦNG CHÍNH TRỊ ĐCS

Bình Luận

Sau nhiều thập niên “rèn luyện theo gương Bác Hồ” đảng CSVN đã tạo ra một tầng lớp cán bộ lãnh đạo dư bằng cấp nhưng thiếu trí tuệ. Hậu quả là năng lực sản xuất của toàn dân suy giảm thê thảm so với tiêu chuẩn quốc tế.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đỗ Ngà với tựa đề: “HẬU QUẢ TỪ TẦM NHẬN THỨC Ở THƯỢNG TẦNG CHÍNH TRỊ ĐCS” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Hôm ngày 07/08/2019 báo Vnexpress có đăng bài “Năng suất lao động Việt Nam năm 2018 vẫn thua xa Thái Lan”, trong bài này cho biết năng suất lao động của người Việt năm 2018 chỉ bằng 37% năng suất của người Thái. Nếu so với năng suất người Singapore thì vô cùng thảm hại, chỉ bằng 7.3% của họ thôi.

Như tôi biết, trong nhiều ngành lao động ở Việt Nam, công nhân không được công đoàn bảo vệ. Vì sao? Vì đơn giản là ở Việt Nam, công đoàn đích thực của công nhân không có, còn công đoàn quốc doanh thì nhiệm vụ của họ là không phải là bảo vệ công nhân, mà nhiệm vụ chính của họ là phục vụ mục đích chính trị cho đảng. Đây là một loại công đoàn trá hình, họ được đảng lập nên để giám sát công nhân bằng cách thông đồng với giới chủ doanh nghiệp làm sao loại để bỏ những cuộc tụ tập đòi yêu sách của công nhân. Công đoàn trá hình làm như thế nhằm vào 2 mục đích: Mục đích thứ nhất là giúp chủ doanh nghiệp có lợi vì không phải đáp lại yêu sách chính đáng của người lao động; Và mục đích thứ 2 là để dập tắt mầm móng biểu tình từ trong trứng nước. Cho nên người công nhân Việt Nam vẫn luôn bị đì ở mức lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ. Mà mức lương thấp và điều kiện làm việc kém thì không khuyến khích được họ bỏ ra chất xám cho sản phẩm lao động. Đấy là cái giá phải trả cho nền kinh tế đất nước.
Rõ ràng chúng ta thấy, Việt Nam dùng công đoàn trá hình đì công nhân ở mức cực khổ thì tại Thụy Điển -nước đứng thứ 10 thế giới về năng xuất lao động, người ta có công đoàn đúng nghĩa cho công nhân, họ có luật pháp bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Và thậm chí luật của họ còn quy định người dân chỉ lao động 6 giờ mỗi ngày, ngoài giờ làm việc thì quyền quyết định có tăng ca hay không hoàn toàn là quyền của người lao động. Như vậy, có thể nói, sự loại bỏ vai trò công đoàn độc lập đã tạo nên xã hội Việt Nam một sức ì, và chắc chắn chất lượng lao động sẽ không bao giờ theo kịp được các nước trong khu vực chứ đừng nói chi trên thế giới.
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải được quy ra tiền cho một giờ làm việc. Ai cũng biết, lao động đơn thuần bằng cơ bắp thì bao giờ giá trị tạo ra cũng thấp hơn lao động bằng chất xám. Chính vì thế, khi người ta mua một sản phẩm nào đấy mà có hàm lượng chất xám cao thì tất lao động trong doanh nghiệp ấy cũng hưởng mức lương tốt. Chính vì thế, trên thế giới người ta xếp quốc gia nào có năng suất lao động cao thì nơi ấy người ta lao động dùng chất xám nhiều hơn.
Nói về lao động có sử dụng chất xám, không có nghĩa là anh nào có bằng cấp cao thì làm việc bằng chất xám, và người nào có bằng cấp thấp hơn lại không có chất xám. Lấy ví dụ, anh kỹ sư xây dựng ở Việt Nam, khi làm việc, anh này chỉ biết đòi hối lộ hoặc đưa hối lộ cho xong việc, sự vô trách nhiệm ấy đã tạo ra một sản phẩm vô cùng kém chất lượng cho xã hội, thì rõ ràng anh này không dùng chất xám trong lao động. Ngược lại, một anh thợ hàn bậc 7/7 dùng kinh nghiệm, kiến thức và trách nhiệm của mình để hàn vỏ tàu cứng bền. Tuy anh lao động nặng nhọc nhưng giá trị anh ta mang lại rất cao, thì rõ ràng anh công nhân này đã tích tụ chất xám của mình vào trong sản phẩm ấy rồi. Nhớ, chất xám được đo bằng thành quả chứ không phải đo bằng những thứ bằng cấp con người có được. Và trách nhiệm cao của người lao động cũng là một thành phần trong chất xám bên cạnh chuyên môn cao và tay nghề giỏi.
Ngày 19/01/2014 trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài “Đừng để lạm phát tiến sĩ trong bộ máy”, trong bài báo này có nói đến chủ trương “tiến sĩ hóa” cán bộ cấp trung và cấp cao trong hệ thống công quyền của chính quyền, và rất nhiều người trong bộ máy công quyền cho rằng cán bộ phải có bằng tiến sĩ mới “đột phá tư duy”. Rồi ngày 07/08/2018 trên báo Nhân Dân có bài “Trao đổi kinh nghiệm về xây dựng bộ máy công quyền ưu tú”, trang này cho biết “Sáng 6-8 2108, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức buổi thuyết trình trực tuyến tới 73 điểm cầu tại các địa phương trong cả nước, với chủ đề “Xây dựng bộ máy công quyền ưu tú”. Thành phần tham gia các điểm cầu là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các quận, huyện; tỉnh, thành phố và các đảng ủy trực thuộc Trung ương”. Không biết họ hoạch định chiến lược gì, nhưng kết quả thì bộ máy chính quyền này có rất nhiều tiến sĩ nhưng hiệu quả trong quản lý đất nước thì vẫn rất kém cỏi.
Võ biền là một từ ám chỉ những kẻ hữu dũng vô mưu, hay nói rõ hơn là ám chỉ những kẻ giỏi dùng bạo lực mà không biết dùng chất xám. Chính quyền CS được xây dựng từ bạo lực cách mạng, và khi giành thắng lợi họ dùng những anh có công để cai trị đất nước thay vì quản trị như những quốc gia tiến bộ, những anh đó toàn là loại võ biền. Và các thế hệ sau đó, là họ dùng chính sách lý lịch để loại bỏ người tài giỏi thực sự ra khỏi bộ máy nhà nước, và hậu quả là nhà nước CS hôm nay vẫn không có chất xám trong quản trị đất nước mà chủ yếu là dùng bạo lực để loại bỏ tiếng nói chỉ trích sai trái của chính quyền nhằm bảo vệ cái sai cái và cái độc tài của họ. Như vậy rõ ràng là với bộ máy nhà nước này, CS đã duy trì chất võ biền từ ngày thành lập chính quyền cho đến hôm nay, và với tư tưởng bảo thủ như hiện nay, ĐCS không có dấu hiệu chuyển hướng thoát khỏi chất võ biền đang nhiễm rất nặng trong bộ máy.
Từ một bộ máy nhà nước toàn là thành phần võ biền thì tất nhiên bên trong đất nước đó chất xám không thể phát triển, và chất xám không phát triển thì tất cả đều bị ì. Và đó là lý do tại sao, năng suất lao động của người Việt rất thấp mặc dù là trường đại học mọc như nấm, tiến sĩ nhiều như rươi nhưng chất xám thì vẫn thiếu trầm trọng. Vì sao thế? Bởi vì đơn giản là chất xám nó không nằm ở bằng cấp mà nó nằm ở thành quả. Điều đơn giản vậy mà ĐCS không nhận ra thì sao họ gánh nổi trách nhiệm hóa rồng cho đất nước? Đừng có mơ!
Đỗ Ngà

No comments:

Post a Comment